08/Th5/2025

PNO – Khi căng thẳng, mệt mỏi trong học hành, công việc hay các mối quan hệ, nhiều người chọn cách giải tỏa, vỗ về bản thân bằng bánh ngọt, trà sữa, hay sô cô la mà không biết thói quen này là nguyên nhân gây thừa cân, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường…

Liệu pháp xả stress?

Làm công việc thiết kế, thường xuyên bị áp lực “chạy deadline”, T.T.N. – 24 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước – hay căng thẳng, bức bối, đầu óc mụ mị. Tối muộn, nhớ ra mình chưa ăn cơm, cô đặt trà sữa về uống. Uống xong, cô thấy như được “sạc đầy pin”, hết cảm giác chán chường và lại tập trung làm việc. “Từ lúc đó, tôi thường uống trà sữa thay cơm. Sau đó, tôi bị nghiện trà sữa mà không hay. Tôi có thể uống trà sữa kèm các loại thạch để thay thức ăn và không thấy mệt mỏi như trước” – cô nhớ lại.

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thăm khám, điều trị cho nhiều trẻ nghiện trà sữa, bánh ngọt bị thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa - ẢNH: P.A.
Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thăm khám, điều trị cho nhiều trẻ nghiện trà sữa, bánh ngọt bị thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa – ẢNH: P.A.

Dần dà, N. bị tăng cân không kiểm soát. Gần đây, cô bị té ngã, đến bệnh viện khám mới biết bị đái tháo đường type 1, thừa cân, béo phì. Bác sĩ khuyên cô hạn chế trà sữa, bánh ngọt bởi nguy cơ bệnh nặng hơn. N. cho biết: “Tăng cân quá nhanh làm tôi mất tự tin khi đi ra ngoài. Nhưng hiện tại, tôi chưa bỏ được thói quen uống trà sữa, bởi mỗi khi nghĩ đến việc từ bỏ thì cảm giác thèm ngọt lại tăng lên”.

Trong ba lô của P.T.H. – 21 tuổi, ở huyện Hóc Môn – luôn có vài viên kẹo và 1 túi sô cô la để phòng khi bị hạ đường huyết. Từ sau khi chia tay bạn trai, H. nghiện đồ ngọt lúc nào không hay. Cô kể, một lần lướt Facebook, thấy hướng dẫn ăn sô cô la, bánh ngọt để “chữa lành”, cô liền áp dụng. “Sau khi ăn sô cô la khoảng 20 phút, tâm trạng tôi phấn chấn hơn. Từ đó, tôi mua thêm bánh, nước ngọt để dự trữ. 2 ngày liên tục ăn bánh kẹo, tinh thần tôi khá lên nhiều” – H. nói.

Biết tác hại của đồ ngọt, những ngày đầu H. cũng tập chạy bộ, bơi lội để tiêu hao năng lượng. Nhưng sau đó, cô dần dần ăn bánh thay bữa chính, ăn sô cô la liên tục, chỉ có là mỗi khi gần đến ngày “đèn đỏ”. Có lúc, H. quyết tâm “cai” đồ ngọt. Tuy nhiên, mỗi khi cố gắng cai, cô lại bị đau đầu, mệt mỏi và cáu gắt. Khi đến bệnh viện khám, H. được chẩn đoán béo phì độ 2, rối loạn nội tiết, rối loạn lo âu phải sử dụng thuốc điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai (Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học y dược TPHCM) cho biết, khi một người ăn đồ ngọt, hay các thức ăn có nhiều đường sẽ giúp tăng nồng độ serotonin trong não (hoóc môn tạo cảm giác tốt), làm cho người ăn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, đỡ căng thẳng hơn. Dần dần, chúng ta tạo ra thói quen tiêu thụ đồ ngọt và rất khó từ bỏ. Trung bình có đến 90% người khi có trạng thái không tốt đã chọn ăn đồ ngọt để cải thiện tâm trạng.

Hiểm họa từ việc lạm dụng đồ ngọt

Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai cho biết: “Ngoài hoóc môn serotonin, có rất nhiều hoóc môn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái qua các hoạt động như tập luyện thể thao, đi chơi, làm việc mình mong muốn… Tuy nhiên, việc ăn uống dễ thực hiện, cũng như một cách chiều chuộng bản thân, nên nhiều người ưu tiên ăn đồ ngọt hơn khi buồn bã, mệt mỏi, stress”. Học sinh, người trẻ hay dùng nước ngọt có gas, trà sữa… thay nước, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo khuyến cáo, trong số năng lượng nạp mỗi ngày, chỉ nên có khoảng 5 – 10% từ đường. Nhưng hiện nay, đường rất dễ bị lạm dụng trong đồ ăn, thức uống. Cần hiểu rằng, đường chỉ cung cấp năng lượng, không có dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, đạm, khoáng chất… Nếu ăn quá nhiều đường thì trở thành các chất gây hại, làm tích tụ mỡ.

Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai phân tích: “Lúc này, nếu người ăn không kiểm soát được lượng đường dung nạp sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gây bệnh lý xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì. Đó là chưa kể đến các biến chứng như: ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, hay bệnh lý xương khớp. Có bệnh nhân trẻ đến khám đã thừa nhận 1 ngày uống đến 2, 3 chai nước ngọt. Bệnh nhân không chỉ bị béo phì, đái tháo đường mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi đã thụ tinh nhân tạo nhiều lần mà không có kết quả”.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa – Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 – cho biết thêm, ăn ngọt khiến não bộ có cảm xúc hưng phấn, giúp xoa dịu tâm trạng hiệu quả. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đường gây ra các bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức, rối loạn lo âu, trầm cảm và nghiện. Từ đó gây ra bệnh tật. “Lạm dụng đồ ngọt không phải phương pháp lâu dài để điều trị stress, giải tỏa căng thẳng” – ông nói.

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt còn dẫn đến nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đối với những người đã có sẵn bệnh nền, đặc biệt là bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc béo phì. Với người bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn đồ ngọt có thể dẫn đến biến chứng cấp tính như hôn mê tăng đường huyết, hoặc lâu dài làm tổn thương thận, mắt và thần kinh. Ở bệnh nhân tim mạch, đường dư thừa dễ chuyển hóa thành mỡ, làm tăng mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.

