14/Th12/2022

SKĐS – Sáng 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về “Thực trạng, thách thức và giải pháp tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam”.

Số bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc lá chiếm 96,8%

Tại Hội thảo, đông đảo đại biểu đã lắng nghe các tham luận, bài phát biểu của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Lãnh đạo trường ĐH Thương mại và Tổ chức HealthBridge Việt Nam.

Trình bày tham luận “Thực trạng sử dụng thuốc lá, tác hại của thuốc lá và mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá tại Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Thu Hương (Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá – Bộ Y tế) nêu lên thực trạng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.

Vì sao Bộ Y tế đề xuất cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới?
Bà Nguyễn Thị Thu Hương (Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá – Bộ Y tế) trình bày tham luận.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: “25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong uy tín ở Việt Nam; Nghiên cứu của Bệnh viện K cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm đến 96,8%; Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao”.

Nói về gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá thông tin, số tiền mua thuốc lá trung bình lên đến 49.000 tỷ đồng; Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra chiếm khoảng 1% GDP.

Tại tham luận “Các sản phẩm thuốc lá mới: tác hại, nguy cơ gia tăng sử dụng trong giới trẻ” do Ths. Bs. Nguyễn Tuấn Lâm (Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cho biết, hiện nay các nhóm sản phẩm thuốc lá mới.

Trong đó, thuốc lá điện tử có nicotine, hoạt động theo cơ chế nung nóng một loại dịch chứa nicotine (e-liquid) tạo ra khí aerosol người sử dụng sẽ hít vào. Trong dung dịch thuốc lá điện tử thường có các chất tạo mùi và được pha trong chất Propylene Glycol và/hoặc Glycerin (đóng vai trò dung môi cho nicotine). Ngoài thuốc lá điện tử còn có các hình thức khác như xì gà điện tử (e-cigar), shisha điện tử (e-shishas).

Vì sao Bộ Y tế đề xuất cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới?
Ths. Bs. Nguyễn Tuấn Lâm (Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam).

Thuốc lá điện tử không chứa nicotine có cơ chế hoạt động tương tự loại thuốc lá trên nhưng không chứa nicotine; Thuốc lá nung nóng hoạt động theo cơ chế nung sợi thuốc lá tới nhiệt độ chỉ có định bằng thiết bị làm nóng sử dụng pin. Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ cháy ở đầu điếu thuốc lá (khoảng 600 °C). Bên cạnh đó có nhómsản phẩm hỗn hợp (hybrid): có cả sợi thuốc lá và dung dịch nicotine.

Tại tham luận, ông Nguyễn Tuấn Lâm cũng làm rõ việc thuốc lá nung nóng cũng chứa nhiều chất độc giống như khói thuốc lá. Trong đó, ông Lâm cho rằng, dù các sản phẩm thuốc nung được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá. Dù các hóa chất này ở nồng độ thấp hơn, nhưng chúng không làm giảm nguy cơ.

Không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe

Trình bày tham luận “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và đề xuất kiến nghị”, do Ths. Trần Thị Trang (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay… 

Các sản phẩm đang được quảng cáo khá phổ biến trên mạng xã hội được sử dụng phổ biến bởi giới trẻ như Facebook, Instagram, Tiktok. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới trên Internet, các trang mạng xã hội.

Bà Trần Thị Trang cũng thông tin, hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa có quy định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Vì sao Bộ Y tế đề xuất cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới?
Ths. Trần Thị Trang (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế).

Trong khi đó, hiện Việt Nam mới có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu do Bộ Y tế ban hành. Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Chưa có thông tin về thành phần, các chất có trong thuốc lá mới (trên 18.000 chất và hương liệu), chưa đủ thông tin để xác định thành phần các chất cần kiểm soát trong quy chuẩn kỹ thuật… Đặc biệt, Luật, Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn in cảnh báo sức khỏe đối với bao thuốc lá điếu, không điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế là chỉ có quán quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân trên các lợi ích kinh tế, dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của Việt Nam: không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.

Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì: Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe; Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái; gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh thiếu niên nên Nhà nước cần phải bảo vệ giới trẻ; Phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và điều kiện Việt Nam: WHO khuyến cáo các quốc gia thành viên ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá nung nóng; Cho phép thí điểm thuốc lá nung nóng dẫn đến khó có thể kiểm soát được các sản phẩm tương tự…

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-bo-y-te-de-xuat-cam-toan-bo-cac-san-pham-thuoc-la-moi-169221123112340413.htm


08/Th12/2022

SKĐS – Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 314.271 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 115 trường hợp tử vong. Chuyên gia báo cáo tái nhiễm có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn…

Đã ghi nhận 115 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 314.271 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 115 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (64.172/24) số mắc tăng 4,9 lần, số tử vong tăng 91 trường hợp.

Hiện nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 12.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, số mắc tương đương năm 2019, cao vượt ngưỡng nguy cơ dịch so với số mắc trung bình trong 3 năm từ 2019-2021 nhưng vẫn thấp hơn số mắc năm 2017 (là năm có dịch sốt xuất huyết bùng phát).

