03/Th6/2025

SKĐS – Khi người bệnh ho, hắt hơi thì những giọt bắn chứa vi khuẩn hoặc virus có thể bám trên các bề mặt tiếp xúc gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Đây là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, dẫn đến nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong, đặc biệt ở trẻ và người lớn tuổi.

Các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới – ở dưới thanh quản, trong đó hai bệnh lý thường gặp chỉ có là viêm phổi và viêm phế quản, được gọi là viêm đường hô hấp dưới.

Biểu hiện của viêm nhiễm đường hô hấp dưới

Trong những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, có thể có các triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như:

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mức độ nặng có thể gây ra thêm các triệu chứng như:

  • Ho dữ dội, ho có đờm.
  • Sốt cao.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Cảm thấy nặng hoặc đau ở ngực.

Tùy từng viêm nhiễm mà các biểu hiện có thể khác nhau, cụ thể:

Viêm phế quản cấp

Nhiễm trùng ở phế quản được gọi là viêm phế quản cấp (AB). Đây là tình trạng phổ biến chỉ có trong các bệnh viêm hô hấp dưới cấp tính và không để lại di chứng.

Sau một đợt cảm cúm, người bị viêm phế quản cấp thường có những triệu chứng như sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau nhức cơ thể… Cơn ho có thể ngày càng tăng, có đờm hoặc không.

Nhận biết các viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp- Ảnh 2.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong những bệnh lý khá phổ biến.

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm, ký sinh trùng gây ra.

Nếu viêm phổi không được phát hiện và điều trị đúng cách, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Người bệnh được khuyến khích đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi họ có các triệu chứng như sốt cao trên 39 độ C, ớn lạnh, đổ mồ hôi hoặc mệt mỏi không cải thiện.

Viêm tiểu phế quản

Nhiễm trùng phổi thường gặp ở trẻ em là viêm tiểu phế quản, còn được gọi là bronchiolitis. Thống kê bệnh chiếm khoảng 40% đến 50% nguyên nhân khiến trẻ em nhập viện điều trị ở các khoa hô hấp tại Việt Nam.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh giống như cảm lạnh thông thường: Trẻ bị ho, khò khè và thậm chí khó thở. Trẻ có thể bị rối loạn chức năng hô hấp, suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi và xẹp phổi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Những người dễ viêm nhiễm đường hô hấp dưới

Viêm nhiễm đường hô hấp dưới là bệnh lý thường gặp vào thời điểm giao mùa, bất kỳ ai cũng có thể bị viêm hô hấp dưới, nhưng những người sau đây có nguy cơ cao hơn:

  • Trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.
  • Người có thói quen hút thuốc lá.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh về gan và thận.
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh ung thư, hoặc vừa trải qua phẫu thuật điều trị, hóa trị liệu cao.

Mặc dù các bệnh lý viêm hô hấp dưới thường không gây ra biến chứng, nhưng nếu người bệnh không được điều trị sớm và bệnh tiến triển nặng hơn thì họ có thể bị nhiễm trùng huyết, suy tim, suy hô hấp cấp (ARDS), ngừng thở, áp xe phổi và các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong những bệnh lý khá phổ biến, để phòng bệnh cần bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh những nơi khói thuốc; Rửa tay thường xuyên, tránh để vi khuẩn tấn công cơ thể; Khử trùng, làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc; Đeo khẩu trang, che miệng khi ho hoặc hắt hơi để tránh mầm bệnh lây lan sang người khác; Tránh xa người bệnh khi phát hiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới.

Ngoài ra, nên tiêm ngừa vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế như vaccine phòng cúm, vaccine phòng sởi – quai bị – rubella, vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn…

Nguồn: suckhoedoisong.vn


30/Th5/2025

Thói quen lạm dụng các loại thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung khiến hàng triệu người Mỹ bị tổn thương gan.