Vì vậy, nếu quá thèm đồ ngọt, người dùng nên chọn một số loại bánh ít đường, ăn chậm và cảm nhận vị ngọt, cân nhắc ngừng lại. Bên cạnh đó, nên ăn bánh ngọt sau bữa ăn chính để tận dụng protein, chất xơ trong bữa ăn chính, hoặc ăn đồ ngọt cùng các loại trái cây, đồ ăn kèm giàu xơ, chất béo để làm chậm tốc độ hấp thu đường. Trường hợp cơn thèm ăn vẫn tiếp diễn, người bệnh có thể đến cơ sở y tế để được tư vấn nhằm kiểm soát sự dung nạp đường.

Làm sao để có thể bỏ đường?

Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai cho biết, quan điểm sử dụng đường tự nhiên sẽ không bị bệnh là rất sai. Bởi bản chất việc tiêu thụ đường quá nhiều làm dư thừa năng lượng. Cho dù đường nhân tạo hay tự nhiên vẫn tăng đường máu, gây thừa cân, béo phì. Chỉ có là khi nhiều người bận quá hay dùng bánh ngọt, nước ngọt để thay bữa ăn chính càng khiến cơ thể như bị “đầu độc”.
Lúc này, việc cai đường sẽ rất khó, bởi người ăn đang bị phụ thuộc vào hoóc môn serotonin làm dịu căng thẳng.

Chính vì vậy, cần có những hoạt động khác để tạo thêm nhiều loại “hoóc môn hạnh phúc” như: tập thể dục, đi chơi, họp mặt người thân, bạn bè, chơi với thú cưng… giúp người bệnh ít lạm dụng đường hơn.
Để giảm phụ thuộc vào đường, thay vì sử dụng đường tự nhiên, ban đầu có thể sử dụng đường không calo; rồi giảm dần lượng đường trong đồ ăn, thức uống. Không giảm đột ngột sẽ làm mất cân bằng. Cần ăn trái cây, uống nước ép rau, sử dụng rau củ, rong biển sấy…

Nguồn: Báo Phụ nữ


05/Th5/2025

 

Ngày Vệ sinh tay Thế Giới là một sự kiện chăm sóc sức khỏe toàn cầu được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 hàng năm, nhằm đoàn kết mọi người trên toàn thế giới để nâng cao nhận thức về vệ sinh tay trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, từ đó bảo vệ nhân viên y tế và người bệnh.

Từ Tổ chức WHO, chủ đề của chiến dịch vệ sinh tay năm 2025

“It might be gloves, it’s always hand hygiene”, dịch nghĩa “Đeo găng tay không thay được vệ sinh tay”. Bởi găng tay không thể thay thế cho bàn tay sạch. Nếu chủ quan, vi khuẩn vẫn có thể lây lan, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân và nhân viên y tế.

Tại Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng, vệ sinh tay không chỉ là một quy trình bắt buộc. Đó là một phần trong văn hóa chăm sóc, trong tinh thần y đức của mỗi nhân viên. Là hành động được thực hiện thường xuyên vì trách nhiệm và sự an toàn của tất cả người bệnh lẫn nhân viên y tế.

Do đó, WHO khuyến cáo mọi người cần tuân thủ quy trình 6 bước rửa tay, ở 5 thời điểm để giữ đôi bàn tay sạch.

6 bước rửa tay gồm:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng cách chà tay vào xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn (có chứa cồn) trong lòng bàn tay.
  • Bước 2: Chà rửa hai lòng bàn tay rồi đan các ngón tay với nhau để làm sạch các kẽ ngón tay.
  • Bước 3: Xoa lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái với các ngón tay đan nhau để các kẽ tay được làm sạch và ngược lại.
  • Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch khe các ngón tay bằng cách xoay cổ tay nửa vòng.
  • Bước 5: Nắm chặt ngón tay cái bàn tay phải và chà rửa ngón tay theo chuyển động tròn rồi đổi tay.
  • Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Theo đó, mỗi bước rửa tay lặp lại 5 lần các động tác, trong thời gian tối thiểu là 1 phút.

Nguồn: Tổ Công nghệ thông tin – Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng


02/Th5/2025

Nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về ý thức, nâng cao nhận thức các hành động cụ thể của người lao động về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, ngày 24/02, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch Triển khai Tháng hành động về An toàn-Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc”, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 01/5/2025 – 31/5/2025.

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 nhằm mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với người lao động và người sử dụng lao động trong toàn viện. Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng thông tin một số kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ như sau:
1. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
– Nơi làm việc của người lao động có các yếu tố có hại phải có bảng nội quy viết rõ ràng và đặt tại nơi dễ nhìn thấy. Riêng đối với những nơi làm việc có các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo cho người lao động biết và có các biện pháp dự phòng để người lao động tự phòng tránh tai nạn.
– Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc trang bị máy móc, thiết bị an toàn, xây dựng qui trình nội quy huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động.
– Người lao động trước khi vào làm việc phải được khám sức khỏe, người sử dụng lao động căn cứ vào sức khỏe của người lao động để bố trí việc làm và nghề nghiệp cho phù hợp.
– Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện tốt các chế độ khác về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ đối với người lao động theo qui định của nhà nước.
-Tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ đầy đủ cho người lao động theo qui định và tuyên truyền, giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các qui định về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ.
– Tại nơi làm việc của người lao động phải có đủ các phương tiện vệ sinh lao động như nhà vệ sinh, nước sạch, có nơi tắm rửa nghỉ ngơi, nhà ăn hợp vệ sinh,…
2. Về trách nhiệm của người lao động:
– Phải chấp hành các qui định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ có liên quan đến công việc được giao
– Nâng cao hiểu biết, rèn luyện tính ý thức kỷ luật trong lao động, không nên mãi chạy theo tiến độ năng suất mà quên đi nhiệm vụ uy tín là phòng ngừa tai nạn lao động.
– Phải báo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Vì sức khỏe của người lao động, vì hạnh phúc của mỗi gia đình Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng kêu gọi các khoa, phòng và người lao động luôn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
Nguồn: Tổ Công Nghệ Thông Tin – Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng


28/Th4/2025

Phát hiện yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở người trẻ
Bệnh ung thư đại tràng đang có xu hướng trẻ hóa. (Ảnh minh họa: Getty Images)

VTV.vn – Nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư đại tràng đang có xu hướng trẻ hóa.

Một loại độc tố đường ruột có liên quan đến ung thư đại tràng, có thể góp phần làm gia tăng mạnh căn bệnh này ở những người trẻ tuổi, theo nghiên cứu mang tính bước ngoặt được công bố hôm 23/4 trên tạp chí Nature.