Đang là thời gian cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, dự báo dịch có thể tiếp tục gia tăng trong cuối tháng 11 và sẽ giảm vào tháng 12.

Đã có hơn 314.000 ca mắc sốt xuất huyết, cảnh báo tái nhiễm có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn

Chăm sóc, điều trị bệnh nhi sơ sinh sốt xuất huyết tại BVĐK Đức Giang.

Mới đây, tại BVĐK Đức Giang đã tiếp nhận điều trị 3 trường hợp trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết, trong đó có trường hợp nhỏ chỉ có mới 5 ngày tuổi, 2 trường hợp còn lại 7 ngày tuổi và 16 ngày tuổi. 

Từ 3 trường hợp trẻ sơ sinh nêu trên, BS Vũ Thị Thu Nga Trưởng khoa Sơ sinh (BVĐK Đức Giang) khuyến cáo, các gia đình đang trong vùng dịch sốt xuất huyết lưu hành nên cảnh giác phòng bệnh cho các bé, chỉ có là phòng tránh muỗi đốt, kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như diệt loăng quăng, muỗi trưởng thành, loại bỏ ổ chứa nước đọng trong và quanh khu vực sinh sống.

Cụ thể, cho bé sơ sinh quấn khăn, tã kín tay chân và cho nằm màn kể cả ban ngày, bật điều hòa ở mức 28 độ để phòng muỗi đốt. Ngoài ra, nhà cửa phải vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, loại bỏ những vật dụng chứa nước… Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, bú kém, nên đưa trẻ đến bệnh viện để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời các biến chứng nếu có.

Theo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 17 ngày đầu tháng 11/2022, toàn tỉnh ghi nhận 162 ca mắc sốt xuất huyết, trung bình ghi nhận 9-10 ca /ngày. Như vậy, tính đến hết ngày 17/11, tỉnh ghi nhận 1.270 ca sốt xuất huyết. Ca bệnh tập trung chủ yếu tại TP Huế, huyện Phú Lộc và huyện Phong Điền. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 9 lần.

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đang gia tăng mạnh do vào các tháng cao điểm của dịch bệnh.

Nguyên nhân do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển.

Nhiễm virus dengue thứ phát có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP. HCM cho biết, sốt xuất huyết dengue do 4 tuýp huyết thanh của virus dengue gây ra. Nhiễm virus dengue thứ phát có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn.

“Nói một cách khác, những lần nhiễm virus về sau sẽ khiến người bệnh có thể diễn biến nặng hơn so với lần nhiễm trước đó. Tuy nhiên, việc sốt xuất huyết có diễn biến nặng hơn hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị có kịp thời và đúng phác đồ hay không” – ông Trung nhấn mạnh.

Ngành y tế khuyến cáo trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục; bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt nhưng li bì hoặc bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không tiểu trên 6 giờ…

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
  3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
  4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/da-co-hon-314000-ca-mac-sot-xuat-huyet-canh-bao-tai-nhiem-co-the-lam-benh-nghiem-trong-hon-169221123102451382.htm


01/Th12/2022

Đối với bệnh Sốt xuất huyết, đa phần các trường hợp mắc bệnh có diễn tiến nhẹ và tự khỏi bệnh trong vòng 7-10 ngày. Do đó hầu hết các trường hợp sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sẽ được điều trị, theo dõi, chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo một số nỗi lo lắng trong vấn đề chăm sóc người bệnh Sốt xuất huyết tại nhà, như nên dùng thuốc như thế nào, cần ăn uống ra sao để mau chóng hồi phục, …

Để được giải đáp thông tin về vấn đề này, hãy đón xem tọa đàm trực tuyến “Sốt xuất huyết – Hết sốt chớ vội chủ quan” sắp được phát sóng trên kênh Fanpage và Youtube Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố lúc 10 giờ hôm nay, ngày 05/11/2022.

Chương trình với sự tham gia của BS. CKII. Nguyễn Thanh Trường – Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú và BS. Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi Đồng 1, hứa hẹn sẽ đem đến cho quý khán giả nhiều thông tin hữu ích. Hãy đón xem chương trình và chia sẻ thông tin để nhiều người cùng biết!

Nguồn:https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/sot-xuat-huyet/sot-xuat-huyet–cham-soc-nhu-the-nao-de-nhanh-chong-hoi-phuc-bea2a2adafd9113805485e7a52b88c47.html


25/Th11/2022

Thực hiện công văn số 4341/UBND-VX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/11/2022, ngành y tế TP.HCM đã thực hiện đẩy mạnh truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong 02 tuần cuối tháng 11/2022.

Các cơ sở y tế đã triển khai các hoạt động truyền thông về tiêm vắc xin COVID-19 dưới nhiều hình thức như: đăng tải bài viết, video clip trên website, fanpage đơn vị, thực hiện phát thanh, treo băng rôn, thông báo đến hộ gia đình thông qua tổ trưởng… Nội dung truyền thông tập trung về vận động người dân chỉ có là người thuộc nhóm nguy cơ, trẻ em trên 5 tuổi đi tiêm vắc xin đúng lịch. Bộ tài liệu truyền thông đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thiết kế và đăng tải trên website hcdc.vn.