Có cảm giác buồn nôn và chán ăn hồi giữa tháng 3, Robert Grafton cho rằng mình chỉ bị cảm nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngoài da và nước tiểu sẫm màu sau đó khiến ông nhận ra đây có thể là dấu hiệu của suy gan. Là một cựu kỹ thuật viên X-quang có vợ là y tá, Grafton nghi ngờ nguyên nhân đến từ chính các loại thảo dược và thực phẩm chức năng mà ông đang dùng để tăng cường sức khỏe.

“Khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, tôi đến gặp bác sĩ”, Grafton kể. Xét nghiệm cho thấy các chỉ số men gan và bilirubin đều cao bất thường, dấu hiệu rõ ràng của suy gan. Ông được chẩn đoán mắc chứng tổn thương gan do thuốc, một loại viêm gan độc mà thủ phạm chính là thực phẩm bổ sung.

Trường hợp của Grafton không cá biệt. Theo nghiên cứu năm 2022 đăng trên tạp chí Liver Transplantation, số ca suy gan do sử dụng viên uống bổ sung và thực phẩm chức năng khiến bệnh nhân Mỹ phải chờ ghép tạng đã tăng gấp 8 lần trong vòng 25 năm. Một đánh giá khác trên Hepatology cho thấy khoảng 20% trường hợp ngộ độc gan xuất phát từ các sản phẩm thảo dược hoặc chế độ ăn kiêng, phản ánh mức độ phổ biến và nguy cơ gia tăng của các loại thực phẩm này.

Grafton cho biết ông bắt đầu sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng như cỏ cà ri (fenugreek), DHEA, nhân sâm Ấn Độ (ashwagandha) và nghệ để duy trì sức khỏe khi bước vào tuổi 50. Sự cố xảy ra sau khi ông bổ sung một loại nghệ dạng lỏng được quảng cáo là hỗ trợ gan. Tuy nhiên, sản phẩm này chứa liều curcumin cô đặc kết hợp với chiết xuất hạt tiêu đen, một chất làm tăng hấp thu gấp 20 lần và gây quá tải cho gan.

Tiến sĩ Dina Halegoua-De Marzio, bác sĩ chuyên khoa gan tại Jefferson Health, cho biết các chất tự nhiên như nghệ, khi dùng ở liều cao, có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.

“Chỉ vì là thành phần tự nhiên không có nghĩa là an toàn”, bà nói.

Một số loại thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung nếu lạm dụng có thể tác dụng xấu đến sức khỏe. Ảnh: Hero Health
 

Một số loại thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung nếu lạm dụng có thể tác dụng xấu đến sức khỏe. Ảnh: Hero Health

Thực phẩm bổ sung hiện diện ở mọi dạng: từ viên uống, bột pha cho đến kẹo dẻo. Nhưng khác với thuốc kê đơn, chúng không bị kiểm soát trước khi ra thị trường. Theo luật hiện hành ở Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chỉ có quyền can thiệp sau khi sản phẩm đã gây ra hậu quả.

Tiến sĩ Robert Fontana, Đại học Michigan, nhận định nhiều người dùng thực phẩm chức năng vì tin rằng chúng an toàn và “tự nhiên”, trong khi thực tế rủi ro có thể rất cao.

Ông cho biết một số người có yếu tố di truyền khiến họ dễ bị tổn thương gan hơn người bình thường, ngay cả khi dùng liều lượng giống nhau.

Một nghiên cứu gần đây trên JAMA Network Open chỉ ra rằng khoảng 15,6 triệu người Mỹ đang sử dụng các sản phẩm chứa những loại thảo dược từng được ghi nhận là có liên quan đến tổn thương gan, như nghệ, trà xanh, ashwagandha, Garcinia cambogia và rễ cây rắn đen. Phần lớn trong số đó là do tự ý sử dụng, không thông qua tư vấn y tế.

Andrea Wong, Phó Chủ tịch Hội đồng Dinh dưỡng có Trách nhiệm, lưu ý “mọi thứ đều có thể trở thành độc tố nếu dùng quá liều”. Bà khuyến cáo người tiêu dùng nên thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào họ đang dùng, do nguy cơ tương tác với thuốc hoặc gây hại cho những người có bệnh nền.