Một số loài vi khuẩn đường ruột có hại, bao gồm một số chủng E.coli, Klebsiella pneumoniae và Citrobacter koseri, sản sinh ra một loại độc tố gọi là colibactin. Kể từ giữa những năm 2000, các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng loại độc tố này có thể gây ra tổn thương DNA rõ rệt ở các tế bào ruột kết, rất khó phục hồi và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California San Diego hôm 23/4 cho biết tổn thương DNA đó đặc biệt rõ rệt ở những người mắc ung thư đại tràng khi còn trẻ. Nghiên cứu mới đã giải trình tự DNA của các khối u ung thư đại tràng thu thập từ 981 bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới và phát hiện ra rằng các đột biến DNA liên quan đến colibactin phổ biến hơn 3,3 lần ở những bệnh nhân dưới 40 tuổi so với những bệnh nhân trên 70 tuổi.

“Khoảng 50% ung thư đại tràng khởi phát sớm ở những người dưới 40 tuổi, mang dấu hiệu đặc trưng của việc tiếp xúc với colibactin”, tác giả chính của nghiên cứu – ông Ludmil Alexandrov – giáo sư về kỹ thuật sinh học và y học tế bào và phân tử tại UC San Diego, cho biết.

Phát hiện này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trẻ đang gia tăng. Hai năm trước, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã báo cáo rằng số ca được chẩn đoán ung thư đại tràng ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi đã tăng gấp đôi từ năm 1995 đến năm 2019, với tỷ lệ bệnh tiến triển hiện tăng khoảng 3% mỗi năm ở những người dưới 50 tuổi. Ông Christopher Johnston – Phó giáo sư và giám đốc nghiên cứu bộ gen vi khuẩn tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, mô tả mối liên hệ với colibactin có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích xu hướng đáng báo động này.

Phát hiện yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở người trẻ
Một số chủng vi khuẩn E. coli có thể sản sinh ra độc tố gọi là colibactin, có liên quan đến tổn thương DNA. (Ảnh: Getty Images)

Đáng lưu ý hơn, theo Giáo sư Alexandrov, những phát hiện mới chỉ ra rằng tác động gây hại của colibactin bắt đầu từ thời thơ ấu, với những thay đổi DNA ban đầu dẫn đến hình thành khối u dường như xảy ra trong thập kỷ đầu tiên của cuộc đời. Những thay đổi về lối sống trong 40 năm qua có thể khiến nhiều trẻ em mang các chủng vi khuẩn sản xuất colibactin hơn trong ruột.

Ông Alexandrov cho biết: “Có một số giả thuyết hợp lý, bao gồm việc sử dụng kháng sinh sớm, có thể là yếu tố thúc đẩy các chủng này dễ dàng phát triển hơn; thay đổi chế độ ăn uống như tăng tiêu thụ thực phẩm chế biến hoặc giảm tiêu thụ chất xơ; tăng tỷ lệ sinh mổ hoặc giảm cho con bú…”.

Mặc dầu vậy, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp và cần thêm nhiều nghiên cứu nữa.

Tuy nhiên, vi khuẩn sản xuất colibactin cũng không phải là loại vi khuẩn duy chỉ có có liên quan đến ung thư đại tràng. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa một loại vi khuẩn đường ruột khác, có tên là Fusobacterium nucleatum, được xem xét là một yếu tố thúc đẩy ung thư đại tràng. Giáo sư Alexandrov cho rằng trong khi các loài sản xuất colibactin có thể gây ra các đột biến ban đầu thúc đẩy sự hình thành khối u, thì F. nucleatum có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh bằng cách cho phép khối u phát triển và trốn tránh hệ thống miễn dịch.

Ông Alexandrov cho biết trong hai đến ba năm tới, ông và các đồng nghiệp đang có kế hoạch phát triển một xét nghiệm không xâm lấn sử dụng mẫu phân để xác định xem mọi người đã từng tiếp xúc với vi khuẩn sản sinh colibactin hay chưa.

“Mục tiêu là xác định những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng khởi phát sớm, lý tưởng chỉ có là trước khi bất kỳ bệnh nào phát triển”, ông nói. “Chúng tôi muốn những người này được kiểm tra thường xuyên”.

Với lượng bằng chứng về vai trò của colibactin trong bệnh ung thư đại tràng ngày càng tăng, các nhà khoa học cho biết rằng hiện nay có nhiều phương pháp giúp phòng ngừa một cách chỉ có định, chẳng hạn như men vi sinh hoặc vaccine có mục tiêu.

“Các phương pháp tiếp cận dựa trên vaccine là bước tiếp theo hợp lý, chẳng hạn như phát triển vaccine cho trẻ em, có khả năng có chất tăng cường, tạo ra trí nhớ miễn dịch chống lại vi khuẩn E. coli sản sinh colibactin”, Giáo sư Alexandrov cho biết. “Đây là một nhiệm vụ dài hạn, đòi hỏi phải xem xét tỷ lệ mắc ung thư trực tràng khởi phát ở người trẻ theo thời gian ở những người đã được tiêm vaccine, và điều này có thể sẽ mất hàng thập kỷ để nghiên cứu”.

Nguồn: vtv.vn


26/Th4/2025

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh, chủ đề của Tháng Hành Động Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động (ATVSLĐ) năm 2025 là “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Tháng Hành động về ATVSLĐ tổ chức từ ngày 1-31.5.2025.

Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động
Trong “Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025”, các cấp công đoàn sẽ đẩy mạnh tuyên truyền phòng ngừa tai nạn lao động trong công nhân. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2025.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh cho biết, việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ nhằm tạo cao điểm truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ), đồng thời thúc đẩy các giải pháp, chương trình hành động cụ thể về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), cải thiện điều kiện làm việc, phát động thi đua, xây dựng văn hóa an toàn lao động, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ trong các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người lao động.

Thông qua các hoạt động trong Tháng Hành động về ATVSLĐ, tổ chức Công đoàn làm tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của NLĐ.

Triển khai tại tất cả các cấp công đoàn trên toàn quốc

Ở cấp Tổng LĐLĐVN sẽ phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2025 cấp trung ương vào sáng ngày 25.4 tại Hà Nội.

Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 500 người, gồm đại diện các ban Đảng, tổ chức chính trị, xã hội, các bộ, ngành, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Tháng Hành động về ATVSLĐ, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành T.Ư, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN, các đơn vị, cá nhân được khen thưởng, đại diện người sử dụng lao động, người lao động, các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ sở, công nhân, nông dân, sinh viên và các cơ quan phóng viên báo chí…

Tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức một số đoàn đi thực tế thăm, kiểm tra, giám sát công tác triển khai, hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ, công tác ATVSLĐ tại một số địa phương, ngành có đông công nhân lao động hoặc có nguy cơ, rủi ro cao về TNLĐ, BNN.