Hưởng ứng chiến dịch truyền thông, 22 Trung tâm Y tế Quận Huyện, TP. Thủ Đức thực hiện truyền thông lưu động thông qua các xe loa có trang trí thông điệp và phát thanh thông điệp về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Sáng ngày 22/11, Trung tâm Y tế quận 3 và trung tâm Y tế quận Tân Bình là hai đơn vị đã triển khai xe loa sớm chỉ có. Các chuyến xe này sẽ di chuyển khắp các tuyến đường, nơi tập trung đông người, liên tục phát loa các thông điệp về lợi ích tiêm chủng.

Ngoài ra, ngành y tế còn kết hợp với ngành giáo dục tăng cường truyền thông đồng thuận đến các phụ huynh để đưa con em đi tiêm đúng lịch và đủ mũi.

Đây là đợt Thành phố tổ chức tăng cường tiêm vắc xin COVID-19, trong đó những người thuộc nhóm nguy cơ cần đến các điểm tiêm để được tiêm nhắc đúng lịch nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nặng, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên cần tiêm đủ liều theo quy định. Phụ huynh đăng ký cho trẻ tiêm tại trường học và địa phương nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ.

Nguồn:https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tin-tuc-moi-nhat/tphcm-tang-cuong-truyen-thong-ve-tiem-vac-xin-phong-covid19-hai-tuan-cuoi-thang-11-b7c1512f27ff49b17351365061bf3337.html


30/Th8/2022

Những thiết bị, vật tư y tế – khoa học được cung cấp bởi TSI Hà Nội với chất lượng đảm bảo cùng đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, chuyên môn giỏi

Được biết công ty Cổ phần TSI Hà Nội được thành lập với sứ mệnh phục vụ ngành y tế và khoa học kỹ thuật. Với vai trò đại diện phân phối của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, TSI Hà Nội ngày càng cung cấp các giải pháp thiết bị hiện đại cho ngành Y tế, khoa học Việt Nam.

Đại diện công ty cho biết, hiện nay TSI Hà Nội cung cấp nhiều sản phẩm y tế, khoa học nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, bao gồm các sản phẩm tiêu biểu:

Thiết bị dùng trong ngân hàng máu

TSI Hà Nội cung cấp các giải pháp ngân hàng máu tiên tiến, tiện lợi tới khách hàng. Các sản phẩm được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới về thiết bị y tế và thiết bị khoa học như: máy ly tâm, tủ bảo quản, máy rã đông huyết tương…

Những sản phẩm nổi bật phục vụ ngành khoa học, y tế
Máy ly tâm để sàn công suất lớn Sigma 8KS

Máy ly tâm túi máu Sigma 8KS xuất xứ Đức với công suất lên tới 12 túi 1.000 ml. Sigma 8KS cho phép xử lý khối lượng máu lớn với hệ thống ổ đĩa cho phép giảm tốc nhanh chóng cùng 60 chương trình có thể cài đặt. Sigma 8KS là sự lựa chọn tối ưu cho các bệnh viện huyết học, ngân hàng máu trung ương.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cung cấp các thiết bị như: Tủ mát bảo quản máu, tủ ấm lắc tiểu cầu, máy rã đông huyết tương (hãng KW Apparecchi Scientifici – Ý); Máy ép túi máu tự động, máy hàn dây túi máu (hãng Delcon – Ý): kìm vuốt dây túi máu (Sarstedt – Đức).

Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh và sinh học phân tử

Các thiết bị bao gồm: tủ lạnh âm sâu, máy đổ đĩa thạch tự động, tủ ấm CO2, máy chia mẫu tự động, tủ sấy, máy tiệt trùng que cấy, máy vortex, máy lắc vi sinh… Các thiết bị được đảm bảo chất lượng, nhập khẩu chính hãng và độc quyền phân phối bởi TSI Hà Nội.

Tủ lạnh âm sâu hãng KW Apparecchi được phân phối bởi TSI Hà Nội đã mang lại giải pháp bảo quản vaccine kịp thời, nhanh chóng, tiện lợi trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua. Với công nghệ sản xuất từ Ý, sử dụng chất bảo quản lạnh không chứa CFC, HCFC- chống gây ô nhiễm môi trường, đầy đủ các model và dải nhiệt độ bảo quản lạnh khác nhau, tủ âm sâu KW đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo quản vaccine trong nước.

Những sản phẩm nổi bật phục vụ ngành khoa học, y tế
Máy ly tâm để sàn công suất lớn Sigma 8KS

Thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học.

Đại diện công ty cho biết: một trong những thành tựu nổi bật của TSI Hà Nội là đã phục vụ được cho rất nhiều các nhà máy về sản xuất chế phẩm sinh học probiotic, sản xuất dược phẩm, tảo, thức ăn chăn nuôi trong cả nước

Các thiết bị nổi bật như:

– Máy ly tâm liên tục hãng Alfa Laval với xuất xứ từ Thuỵ Điển mang những ưu điểm vượt trội: Hồ sơ đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.