Dù thực phẩm chức năng có thể hữu ích trong một số trường hợp, như bổ sung sắt cho người ăn chay, các chuyên gia đồng thuận rằng không nên dùng đại trà, và việc sử dụng cần dựa trên cơ sở khoa học, có chỉ định rõ ràng.

Grafton may mắn hồi phục mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Từ giờ, tôi không đụng đến bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào nữa”.

Nguồn: Vnexpress.net


26/Th5/2025

Alpha-chymotrypsin được ứng dụng rộng rãi để điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng và sau phẫu thuật, chỉ có là các trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ.

Đằng sau hành trình “tút tát nhan sắc” là những ngày sưng, đau nhức và bầm tím ở vị trí phẫu thuật. Sưng phù nề là phản ứng tự nhiên khi mô mềm bị tổn thương. Ở mức độ nhẹ, sưng phù nề kéo dài vài ngày. Với những ca xâm lấn như nâng mũi, độn cằm, cắt mí… tình trạng sưng tím, đau nhức có thể kéo dài từ vài ngày, đến vài tuần thậm chí là vài tháng.

Với những vùng lộ diện như mắt, mí, mặt…, phù nề ảnh hưởng trực tiếp tới ngoại hình, khiến nhiều người ngại giao tiếp, chụp ảnh, thậm chí hạn chế gặp gỡ người khác. Còn những vùng khó thấy hơn như mông, bụng hay ngực vẫn có thể khiến người trong cuộc khổ sở vì đau nhức, mất ngủ và khó vận động.

Với sự tiến bộ của khoa học, triệu chứng sưng phù nề sau phẫu thuật hoàn toàn có thể giảm đáng kể nếu được điều trị đúng cách.

Có thể là hình ảnh về 2 người và bệnh viện

Phẫu thuật thẩm mỹ – một trong những nguyên nhân gây sưng và tổn thương mô mềm. Ảnh: BSCKI. Ngô Mộng Hùng

Một biện pháp tự nhiên được nhiều người áp dụng để giảm sưng phù nề sau phẫu thuật có thể kể đến là chườm lạnh (tuyệt đối không chườm nóng, đắp cồn, rượu hay xoa bóp). Bệnh nhân cũng cần chú ý ăn uống lành mạnh, tránh một số thực phẩm không phù hợp để quá trình phục hồi diễn ra an toàn và nhanh chóng hơn.

Song song đó, duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh và giữ vệ sinh vùng tổn thương trong giai đoạn hồi phục là những yếu tố rất quan trọng, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Nhằm giúp bệnh nhân giảm nhanh triệu chứng sưng phù nề sau phẫu thuật, nhiều bác sĩ khuyên dùng thêm các phương pháp hỗ trợ y khoa, trong đó có thuốc chứa enzym phân giải protein có nguồn gốc sinh học. Đơn cử alpha-chymotrypsin (chymotrypsin) là một enzym phân giải protein, được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen chiết xuất từ tụy bò. Hoạt chất này nổi bật với khả năng phân giải fibrin hình thành xung quanh vùng viêm, từ đó giúp ngăn chặn tổn thương mô trong quá trình viêm. Với đặc tính chống phù nề do viêm, Alpha-chymotrypsin thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng và phẫu thuật thẩm mỹ.

Bệnh nhân tìm hiểu về tác dụng của alpha-chymotrypsin. Ảnh: Huyền Ái

Bệnh nhân tìm hiểu về tác dụng của alpha-chymotrypsin. Ảnh: Huyền Ái

Alpha-chymotrypsin dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm và nước. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm chứa thành phần này, nên ưu tiên những sản phẩm có bao bì đặc biệt – ví dụ như vỉ bấm nhôm có thêm lớp chống ẩm – vừa chống ẩm, vừa ngăn ánh sáng tác động lên hoạt chất, giúp bảo vệ hoạt chất bên trong và duy trì hiệu quả sử dụng. Đồng thời, hãy lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất theo công nghệ hiện đại và được các chuyên gia y tế, bác sĩ khuyên dùng.