Tổ chức các Hội thảo chuyên đề về: “Đẩy mạnh công tác đối thoại, thương lượng tập thể về thời giờ làm việc và an toàn vệ sinh lao động”; “Công đoàn với việc đánh giá, nhận diện nguy cơ rủi ro, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; “Công đoàn tham gia xây dựng và thúc đẩy Văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc”…

Bám sát chủ đề Tháng Hành động về ATVSLĐ, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN ban hành kế hoạch, hướng dẫn tổ chức Lễ phát động và các hoạt động hưởng ứng cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, ngành.

Chỉ tiêu 100% LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương có kế hoạch triển khai Tháng ATVSLĐ và 50% trở lên công đoàn cơ sở có ít chỉ có 1 hoạt động hưởng ứng Tháng ATVSLĐ.

LĐLĐ các tỉnh, thành phố tham mưu với Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND chỉ đạo phối hợp với các ban, ngành cùng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2025 để tập trung các nguồn lực cho công tác chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Nguồn: laodong.vn


24/Th4/2025

PNO – Theo một nghiên cứu tại Anh, các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và tiết kiệm chi phí có khả năng phát hiện bệnh Parkinson sớm.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh Parkinson trước khi các triệu chứng xuất hiện
Hơn 10 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh Parkinson và cứ 3 người thì có 1 người mắc chứng lo âu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Xét nghiệm mới này có giá hơn 90 USD.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bằng cách đo tỷ lệ giữa các dấu hiệu sinh học, xét nghiệm này sẽ cung cấp một công cụ chẩn đoán có độ chính xác cao, không xâm lấn, nhanh chóng và giá cả phải chăng, mang lại hy vọng về các biện pháp can thiệp và điều trị sớm có thể thay đổi tiến trình của bệnh.

Theo Giáo sư Hermona Soreq của Đại học Hebrew tại Jerusalem: “Khám phá này đại diện cho một bước tiến lớn trong hiểu biết về bệnh Parkinson và cung cấp một xét nghiệm máu đơn giản, ít xâm lấn như một công cụ chẩn đoán sớm”.

Giáo sư David Dexter, giám đốc nghiên cứu tại Parkinson’s UK, nhận định: “Nghiên cứu này đưa ra một góc nhìn mới trong quá trình tầm soát các dấu hiệu sinh học của bệnh Parkinson. Với xét nghiệm mới, dấu hiệu của bệnh có thể được xác định và đo trong máu, điều này tiện lợi trong việc chẩn đoán bệnh Parkinson”.

Nguồn: Trọng Trí (theo parkinsons.org.uk)


22/Th4/2025

Theo bác sĩ Hồ Ngọc Lợi, Phòng khám Nhi và Tiêm ngừa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, mặc dù không thể hoàn toàn xác định sữa giả – sữa thật bằng mắt thường, nhưng phụ huynh có thể lưu ý một số yếu tố sau.

Màu sắc và độ mịn: Sữa thật thường có màu trắng ngà tự nhiên, bột mịn và đồng đều. Sữa giả có thể có màu lạ, bột thô hoặc vón cục.

Mùi vị: Sữa thật có mùi thơm nhẹ, tự nhiên. Sữa giả có thể không mùi hoặc có mùi hóa chất.

Khả năng hòa tan: Sữa thật tan đều trong nước ấm, không vón. Sữa giả thường nổi bột, khó tan, để lại nhiều cặn.

Bao bì: Sản phẩm chính hãng có in ấn rõ ràng, sắc nét, đầy đủ thông tin theo quy định. Bao bì sữa giả thường bị mờ, lệch màu, thiếu thông tin bắt buộc.

Bác sĩ chỉ cách phân biệt sữa giả, sữa thật bằng mắt thường
Sữa thật thường có màu trắng ngà tự nhiên, bột mịn và đồng đều Ảnh minh họa: AI

Khuyến cáo dành cho phụ huynh khi lựa chọn sữa cho trẻ

Bác sĩ Lợi khuyến cáo các phụ huynh nên chọn mua sữa tại các cửa hàng, nhà thuốc, siêu thị có uy tín và rõ ràng về nguồn gốc; kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm, tem chống giả, mã vạch, hạn sử dụng và tên nhà sản xuất; tránh mua sữa theo các hình thức bán hàng không chính thống như livestream, mạng xã hội, hoặc sản phẩm có giá thấp bất thường; nên ưu tiên những nhãn hiệu đã được kiểm định và cấp phép bởi cơ quan y tế.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết sữa là thực phẩm quan trọng cho mọi lứa tuổi. Việc sử dụng sữa thật, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài. Trong khi đó, sữa giả tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng, chỉ có là với trẻ em. Do đó, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chứng nhận an toàn để bảo vệ bản thân và gia đình.

Trường hợp thực tế bác sĩ từng gặp liên quan đến sữa giả

Bác sĩ Lợi cho biết, có những trường hợp bệnh nhi đến khám do tình trạng suy dinh dưỡng và tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân. Sau khi khai thác kỹ tiền sử dinh dưỡng và xét nghiệm kiểm định sữa được sử dụng, phát hiện một số sản phẩm không đạt chỉ tiêu về chất lượng, có dấu hiệu nghi là sữa giả. Những trường hợp này cần điều trị kết hợp bù nước, điện giải, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và theo dõi phục hồi tăng trưởng lâu dài.

Vai trò quan trọng của sữa

Bác sĩ Ngọc Mai cho biết, đối với trẻ em và người lớn, sữa là nguồn cung cấp đạm, canxi, vitamin D, A, B12… cần thiết cho sự phát triển chiều cao, hệ xương và não bộ.

Ví dụ: Một ly sữa 200 ml mỗi ngày giúp trẻ có thêm khoảng 240 mg canxi – bằng gần 1/4 nhu cầu canxi mỗi ngày của trẻ tiểu học. Hỗ trợ miễn dịch – tăng trưởng và bổ sung các kháng thể (nếu là sữa mẹ) và giúp phát triển mô cơ, tăng sức đề kháng.

Đối với người lớn và người cao tuổi sữa giúp phòng ngừa loãng xương. Sữa là nguồn canxi và vitamin D dễ hấp thu, giúp duy trì mật độ xương.

Ví dụ: Người lớn trên 50 tuổi cần khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày. 2 ly sữa là một phần quan trọng để đạt mức này. Hỗ trợ cơ bắp và hệ miễn dịch và đạm trong sữa giúp duy trì khối cơ, đặc biệt quan trọng với người lớn tuổi dễ bị teo cơ.