+ Công suất ly tâm lớn,

+ Độ thu hồi cao hơn hẳn so với lọc tiếp tuyến,

+ Chi phí hằng năm thấp,

+ Điều khiển tự động hoàn toàn, giảm thiểu chi phí nhân công.

Những sản phẩm nổi bật phục vụ ngành khoa học, y tế
Máy ly tâm liên tục Alfa Laval Clara 20

– Thiết bị lên men: TSI Hà Nội cung các thiết bị lên men vi sinh với đầy đủ các dải thể tích từ quy mô phòng thí nghiệm đến quy mô Pilot, quy mô nhà máy sản xuất công suất lớn. Các thiết bị lên men thuộc hãng Marubishi và Fermentec với tính năng tương thích riêng. TSI Hà Nội còn cung cấp các giải pháp thiết thế dây chuyền lên men, thi công trọn gói công trình và chuyển giao công nghệ lên men tới khách hàng.

Ngoài ra, TSI Hà Nội còn cung cấp Vật tư tiêu hao y tế, xét nghiệm, phòng IVF, vật tư sinh học phân tử, các vật tư, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm COVID-19 với chính sách chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo, phục vụ tận tâm.

Sản phẩm mà TSI Hà Nội cung cấp đã đóng góp một phần vào sự tiến bộ và đổi với của ngành Y tế và khoa học trong cả nước.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nhung-san-pham-noi-bat-phuc-vu-nganh-khoa-hoc-y-te-169220719100659197.htm


20/Th8/2022

SKĐS – Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong ngày 18/7, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em đã điều trị tới 45 trẻ mắc cúm A. Giường bệnh tại đây luôn chật kín. Bệnh nhi nhỏ tuổi chỉ có chưa đầy 1,5 tháng tuổi.

Tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phía Bắc, số lượng bệnh nhân cúm A đang tăng bất thường.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ nửa tháng nay, khi số lượng bệnh nhân gia tăng, các giường bệnh tại đây luôn chật kín, có lúc phải kê tạm thêm giường bệnh trong lúc chưa bố trí kịp. 

Bệnh nhi nhỏ tuổi chỉ có đang điều trị tại đây là bé H.T.M mới qua đầy tháng được 11 ngày. Em bé quê Sơn La được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, bỏ bú, viêm phổi.  

Mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 15-25 bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng nặng như sốt cao trên 39 độ C không hạ, suy hô hấp, viêm phổi, cúm, sốt cao co giật, suy chức năng cơ quan, tổn thương thần kinh… 

Ngoài lượng bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú, các bệnh nhân cúm A mức độ nhẹ đến khám được bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú. Phần lớn trẻ mắc cúm A đến khám Bệnh viện Nhi Trung ương dưới 5 tuổi, ở Hà Nội và 1 số tỉnh thành xung quanh.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội), lượng bệnh nhân tới khám và điều trị đều tăng bất thường.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trung bình mỗi ngày Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp tiếp nhận 30-40 trường hợp nhiễm cúm A đến khám. Các trường hợp phải nhập viện chủ yếu là người cao tuổi, người có bệnh lí nền, phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, bệnh viện ghi nhận chùm ca bệnh gần 20 trường hợp có triệu chứng cúm, đều là công nhân tại một khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội). 

Tại khoa Nhi của viện này, trong hàng trăm trường hợp đến thăm khám mỗi ngày, có đến 1/4 – 1/5 số bệnh nhân bị cúm A.

Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội), tới sáng 19/7 có khoảng 30 bệnh nhân cúm A đang điều trị, chiếm đa số trong các bệnh nhân đang điều trị tại đây. Mỗi ngày, khoa này có khoảng 15-20 bệnh nhân tới khám, khoảng 1 nửa trong số này (7 ca) có chỉ định nhập viện. 

Chỉ trong một ngày 18/7, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tới 45 trẻ mắc cúm A.

Không ít bệnh nhân cúm A diễn biến nặng, thậm chí phải đặt ECMO. Điển hình là bệnh nhi ở Nghệ An đang điều trị tại Bênh viện Nhi Trung ương. Sau 1 tuần điều trị ở Nghệ An, bé suy hô hấp nặng, tổn thương phổi, chuyển ra Hà Nội nhanh chóng được can thiệp ECMO. 

PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực nội nhi (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết bệnh nhi này bị tổn thương phổi rất nặng nề. Các bác sĩ đang duy trì các chỉ số chức năng sống trong giới hạn bình thường nhưng tổn thương phổi rất trầm trọng, phục hồi chậm.

Triệu chứng cúm A

Theo TS. BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông – xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). 

Lo ngại viêm não sau cúm A

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/lo-ngai-viem-nao-sau-cum-a-169220719093316744.htm?utm_source=dable#img-lightbox-2


10/Th8/2022

SKĐS – Tình trạng thiếu thuốc đang xảy ra tại một số tỉnh, thành phố. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các địa phương bám sát hoạt động đấu thầu để thúc đẩy việc mua sắm thuốc, khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT.

Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT cơ bản đáp ứng được yêu cầu điều trị 

Tại hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề về BHYT diễn ra sáng 8/7, ông Lê Văn Phúc- Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT của BHXH Việt Nam cho biết: Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT bao gồm 1.030 thuốc hóa dược, sinh phẩm và 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu. 

Trong đó có 136 hoạt chất/thuốc được quy định điều kiện chỉ định ưu tiên trong một số trường hợp; 25 hoạt chất được quy định tỷ lệ thanh toán (30%, 50%, 60%, 70%) và 31 hoạt chất được quy định cả điều kiện chỉ định và tỷ lệ thanh toán. Đây chủ yếu là các hoạt chất thuộc nhóm thuốc có giá thành cao, chi phí lớn hoặc thuốc thế hệ mới cần được sử dụng theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị để đảm bảo tính chi phí hiệu quản, mặt khác thuộc nhóm thuốc đã có nhiều hoạt chất khác có tác dụng tương tự được quỹ BHYT thanh toán 100%.

Cùng đó danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BYT của Bộ Y tế Ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, bao gồm 349 vị thuốc y học cổ truyền; 229 thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu với khoảng trên 1.200 chế phẩm.

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), các nước có điều kiện tương đồng như Thái Lan, Indonesia, Philipin danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của người tham gia BHYT bình quân khoảng 600 thuốc (Thái Lan: 660, Indonesia: 601). 

Theo đó, với Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại nước ta đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu điều trị, tạo điều kiện cho người tham gia BHYT được tiếp cận được các thuốc mới phù hợp với các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, giải quyết được các vướng mắc trong thanh toán thuốc BHYT.

Theo các văn bản quy định về việc phân loại dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật thì có khoảng trên 19.000 dịch vụ kỹ thuật được Bộ Y tế quy định cho phép thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay có 9.190 dịch vụ đủ điều kiện được thanh toán theo chế độ BHYT (trong có chỉ có 124 dịch vụ/nhóm dịch vụ được quy định điều kiện, tỷ lệ thanh toán).

Mở hồ sơ các gói thầu thuốc quốc gia trị giá gần 9.000 tỷ đồng; Đàm phán được giá 15 thuốc biệt dược 

Theo BHXH Việt Nam, danh mục dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT có đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật theo 28 chuyên khoa/chuyên ngành, bao gồm cả các kỹ thuật y học hiện đại và y học cổ truyền từ tuyến xã đến tuyến Trung ương.

Thúc đẩy việc mua sắm thuốc, khắc phục tình trạng thiếu thuốc

Tại buổi họp báo, thừa nhận có tình trạng thiếu thuốc, vật tư tại nhiều địa phương, cơ sở y tế ông Lê Văn Phúc cho biết một số địa phương thiếu thuốc như: Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nam, TP Cần Thơ, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Quảng Nam…

Theo ông Phúc nguyên nhân của việc này là do chậm đấu thầu cung cấp thuốc, thiết bị, vật tư. Thực tế, có những gói thầu từ năm ngoái đến nay vẫn chưa hoàn thành, thực hiện được. Trong đó, lý do dễ thấy chỉ có là do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp thời gian trước gây khó khăn cho các hoạt động.

Thiếu thuốc, người bệnh tham gia BHYT phải tự mua, có được thanh toán hoàn tiền?
Lãnh đạo BHXH Việt Nam đã có văn bản gửi các địa phương chỉ đạo bám sát hoạt động đấu thầu để thúc đẩy việc mua sắm thuốc, khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT.

“Mới đây Bộ Y tế thông báo đã mở được gói thầu tập trung hi vọng trong tháng 7 này sẽ có được kết quả để công bố với dư luận. Gói thầu của Bộ Y tế rất lớn, trị giá gần 9.000 tỉ đồng, trong đó riêng phần mua sắm thuốc là 4.000 tỉ đồng, chiếm đến 1/4 chi phí thanh toán khám chữa bệnh. Đây đều là các thuốc có nhu cầu sử dụng cao, giá trị lớn thuộc nhóm 1, nhóm 2. Đây chính là nút thắt lớn cần tháo gỡ để giải quyết việc thiếu thuốc điều trị cho người bệnh hiện nay” – ông Phúc nhận định.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam đã có văn bản gửi các địa phương chỉ đạo bám sát hoạt động đấu thầu để thúc đẩy việc mua sắm thuốc, khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT. Quan điểm của cơ quan bảo hiểm là giám định nhanh chỉ có có thể với đề xuất để các bệnh viện để có thể nhanh chóng mua sắm thuốc.

Về việc đấu thầu mua sắm thiết bị, vật tư y tế, ông Lê Văn Phúc giải thích, quy trình quy định liên quan khó hơn việc mua sắm thuốc vì không có nhiều tỉnh thành thực hiện đấu thầu tập trung nội dung này mà nhu cầu chủ yếu nằm ở các bệnh viện. Quy định về đấu thầu vật tư y tế cũng đang còn những vướng mắc, khó khăn mà Bộ Tài chính đang phải mổ xẻ, tìm hướng tháo gỡ.