Trong các dạng bào chế của Alpha-chymotrypsin, viên ngậm dưới lưỡi là dạng được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhờ cơ chế hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc miệng. Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng Alpha-chymotrypsin đường uống, người bệnh nên uống thuốc với nhiều nước (ít chỉ có là với 240 ml nước) nhằm gia tăng hoạt tính của enzyme.

Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa Alpha-chymotrypsin nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và lưu ý về tác dụng phụ sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra an toàn, hiệu quả hơn.

Nguồn: vnexpress.net


26/Th5/2025

Người tụt huyết áp đột ngột cần ngồi xuống hoặc nằm kê cao chân, uống nước để tăng khối lượng dịch trong cơ thể, tăng chỉ số lên mức an toàn.

Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. ThS.BS Phan Thị Mỹ Hạnh, khoa Nội Tim mạch, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp như không đủ dịch trong động mạch, tim không bơm máu đủ mạnh (suy tim), dây thần kinh kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, vấn đề nội tiết như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết), một số loại thuốc…

Người khỏe mạnh bị huyết áp thấp nhưng không kèm theo triệu chứng nào được xem là lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh có các biểu hiện đi kèm cho thấy nhiều bộ phận khác trong cơ thể không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết. Biến chứng nguy hiểm của tình trạng này là thiếu máu đến tim và não, nguy cơ dẫn tới nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ Hạnh hướng dẫn các bước sơ cứu khi tụt huyết áp dưới đây.

Ngồi xuống hoặc nằm kê cao chân

Đầu tiên, kiểm tra người bệnh có còn thở và nhịp tim ổn định hay không. Nếu không có nhịp tim, cần bắt đầu hô hấp nhân tạo. Trường hợp nhịp tim ổn định, đặt người bệnh nằm ngửa.

Nâng chân cách mặt đất khoảng 30 cm để dồn máu từ chân về tim, sau đó cung cấp cho não. Nếu bệnh nhân bị thương tích trên đầu, cổ hoặc lưng, cần tránh bước này. Đảm bảo người bệnh đủ ấm, quan sát hơi thở và nhịp tim của người bệnh.

Uống trà gừng, nước muối, nước lọc

Cho người bệnh uống trà gừng ấm, nước chè đặc, cà phê để hỗ trợ nâng huyết áp, có thể dùng chocolate hoặc đồ ăn có nhiều muối để thay thế. Trường hợp không có sẵn những thức uống này, hãy cho người bệnh uống hai cốc nước ấm tương đương 500 ml nhằm tăng khối lượng dịch trong cơ thể, nhờ đó nâng huyết áp.

Uống một ly trà gừng giúp tăng chỉ số huyết áp. Ảnh: Huyền Vũ

Uống một ly trà gừng giúp tăng chỉ số huyết áp. Ảnh: Huyền Vũ

Bấm huyệt và vuốt trán cho bệnh nhân

Dùng tay day vào huyệt thái dương ở trên trán với mức độ mạnh dần, thực hiện 20-25 vòng. Day vào huyệt phong trì ở sau gáy tương ứng vị trí giữa hai khối cơ gần u xương sau đầu. Ngoài ra, có thể dùng hai ngón tay vuốt từ vùng giữa trán đến huyệt thái dương 20-30 lần. Lưu ý bỏ qua phương pháp này nếu không chắc chắn mình thực hiện có đúng hướng dẫn hay không.

Cho bệnh nhân uống thuốc điều trị huyết áp thấp

Nếu bệnh nhân có thuốc điều trị hạ huyết áp, có thể cho uống ngay lập tức theo đúng liều lượng quy định.

Theo dõi và cho bệnh nhân nghỉ ngơi đến khi hồi phục

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu và cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp, cần để họ nằm nghỉ đến khi khỏe hẳn. Trong thời gian đó, hãy theo dõi sát huyết áp, nhịp tim, dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể. Đưa người bệnh đến bệnh viện gần chỉ có để khám, tìm nguyên nhân gây tụt huyết áp, điều trị sớm.