Sữa gồm nhiều sản phẩm đa dạng và tiện lợi như sữa bột, sữa tươi, sữa chua, phô mai, các loại sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho các đối tượng bệnh lý… Có thể dùng sữa uống liền, pha bột, làm sinh tố, nấu cháo… rất phù hợp với người bận rộn.

Nguồn: thanhnien.vn


18/Th4/2025

Cúm A H5N1 đã giết chết gần 60% người mắc kể từ trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Đến nay, mặc dù y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm rất phát triển, nhưng cúm gia cầm A H5N1 vẫn đang tiếp tục lây lan, gây biến chứng và tử vong cho người và động vật.

CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

H5N1 là gì?

H5N1 là một phân nhóm virus cúm A (Influenza A virus), thường xuất hiện ở chim và gia cầm. Giống như tất cả các loại virus cúm khác, virus A/H5N1 lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, lây sang cho người và gây tử vong.

Đặc điểm cấu tạo virus cúm A H5N1

Virus cúm A H5N1 có cấu trúc kháng nguyên gồm 2 loại: Kháng nguyên Hemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N) đều nằm trên vỏ bọc của virus, bản chất là glycoprotein. Trong đó, kháng nguyên H – giúp virus dễ bám vào tế bào, kháng nguyên N – giúp virus dễ dàng chui vào trong tế bào vật chủ. Kháng nguyên H đặc trưng cho týp virus, còn kháng nguyên N đặc trưng cho thứ týp (subtype). Các cấu trúc H và N của virus cúm có thể thay đổi trong từng thứ týp. Hiện nay có 18 cấu trúc kháng nguyên H (H1 đến H18) và 11 cấu trúc kháng nguyên N (N1 đến N11) khác nhau.

Virus cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi. Trong đó kháng nguyên H và kháng nguyên N là thay đổi rõ chỉ có, chỉ cần đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, tạo ra biến chủng cúm mới. Đây chính là nguyên nhân H5N1 có thể gây dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân. Đại dịch cúm thường liên quan tới sự thay đổi cơ bản gen ở virus cúm A tạo nên một týp virus mới.

Cúm A H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ năm 1997 đến nay, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. H5N1 là loại virus có khả năng tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) rất cao. Virus này có thể tạo ra biến đổi gen lây từ người sang người, gây nhiều lo ngại về đại dịch cúm toàn cầu. Virus H5N1 có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có đầy đủ tính năng của 2 loại virus cũ, dễ dàng tạo ra đại dịch cúm cho người với tỷ lệ biến chứng nặng, nguy cơ tử vong là rất lớn.

Cúm A H5N1 bắt nguồn từ đâu?

Virus cúm A H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở các loài chim hải yến ở Nam Phi vào năm 1961, làm lây nhiễm và giết chết hàng triệu gia cầm. Trước đó, virus A H5N1 thường không lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, năm 1997, người đầu tiên lây nhiễm cúm A H5N1 từ chim được báo cáo trong dịch cúm gia cầm ở Hồng Kông và đã cướp đi tính mạng của gần 60% người mắc. Kể từ đó, đã có nhiều ca nhiễm bệnh được ghi nhận khác nhau ở người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cảnh báo: H5N1 có thể gây ra nhiều hơn một đại dịch cúm khi mầm bệnh vẫn đang tiếp tục gia tăng ở các khu vực lưu hành cao. Tháng 6/2008, đã có 11 ổ dịch H5N1 được báo cáo tại 5 quốc gia (Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Việt Nam) đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế.

Các nghiên cứu dịch tễ cũng cho thấy, những ca nhiễm cúm A/H5N1 ở Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam xảy ra đồng thời với dịch H5N1 lớn ở gia cầm. Hầu hết các ca này gây ra do tiếp xúc với gia cầm, chim bị nhiễm cúm hoặc bề mặt có chứa dịch tiết từ gia cầm.

CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Virus cúm A/H5N1 là loại virus cúm có khả năng lây nhiễm cao

Bệnh cúm A H5N1 có nguy hiểm không?

Virus A H5N1 là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao, có thể gây diễn tiến khó lường theo chiều hướng phức tạp, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao người (từ 50-60% trường hợp mắc). Do vậy, khi có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp cần đến bệnh viện xét nghiệm khẳng định bị mắc vi rút cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tại Việt Nam, ca mắc cúm gia cầm H5N1 xuất hiện đầu tiên vào năm 2003 (Tính từ 2004 – 2013 có 35 ca mắc và 29 ca tử vong do cúm A/H5N1), biến chủng virus cúm này đã biến đổi thành một chủng có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao, có thời điểm đến 100%. Nguy hiểm chỉ có của bệnh cúm gà là khi lây sang người có thể gây viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân gây bệnh cúm A h5n1

Cúm gia cầm A H5N1 (avian influenza) là bệnh cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra cho các loài chim, động vật có vú và con người. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh cúm A H5N1 cho cộng đồng, cụ thể:

  • Việc sinh sống gần các trang trại gia cầm và lợn là điều kiện thuận lợi làm tăng tính đột biến kháng nguyên virus, làm virus dễ lây nhiễm.
  • Một số chợ trời, nơi bán trứng và gia cầm nhưng điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể là nguồn bệnh lây lan cho cộng đồng.
  • Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín.

Trong tốt8 thứ týp cúm, H5N1 được quan tâm với nhiều lý do:

  • Đột biến nhanh và chứa các gen từ các loài động vật khác nhau.
  • Tính sinh bệnh cao, có khả năng gây bệnh nặng ở người. Virus cúm A H5N1được chia làm 2 nhóm theo độc lực gồm: virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI). Hiện nay chỉ có các thứ týp H5, H7 và H9 là có độc lực cao.
  • Chim có thể đào thải virus ít chỉ có là 10 ngày theo đường phân – miệng, do đó làm tăng tính lây nhiễm theo các đàn chim di cư.
  • Virus có khả năng truyền trực tiếp từ chim, gà sang người.
  • Khả năng tái tổ hợp nhiều gen virus và có thể lây dễ dàng từ người sang người, gây đại dịch ở người.
  • Khả năng tồn tại rất cao ở môi trường bên ngoài. Virus có thể bị giết chết ở 56oC trong 3 giờ và 600oC trong 30 phút và các chất tẩy uế thông thường như formalin, iodin. Tuy nhiên, với các týp độc lực cao, virus có thể tồn tại lâu ở môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ thấp, có thể sống ít chỉ có trong 35 ngày ở nhiệt độ 4o Nếu ở đông băng, virus có thể sống trong nhiều năm.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh cúm A H5N1

Người nhiễm virus cúm A H5N1 thường có những triệu chứng diễn biến cấp tính giống với các loại cúm thông thường, nhưng có thể kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn. Những dấu hiệu cơ bản bệnh cúm A/H5N1 cần lưu ý:

  • Sốt cao liên tục trên 38o
  • Cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc.
  • Đau ngực, tim đập nhanh.
  • Đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm.
  • Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng do A/H5N1 trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm là đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man.