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của các phóng viên về phương án hoàn tiền mua thuốc, vật tư y tế trong thời gian vừa qua, ông Lê Văn Phúc cho hay, trong quy định về thanh toán trực tiếp đối với người bệnh không có việc phải thanh toán khi người bệnh phải mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài.

Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BHYT, thông tin thêm Luật BHYT quy định, một số trường hợp đặc biệt có thể thanh toán trực tiếp, tuy nhiên cũng cần xác định đây có phải trường hợp thanh toán trực tiếp hay không.

“Chúng tôi chờ ý kiến, hướng dẫn của Bộ Y tế để triển khai thực hiện. Có 2 hình thức là cơ sở khám chữa bệnh thanh toán cho người bệnh, sau đó BHXH sẽ quyết toán cho cơ sở khám chữa bệnh và có thể thanh toán trực tiếp. Song việc thanh toán trực tiếp sẽ khó khăn. Theo quy định cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm, vừa đảm bảo mức giá, chất lượng, quyền lợi cho người tham gia BHYT.” – ông Phúc nhấn mạnh.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/thieu-thuoc-nguoi-benh-tham-gia-bhyt-phai-tu-mua-co-duoc-thanh-toan-hoan-tien-169220708143657012.htm


06/Th8/2022

Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng đã thực hiện phân loại và bố trí các túi, thùng chứa rác tại nơi phát sinh, thực hiện đúng quy định về phân loại chất thải y tế, tạo môi trường thông thoáng, vệ sinh, mỹ quan cho bệnh viện.

Căn cứ vào Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y Tế Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng đã cập nhật và phổ biến cho nhân viên y tế trong bệnh viện: “Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y Tế Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế” với những nội dung sau:

1. Chất thải lây nhiễm:

a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;

b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;

d) Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.

2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm:

a) Chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp;

b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen;

c) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.

3. Chất thải rắn thông thường:

a) Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng;

b) Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng.

4. Chất thải lỏng không nguy hại:chứa trong dụng cụ đựng chất thải lỏng có nắp đậy kín, có tên loại chất thải lưu chứa.

Công tác quản lý chất thải  y tế tại Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng

Bệnh viện đã thực hiện phân loại và bố trí các túi, thùng chứa rác tại nơi phát sinh, thực hiện đúng quy định về phân loại chất thải y tế đồng thời triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn, quy định của nhà nước về quản lý chất thải y tế.

Hằng năm, bệnh viện đều triển khai lớp tập huấn quản lý chất thải y tế cho các đối tượng: nhân viên y tế, bảo vệ, nhân viên hành chính, nhân viên vệ sinh

Công tác quản lý chất thải  y tế tại Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng
Lớp tập huấn quản lý chất thải y tế cho nhân viên trong bệnh viện

06/Th8/2022

Rác thải nhựa chính là những đồ dùng, vật dụng làm bằng nhựa bị thải ra ngoài môi trường sống sau quá trình sử dụng chúng, các chất thải này có thể phân hủy dưới ánh nắng mặt trời, thế nhưng thời gian cần thiết để chúng phân hủy lại rất lâu, phải đến hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm. Trong khi chờ các sản phẩm này phân hủy, con người sẽ phải sống cùng rác thải nhựa và đưa các chất độc hại từ nhựa thông qua chuỗi thức ăn…

Giảm thiểu chất thải nhựa trong y tế
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Do đặc thù ngành, nên chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế rất đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn. Cả nước với hơn 13.500 cơ sở y tế cùng hàng chục vạn cán bộ, nhân viên y tế thực hiện chăm sóc, điều trị cho gần 150 triệu lượt bệnh nhân nội trú và hơn 300 triệu lượt người bệnh ngoại trú mỗi năm. Hằng ngày, các cơ sở này thải ra khoảng 450 tấn rác, trong đó có 47 tấn chất thải rắn nguy hại và hơn 125.000m³ nước thải cần được xử lý đặc thù. Đó là chưa kể đến một lượng rác khổng lồ từ hơn 1.000 cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc, y tế tư nhân…

Giảm thiểu chất thải nhựa trong y tế
Rác thải nhựa trong ngành y tế (Ảnh minh hoạ)

Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc với lời kêu gọi: “Ngay từ bây giờ, chúng ta cần có những hành động thiết thực, cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa, để người dân Việt Nam hiện tại và các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta được sống trong môi trường trong lành, an toàn và bền vững”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trong cơ sở y tế. Trong đó, yêu cầu các cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch, mục tiêu, lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa từ hoạt động chuyên môn y tế; từ sinh hoạt thường ngày của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế; thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định; phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và ni lông khó phân hủy trong đơn vị. 

Chất thải nhựa trong cơ sở y tế phát sinh từ những nguồn nào?

Một là, chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế, như vật tư y tế bằng chất liệu nhựa.

Hai là, chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh doanh, cung ứng thuốc, hóa chất.