Bệnh cúm A/H5N1 có thể diễn tiến nghiêm trọng dần và gây biến chứng viêm phổi, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiếm gặp hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng giai đoạn bệnh và thể trạng khác nhau ở mỗi người mà các triệu chứng sẽ khác nhau.

CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Triệu chứng của cúm gia cầm H5N1 là sốt cao, rét run, ho, đau họng,…

Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 là bao lâu?

Các chuyên gia về điều tra dịch tễ cho biết, thời gian ủ bệnh của cúm A H5N1 dài hơn thời gian ủ bệnh của các chủng virus khác gây cúm mùa, từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các nguy cơ như: giết mổ hoặc sử dụng các sản phẩm từ gia cầm nhiễm virus như thịt, trứng hoặc tiếp xúc với người đang nhiễm H5N1. Đây là khoảng thời gian virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể, chưa phát tán và chưa có dấu hiệu, chỉ chờ cơ hội khởi phát.

Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus dẫn đến việc khó xác định chính xác thời kỳ ủ bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị thời gian ủ bệnh của A/H5N1 là 7 ngày, áp dụng cho điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với người bệnh.

Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm A H5N1

Giai đoạn khởi phát

Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh đột ngột sốt cao trên 38 độ, đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân, chán ăn, uể oải.

Giai đoạn toàn phát

Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, người nhiễm cúm A/H5N1 sẽ gặp các dấu hiệu nhận biết bệnh rõ ràng như:

  • Sốt cao liên tục: Do ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương, người bệnh có thể lâm vào tình trạng hôn mê, rối loạn ý thức, giảm trí nhớ, mất tỉnh táo, đau rát họng, mệt mỏi, da nóng, đỏ.
  • Xuất hiện cơn ho, thường ho khan, một số ho có đờm.
  • Đau nhức toàn thân, đặc biệt là đau đầu, đau quanh hốc mắt, thái dương. Đau xương, khớp, cẳng chân và vùng thắt lưng dữ dội.

Ngay xuất hiện những triệu chứng cảnh báo trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Biến chứng bệnh cúm A H5N1

BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo, người mắc cúm A H5N1 có diễn tiến nặng chỉ sau nửa ngày nếu không điều trị kịp thời. Virus cúm A/H5N1 khiến người bệnh bị suy đường hô hấp cấp dẫn đến thiếu oxy và gây tổn thương các phủ tạng quan trọng, đe dọa trực tiếp tính mạng.

Bệnh cúm khi không được điều trị hoặc điều trị muộn sẽ là nguồn khởi phát cho các biến chứng:

  • Tổn thương hệ hô hấp: đây là biến chứng thường gặp chỉ có khi virus A/H5N1 tấn công, gây bội nhiễm phế quản – phổi, viêm phổi.
  • Bội nhiễm Tai – Mũi – Họng: biến chứng này phổ biến ở trẻ nhỏ.
  • Suy đa tạng: Các bộ phận quan trọng như thận, gan, não bị ảnh hưởng khi bệnh cúm A/H5N1 diễn tiến nặng. Hệ miễn dịch trở nên suy yếu do số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính giảm mạnh.
  • Ngoài ra, các hội chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ví dụ như đông máu nội mạch rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim… Người bệnh cũng có thể bị phù não, viêm màng não lympho.
CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Cảnh giác cao và chủ động ngăn chặn cúm A/H5N1 ở người, đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao

Cúm A H5N1 có chữa được không? Cách điều trị cúm A H5N1

Cúm A h5n1 có thể điều trị ĐƯỢC! tốt chỉ có Người bị cúm A H5N1 nên đến bệnh viện để được điều trị vì nếu điều trị tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cả người bệnh và người chăm sóc. Nếu bệnh ở mức độ nặng, người bệnh cần phải nhập viện để được theo dõi, điều trị và chăm sóc phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.

Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để bệnh sớm khỏi:

  • Nghỉ ngơi cho tới khi hạ sốt, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm phòng điều hòa.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn các đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng và lâu khỏi bệnh.
  • Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt để vệ sinh họng 2-3 lần/ngày để giảm nhanh triệu chứng đau rát họng và viêm họng.
  • Vệ sinh mũi bằng thuốc xịt mỗi ngày để kiểm soát viêm nhiễm.

Thuốc điều trị cúm A H5N1

Hiện nay, người mắc cúm A H5N1 đang được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus Oeltamivir (Tamiflu) để điều trị, cần phải điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Trong trường hợp Oeltamivir không có hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng Zanamivir (Relenza) nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Cần lưu ý, tất cả các loại thuốc khi sử dụng đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu người bệnh sốt cao trên 38 độ, sốt kéo dài liên tục thì nên uống Paracetamol. Các trường hợp ho khan, ho có đờm, đau cơ khớp… người bệnh chỉ nên điều trị bằng thuốc Codein nếu cần thiết theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những ca nhiễm cúm A/H5N1 tiến triển nặng, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng corticosteroid.

Tuyệt đối không không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt do cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em.

Cách phòng ngừa cúm A H5N1

Cúm là loại virus có nhiều chủng loại và biến đổi hàng năm, kể cả chủng A/H5N1 cũng liên tục đột biến. Đến nay, vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cúm A/H5N1, để chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

  • Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
  • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  • Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Hiện nay, thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng cúm A H5N1. Tuy nhiên, tiêm phòng các chủng virus cúm nguy hiểm khác chính là biện pháp hiệu quả nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa virus cúm A/H5N1 với các loại virus cúm khác.

Các câu hỏi thường gặp khi gặp tình trạng sốt cúm A

Bệnh cúm A H5N1 có lây không? Lây qua đường nào?

CÓ! Bệnh cúm A/H5N1 ở gia cầm có thể lây sang người. Sau khi nhiễm A/H5N1, người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể dài hơn, từ 7-10 ngày.