Ba là, chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động thường ngày từ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà, người sử dụng dịch vụ y tế.

Bốn là, chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động quản lý chất thải y tế và túi nilon đựng chất thải.

Một số giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa

Một là, đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm, lựa chọn các sản phẩm có tính thân thiện với môi trường, hạn chế các sản phẩm dùng một lần từ nhựa.

Hai là, trong hoạt động chuyên môn y tế, tăng cường sử dụng vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng, tái chế như sử dụng găng tay, mũ trùm đầu, bọc giày, khẩu trang bằng giấy hoặc vải, khay inox đựng dụng cụ tế, dịch truyền bằng thủy tinh. Thực hiện đúng chỉ định, hiệu quả các vật tư, dụng cụ y tế làm bằng nhựa chưa thể thay thế được. Sử dụng thuốc bằng đường uống thay bằng đường tiêm nếu có thể. Ứng dụng kỹ thuật số trong chụp CT/XQ/MRI…để hạn chế in phim.

Ba là, trong hoạt động thường ngày: Không sử dụng vật liệu bằng nhựa trong hội nghị, hội thảo, giao ban, cuộc họp, đào tạo, tập huấn… Sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, đồ dùng cung cấp suất ăn cho người bệnh, người nhà, nhân viên y tế và các vật dụng khác sử dụng cho mục đích sinh hoạt làm từ giấy, thủy tinh, tre, nứa, nilon… thân thiện với môi trường. Sử dụng túi giấy, nilon thân thiện với môi trường trong cấp phát thuốc.

Bốn là, trong hoạt động quản lý chất thải, phân loại triệt để chất thải nhựa để thu gom, tái chế và xử lý đúng quy định. Sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường

Năm là, tổ chức ký cam kết “Chống rác thải nhựa” giữa Giám đốc bệnh viện với các trưởng khoa/phòng; ký cam kết giữa trưởng khoa/phòng với toàn thể nhân viên trong bệnh viện và tổ chức thực hiện nghiêm túc, không hình thức.

Sáu là, tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, giúp hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa như: Treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích; dán thông tin tại bảng truyền thông, nói chuyện sức khỏe tại buổi sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở các khoa phòng với nội dung về tác hại của chất thải nhựa đến sức khỏe và môi trường,…

Bảy là, phát động phong trào thi đua và vận động mỗi công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy; thực hiện nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của bệnh viện..

Chất thải nhựa không chỉ gây ảnh hưởng trong các cơ sở y tế, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, xã hội.  Chính vì thế, mỗi người dân nên có các giải pháp cá nhân nhằm hạn chế rác thải nhựa, trước hết là bảo vệ đời sống chính bản thân và gia đình mình, bảo vệ môi trường sống xung quanh, góp phần nâng cao ý thức xã hội.

Giảm thiểu chất thải nhựa trong y tế


01/Th8/2022

SKĐS – Biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong giai đoạn này. Chúng ta hoàn toàn có thể mắc COVID-19 trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho trẻ. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là tác hại.

Từ nay đến hết tháng 8/2022 chỉ còn 43 ngày để thực hiện hoàn thành cơ bản tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.

Đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4: Tập trung tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi nguy cơ cao, bệnh nền, béo phì 

SKĐS – Tiến độ tiêm vaccine COVID-19 bắt đầu tăng lên, trung bình gần đây khoảng gần 500.000 liều/ngày. Số mũi tiêm tăng chủ yếu là do tiêm mũi 4 tăng. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người không đi tiêm mũi 3 và 4, tiến độ tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 18 tuổi còn chậm, trong khi biến thể BA.4, BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện tiến độ tiêm cho trẻ trong độ tuổi này còn chậm, tại nhiều địa phương, tỷ lệ tiêm mũi 2 cho trẻ còn chưa đạt đến 20%, trong khi theo tài liệu “Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia xây dựng, mặc dù khi mắc COVID-19 các triệu chứng ở trẻ em đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện và để lại di chứng kéo dài.

Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, béo phì, bệnh lý bẩm sinh…chưa tiêm vaccine sẽ có nhiều nguy cơ nếu mắc COVID-19

GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay khi mắc COVID-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong. Với trẻ em qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19 kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ thống (còn gọi là hội chứng MIS-C) ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác.

Do đó, việc tiêm chủng có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Và khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác.

Với vai trò là bác sĩ nhi khoa, PGS. TS Trần Minh Điển- Giám đốc BV Nhi TW khuyên các ông bố bà mẹ nên cho con mình tiêm chủng. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới cũng chưa xác định rõ là như thế nào…

PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM nhấn mạnh: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là tác hại.

Việc tiêm vaccine cho trẻ là xu hướng toàn cầu. Vì vậy, để bảo vệ trẻ, phụ huynh nên cho các cháu tiêm. Nếu không trẻ sẽ là đối tượng yếu chỉ có, dễ nhiễm chỉ có. Nếu các cháu được tiêm thì cộng đồng trong trường học, trong xã hội sẽ an toàn hơn nhiều.

Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cũng nêu thực trạng: Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều cháu bị nhiễm khỏi bệnh rồi vẫn còn nhiều vấn đề về tâm sinh lý lâu dài. Hằng ngày chúng tôi thường xuyên nhận được những cuộc gọi tham vấn của phụ huynh về các trường hợp trẻ em mắc COVID-19, đặc biệt nhiều ca dưới 12 tuổi.

Qua theo dõi nhiều tài liệu cho thấy trẻ em nhóm nguy cơ béo phì, bệnh lý bẩm sinh, sinh non, thiếu cân có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là khi chưa được tiêm vaccine. Song song với đó là những di chứng để lại như thế nào khi các cháu bị nhiễm COVID-19 thì rõ ràng còn quá mới, chúng ta vẫn chưa tìm hiểu và nghiên cứu được hết…

Cảnh báo: Đa phần trẻ bị MIS-C sau mắc COVID-19 đều chưa tiêm vaccine

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết trong số 756 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị hậu COVID-19 tại bệnh viện có đến 283 bệnh nhân bị mắc MIS-C, trong số này 50% phải nằm hồi sức. Các trẻ này phải thở máy, lọc máu và làm ECMO. Qua khai thác thông tin đều cho thấy hầu như đều là các trẻ chưa tiêm vaccine COVID-19.

“Rất may mắn trong nhóm trẻ này, hầu hết đều được cứu sống được dựa trên phác đồ điều trị. Tuy nhiên, phác đồ điều trị này rất tốn kém. Ví dụ như phải dùng thuốc đường tĩnh mạch, với trẻ 30-40 kg tốn kém mấy trăm triệu đồng. Như vậy, nếu trẻ mắc COVID-19 thì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến cả gánh nặng chi phí điều trị”- PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Còn 43 ngày nữa: Trẻ béo phì, bệnh lý bẩm sinh... chưa tiêm vaccine sẽ có nhiều nguy cơ khi mắc COVID-19
Thăm khám hậu COVID-19 cho trẻ tại Bệnh viện Nhi TW

Chúng tôi đã tra cứu các y văn và thấy rằng tiêm vaccine COVID-19 không những có tác dụng giúp tránh bị MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ bị MIS-C.

PGS.TS Trần Minh Điển:

Với trẻ từ 12-18 tuổi, theo nghiên cứu từ Hoa Kỳ cho thấy, ước tính hiệu quả của 2 liều vaccine Pfizer chống lại MIS-C là 91%.

Với nhóm trẻ từ 5-17 tuổi, theo nghiên cứu lớn tại Đan Mạch, khi tiêm vaccine sẽ bảo vệ trẻ tránh khỏi MIS-C khoảng 94%. Điều này cho thấy, nếu cho trẻ đi tiêm phòng sẽ giảm được nguy cơ mắc MIS-C và nếu như có mắc MIS-C thì bệnh sẽ nhẹ đi.

Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc COVID-19.

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cũng cho biết, trong tình hình hiện nay, có nhiều phụ huynh băn khoăn “con tôi đã mắc rồi thì có nên đi tiêm hay không? có miễn dịch rồi thì có tiêm hay không? rồi các phụ huynh cũng lo lắng các mũi tiêm này có an toàn hay không?”

“Biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong giai đoạn này. Chúng ta hoàn toàn có thể mắc trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho con của mình. Chúng ta đều thấy rằng vaccine an toàn. Đặc biệt là Việt Nam ưu tiên tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 12 – dưới 18 tuổi liều giống như người lớn, với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi cũng có loại vaccine riêng. Đây là những ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam đối với trẻ em”- PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Chuyên gia cũng cho hay: Chúng ta đã qua đỉnh dịch 3 – 4 tháng, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện. Những hoạt động xã hội thời gian qua, chỉ có là trong những tháng hè, các gia đình đưa con đến những khu nghỉ dưỡng và tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Do đó trẻ rất dễ mắc bệnh trong tình hình hiện nay, và với tỉ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.

Còn 43 ngày nữa: Trẻ béo phì, bệnh lý bẩm sinh... chưa tiêm vaccine sẽ có nhiều nguy cơ khi mắc COVID-19
Pfizer và Moderna là 2 loại vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi ở nước ta. Ảnh: internet

Hầu hết trẻ 5 – dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường

PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5 – dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp có phản ứng bất thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ.

Theo phê duyệt của Bộ Y tế có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ trong nhóm tuổi này là: Vaccine Pfizer và Vaccine Moderna.

Đối với vaccine Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là: Đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%).

Các phản ứng rất thường gặp chỉ có ở nhóm tuổi từ 5 – dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000). Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong hệ thống.

Đối với vaccine Moderna: các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều chỉ có ở trẻ em từ 6 – dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;

Phản ứng thường gặp là: Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng hiếm gặp là: Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da;

Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/con-43-ngay-nua-tre-beo-phi-benh-ly-bam-sinh-chua-tiem-vaccine-se-co-nhieu-nguy-co-khi-mac-covid-19-169220719005119418.htm







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300