Virus cúm A/H5N1 được phát tán ra môi trường bên ngoài qua nước bọt, dịch mũi, phân và trong các tế bào niêm mạc ruột non của một số loài chim di cư.

Cúm A H5N1 lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

Cúm A H5N1 có lây từ người sang người không?

CÓ! Bệnh cúm gia cầm tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không giống như các loại cúm khác ở người, cúm H5N1 không dễ dàng lây lan từ người sang người. Rất ít các trường hợp nhiễm bệnh này do lây truyền từ người sang người, chỉ trong các trường hợp có sự tiếp xúc đặc biệt gần gũi với người bệnh như mẹ chăm sóc cho trẻ bị nhiễm bệnh thì A/H5N1 mới lây từ người sang người.

Nguy cơ lớn chỉ có mắc cúm A/H5N1 là việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm như lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Rất hiếm khi dịch cúm gia cầm được truyền từ người sang người.

Có vắc xin phòng cúm A H5N1 không?

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, cho đến nay, thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng cúm A/H5N1. Việc tiêm ngừa vắc xin cúm phòng các chủng virus cúm A, B khác không có tác dụng phòng chống lại cúm chủng A/H5N1. Tuy nhiên, tiêm phòng cúm mùa chính là biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm tránh sự tiếp xúc giữa virus cúm A/H5N1 với các loại virus cúm khác.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gia tăng mạnh, việc tiêm vắc xin phòng cúm mùa rất cần thiết bên cạnh tiêm phòng Covid-19. Một số quốc gia khuyến khích tiêm vắc xin phòng cúm mùa, phế cầu khuẩn cùng vắc xin Covid-19 để mang lại hiệu quả phòng bệnh cộng gộp, giảm thời gian, công sức của người được tiêm. Hiện VNVC có đầy đủ hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh cho trẻ nhỏ và người lớn, kể các loại vắc xin cúm thế hệ mới chỉ có:

CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Cúm A H5N1 rất dễ bùng phát thành vụ dịch ở gia cầm và tiềm ẩn nguy cơ lây sang người. Virus A/H5N1 có độc lực cao, các triệu chứng không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn sang bệnh cúm do các chủng virus cúm khác. Do vậy, chủ động phát hiện bệnh sớm, điều trị và tuân thủ các biện pháp là yếu tố sớm đẩy lùi dịch cúm gia cầm.

Nguồn: vnvc.vn


15/Th4/2025

Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Đã có người lớn chết do bệnh sởi ở Hà Nội
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: BVCC

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu và chạy ECMO. Sau 2 tuần điều trị, người bệnh đã không qua khỏi.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến hết ngày 20-3 cả nước ghi nhận rải rác 42.488 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%).

Mặc dù chủ yếu ca mắc sởi thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên người lớn mắc sởi vẫn có nguy cơ chuyển nặng.

Theo thông tin từ Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn. Mỗi ngày viện tiếp nhận 10-20 bệnh nhân là người lớn mắc sởi với các triệu chứng sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não – màng não.

Phần lớn đều chưa được tiêm phòng, hoặc trước có tiêm phòng sởi nhưng không tiêm nhắc lại. Các trường hợp mắc sởi thường từ 30 đến 50 tuổi và chủ quan không nghĩ là bản thân mắc sởi, nên khi vào viện thì bệnh đã nặng.

Sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy khi được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức được cách ly để điều trị, tránh lây cho các trường hợp khác.

Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện.

Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc.

Về việc phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo sởi là một bệnh truyền nhiễm và có thể phòng chống được bằng việc tiêm vắc xin. Vắc xin sởi có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm cho trẻ từ 9 tháng, sau đó được tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi.

Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng có thể tiêm nhắc lại bằng vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR).

Nguồn: tuoitre.vn


12/Th4/2025

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu về thẩm mỹ cũng càng đa dạng hơn, do đó nhiều chị em tìm đến phẫu thuật vùng kín và thắc mắc rằng hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé sẽ trông như thế nào. Vì thế, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu các nội dung chính cùng với những lưu ý trước khi quyết định thực hiện dịch vụ này nhé!

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé

Có thể thấy phẫu thuật âm đạo không chỉ dừng lại ở việc mang lại sức khỏe, cải thiện chức năng sinh lý mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho chị em trở nên tự tin hơn. Vì thế, nhiều người đang có nhu cầu làm đẹp âm đạo cực kỳ quan tâm đến hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé. Ngoài ra, khi thực hiện cuộc phẫu thuật này đảm bảo làm vùng kín thay đổi rõ rệt về màu sắc, kích thước hay hình dáng.

Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé

Phẫu thuật thẩm mỹ âm đạo là gì?

Sau khi tham khảo hình ảnh cô bé trước và sau phẫu thuật, liệu bạn đã biết phẫu thuật thẩm mỹ âm đạo là gì chưa? Thật ra, đây là một giải pháp có sự can thiệp ngoại khoa, nhằm khôi phục hình dáng, kích thước cũng như chức năng của vùng kín. Từ đó giúp cô bé trở nên thon gọn, se khít và đẹp hơn.

Bên cạnh đó, việc thẩm mỹ âm đạo không chỉ làm đẹp vùng kín mà còn cải thiện hiệu quả đời sống tình dục đồng thời khiến phụ nữ lấy lại sự tự tin và vẻ đẹp vốn có. Ngoài ra, liệu pháp thẩm mỹ này còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh phụ khoa thường gặp, gồm ngứa vùng kín, bị nấm hay viêm nhiễm.

Tại sao nên phẫu thuật thu nhỏ âm đạo?

Trước khi lựa chọn liệu pháp thu nhỏ âm đạo, ngoài việc tìm hiểu về hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật vùng kín, bạn cần xác định mục đích bản thân cho cuộc thẩm mỹ này. Thực tế, khi vùng kín được thu nhỏ sẽ hỗ trợ cho chị em tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm ở vùng sinh dục. Vì âm đạo càng giãn thì càng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn hay nấm xâm nhập vào.

Không những thế, sau quá trình sinh sản, tầng sinh môn và vùng kín sẽ bị rộng, từ đó làm giảm khả năng đàn hồi của âm đạo. Và điều này luôn khiến các nàng tự ti, ngại “yêu” khiến khoảng cách vợ chồng càng trở nên xa cách.

Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Phẫu thuật thu nhỏ âm đạo giúp chị em tránh được rủi ro viêm nhiễm hiệu quả

Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cô bé

Ngày nay, có khá nhiều phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cô bé và thường phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của mỗi người.

Phẫu thuật tạo hình môi lớn

Môi lớn là hai lớp da nằm ở vùng bên ngoài, có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan sinh dục của nữ. Theo thời gian, vùng kín sẽ dần thay đổi do sự lão hóa, khiến phần môi lớn dễ bị thâm sạn và xuất hiện nếp nhăn. Khi đó, phẫu thuật môi lớn nghĩa là làm căng da, cắt bỏ mô da thừa, ghép mỡ tự thân nhằm khắc phục vẻ đẹp hồng hào, căng mịn cho cô bé.

Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Phẫu thuật tạo hình môi lớn

Phẫu thuật tạo hình môi bé

Sau môi lớn là hai lớp da nằm ngay bên trong, bao quanh lỗ mở cửa âm đạo, được gọi là môi bé. Với môi bé có lớp da mỏng, dễ bị kích ứng và chiều dài của chúng khoảng từ 4 – 5cm, rộng từ 0,5 – 1cm. Khi phẫu thuật môi bé nghĩa là xử lý phần mô da thừa, nhăn nheo hay bị thâm sạm. Từ đó, hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật vùng kín dễ nhận thấy đó là môi bé trở nên thon gọn, hấp dẫn hơn. 

Tạo hình thu nhỏ âm đạo 

Tạo hình thu nhỏ âm đạo là cuộc tiểu phẫu, có tác dụng khôi phục kích thước cô bé, làm tăng khả năng đàn hồi của các mô, cắt bỏ mô da thừa gây cản trở sinh hoạt hàng ngày. Cuộc phẫu thuật này sẽ có sử dụng liệu pháp gây mê, gây tê và can thiệp dao kéo trong quá trình thực hiện.

Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo

Thu nhỏ cô bé bằng laser

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì laser cũng dần thay thế phương pháp sử dụng dao mổ truyền thống. Khi đó, các bác sĩ sẽ dùng tia laser vi điểm nhằm tái tạo lớp biểu mô âm đạo, làm tăng độ dày thành mô, se khít lỗ âm đạo nên hình ảnh cô bé trước và sau phẫu thuật có sự khác biệt rõ rệt. 

Vá màng trinh 

Màng trinh là lớp mô niêm mạc mỏng và bao quanh lỗ âm đạo của nữ giới. Khi thực hiện cuộc phẫu thuật vá màng trinh nghĩa là sử dụng thủ pháp giúp khôi phục lại sự nguyên vẹn ban đầu của bộ phận này.

Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Phương pháp phẫu thuật vá màng trinh

Tham gia phẫu thuật thu nhỏ âm đạo có rủi ro gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé, thì cũng có một số rủi ro khi quyết định thực hiện thẩm mỹ âm đạo mà bạn nên cân nhắc như:

  • Dễ gặp các vấn đề như: Cảm giác đau khi ân ái, sa âm đạo, đi tiểu không tự chủ, bị rối loạn chức năng bộ phận sinh dục,…
  • Ẩn chứa nhiều biến chứng như: Nhiễm trùng, cảm giác cùng cảm nhận vùng kín bị thay đổi, làm ảnh hưởng tâm lý nữ giới, để lại sẹo sau phẫu thuật, chảy máu âm đạo bất thường,…
Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Phẫu thuật thu nhỏ âm đạo dễ ảnh hưởng tâm lý phụ nữ

Thẩm mỹ vùng kín dành cho ai? Không dành cho ai?

Có thể thấy trước và sau khi phẫu thuật cô bé sẽ giúp bạn tự tin hơn trong đời sống tình dục. Tuy nhiên, việc thẩm mỹ vùng kín còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Cụ thể, những người phù hợp để thực hiện phẫu thuật âm đạo là:

  • Người mong muốn thu nhỏ và làm gọn nếp gấp âm đạo.
  • Người có nhu cầu hút bớt lượng mỡ thừa ở khu vực gò mu phía trên âm đạo. 
  • Nữ giới khó chịu vì các nếp gấp âm đạo bị xoắn, kéo khi ân ái.
  • Phụ nữ thường xuyên mắc bệnh viêm nhiễm hay ngứa âm đạo.

Ngược lại, những trường hợp KHÔNG NÊN phẫu thuật vùng kín là:

  • Người mắc các bệnh lý mạn tính, như tim mạch, tiểu đường hay bệnh lao,…
  • Người đang có những rối loạn về mặt tâm lý, mong muốn sự hoàn hảo quá mức về vẻ bề ngoài âm đạo.
  • Người đã hay đang điều trị bệnh lý phụ khoa về viêm lộ tuyến tử cung và viêm âm đạo,…
Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Các đối tượng nên và không nên phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín

Thời gian cô bé lành sau phẫu thuật

Song song với thắc mắc về hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé, nhiều chị em không biết liệu “khi nào thì vùng kín sẽ lành sau phẫu thuật?”. Thực tế, thời gian âm đạo phục hồi sau cuộc phẫu thuật sẽ từ 2 – 3 tuần.

Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Thời gian cô bé lành sau phẫu thuật

Những điều cần lưu tâm khi phẫu thuật thu nhỏ âm đạo

Ngày nay các phương pháp làm thu nhỏ âm đạo khá phổ biến và cũng cho thấy hình ảnh cô bé trước và sau phẫu thuật có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, theo Abbey B. Berenson, là thành viên của Hiệp Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG đã nhận định “Hầu hết phụ nữ chọn phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là vì họ cảm thấy yên tâm về vẻ ngoài vùng kín, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục hơn là điều trị các bệnh lý phụ khoa”. 

Vì thế, trước khi phẫu thuật thu nhỏ âm đạo, các nàng cũng cần lưu ý:

  • Tham khảo, tìm kiếm kỹ lưỡng các cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy.
  • Giữ vệ sinh cô bé một cách cẩn thận.
  • Ưu tiên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • Sử dụng các túi chườm ấm hay lạnh nhằm giảm triệu chứng đau hay ngứa.
  • Hạn chế hoạt động mạnh hoặc mang vác nặng.
  • Không chạm hay gãi vào vị trí đã phẫu thuật.
  • Tuyệt đối không làm tình cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Ưu tiên những thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, rau xanh và hoa quả để rút ngắn quá trình hồi phục.
  • Sau thẩm mỹ, tuân thủ kiểm tra định kỳ và dùng các loại thuốc bác sĩ chỉ định. Trường hợp phát hiện triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở thẩm mỹ để được tư vấn.
Tìm hiểu hình ảnh trước và sau phẫu thuật cô bé thành công
Nên sử dụng túi chườm ấm hay lạnh để giảm triệu chứng đau và ngứa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300