Để phòng ngừa tụt huyết áp trở lại, bác sĩ Hạnh khuyến cáo người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng lượng muối ăn trong khẩu phần ăn (theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng). Ngoài ra, nên tăng lượng nước uống (ngoài nước lọc có thể uống trà xanh, sữa hạnh nhân…), tập thể dục đều đặn, sinh hoạt điều độ (ngủ trước 23h, hoạt động vừa sức). Tránh căng thẳng, không thay đổi tư thế đột ngột, chỉ có là từ tư thế đang ngồi hoặc nằm bất ngờ đứng dậy. Khám tim mạch định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường nếu có.

Nguồn: vnexpress.vn


22/Th5/2025

COVID-19 đang gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan,…

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.

COVID-19 tăng nhẹ trở lại.

COVID-19 tăng trở lại

TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, cho biết thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện do COVID-19 đã có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc COVID-19 ở trẻ nhỏ tăng lên hàng ngày. Đặc biệt, vào ngày 19/5, bệnh viện đã tiếp nhận 18 trẻ mắc COVID-19.

Bác sĩ Nga cho hay, mặc dù ca mắc gia tăng, nhưng tình trạng nặng, yêu cầu thở máy hoặc nguy kịch vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, có một số trẻ phải nhập viện do biến chứng viêm phổi và tình trạng này khá phổ biến.

Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện nay, số ca mắc COVID-19 nhập viện vẫn xuất hiện hàng ngày, nhưng đa số là các ca nhẹ.

“COVID-19 hiện tại không còn là bệnh nguy hiểm, chủ yếu là các ca nhẹ, bệnh nhân tự cách ly tại nhà. Tại trung tâm Hồi sức tích cực, dù có một số ca nặng cần thở máy, nhưng không có trường hợp phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) như trước đây”, bác sĩ Khiêm chia sẻ.

Theo bác sĩ Khiêm, bệnh viện đã đảm bảo các khu vực cách ly và phòng bệnh được bố trí hợp lý để tránh lây nhiễm. Với kinh nghiệm là bệnh viện chuyên ngành truyền nhiễm, việc phân khu và bố trí các khu vực điều trị không gặp khó khăn.

Vì sao COVID-19 tăng trở lại?

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện nay COVID-19 đã trở thành bệnh lưu hành và được xếp vào nhóm B của bệnh truyền nhiễm. Do đó, dịch bệnh không mất đi mà có thể gia tăng hoặc giảm theo chu kỳ, tương tự như bệnh cúm.

PGS Phu khẳng định rằng người dân không cần quá lo lắng về số ca mắc COVID-19 hiện nay, bởi dịch vẫn tồn tại trong cộng đồng nhưng chưa ghi nhận trường hợp nặng hay tử vong. Biến thể đang lưu hành hiện tại vẫn là chủng nhẹ của Omicron. Tuy nhiên, nhóm người có nguy cơ cao, bao gồm những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, khi mắc bệnh vẫn có thể chuyển nặng và phải nhập viện.

Bệnh nhân điều trị COVID-19  (ảnh PV).

PGS Phu khuyến cáo người dân khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ COVID-19 cần đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. “Các ca mắc COVID-19 hiện nay được xử lý giống như cúm mùa”, PGS Phu cho hay.

Bộ Y tế vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch và sẽ đưa ra các khuyến cáo kịp thời nếu có biến thể mới lây lan nhanh hoặc gây bệnh nặng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Chuyên gia Truyền nhiễm cho biết, mọi người không cần phải quá lo ngại trước thông tin số ca mắc COVID-19 tăng. Do phần lớn người dân hiện nay đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nặng là rất thấp. 

Bác sĩ Khanh cho hay, việc gia tăng số ca bệnh là không đánh kể. Do Thái Lan ghi nhận số ca mắc tăng nên chúng ta mới có những khuyến cáo. Còn về cơ bản, số ca mắc bệnh hô hấp năm nay không ghi nhận tăng so với năm ngoái. COVID-19 hiện nay về cơ bản không khác gì cảm cúm thông thường. Trường hợp có thể biến chứng nặng là những người mắc bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch hoặc người lớn tuổi. Nhóm này nên tuân thủ nghiêm các khuyến cáo về phòng bệnh hô hấp.

Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế;

– Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết);

– Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;

– Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý;

– Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần chỉ có để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Ngoài ra, người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Nguồn: cafebiz.vn

 


19/Th5/2025

Những ngày qua, TPHCM và các tỉnh phía Nam bước vào những ngày nắng nóng gay gắt, nhiều người nhập viện vì các bệnh tiêu hóa, viêm hô hấp trên, say nắng, say nóng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nhóm đối tượng nguy cơ cao nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh vật vã, kiệt sức

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận nam bệnh nhân (34 tuổi, lái xe công nghệ) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, tim đập nhanh, vã mồ hôi nhiều. Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết người bệnh kiệt sức do làm việc ngoài trời dưới nắng nóng dẫn đến mất nước kéo dài. Người bệnh được khuyến cáo nghỉ ngơi, điều chỉnh sinh hoạt.

BS-CK2 Kiều Xuân Thy, Phó Trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 20-30 ca đến khám do ảnh hưởng của nắng nóng. Hầu hết người bệnh trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức sau thời gian làm việc dài ngoài trời nắng.

Còn tại Bệnh viện Nhân dân 115, BS-CK1 Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, những ngày qua số lượng bệnh nhân cao tuổi nhập viện tăng cao hơn so với cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài. Đa phần là các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc bệnh lý đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tiêu chảy mất nước.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, theo ghi nhận của phóng viên trưa 17-5 tại Khoa Khám bệnh vẫn còn rất đông phụ huynh cùng trẻ chờ đến lượt khám bệnh. Cầm tạm xấp hóa đơn và phiếu chỉ định để quạt mát cho con, chị Nguyễn Thị Hoài (mẹ của bệnh nhi T.T.T.Tr., 17 tháng tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết, những ngày qua bé bị nôn, ói và ăn kém vì trời nắng nóng. Thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2, từ đầu năm đến nay số lượng bệnh nhi đến khám về các mặt bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng dao động 15.000-26.000 trẻ/tháng, tương đương khoảng từ 600-900 lượt khám/ngày.

CN1b.jpg

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM thăm khám cho bệnh nhi

 

BS-CK2 Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, với thời tiết nắng nóng gay gắt những ngày qua, số lượt trẻ đến khám tại bệnh viện gia tăng, chủ yếu là bệnh hô hấp (viêm phế quản, viêm họng…), rối loạn tiêu hóa và các bệnh về da, bị sốc nhiệt.

Chủ động phòng tránh

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, dự báo thời gian tới, thời tiết còn nắng nóng kéo dài và sẽ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm thường gặp như viêm não Nhật Bản, viêm màng, tay chân miệng, thủy đậu và các bệnh về da (rôm, sảy, viêm da dị ứng gây ngứa, chàm )… Nắng nóng có thể làm trầm trọng các bệnh lý mạch máu như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (như từ ngoài trời nắng vào phòng lạnh) có thể khiến mạch máu co thắt, huyết áp biến động dẫn đến tai biến nghiêm trọng.

Để phòng các bệnh trong mùa nắng nóng, BS-CK1 Trương Thị Ngọc Phú, Bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo, phụ huynh tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt; bổ sung lượng nước cần thiết và hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng vì dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay…), tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10-14 giờ)…

Còn theo BS-CK1 Phạm Thị Thanh Hằng, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115, thời tiết nắng nóng kéo dài người dân cần bổ sung nước đúng cách bằng cách uống 2-3 lít nước/ngày, bổ sung nước điện giải nếu đổ mồ hôi nhiều. Sử dụng quạt, điều hòa ở mức 26-280C, tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời.

Đối với người lao động ngoài trời cần bố trí giờ làm việc hợp lý, nên làm việc sớm hoặc muộn, tránh thời gian nắng gay gắt, nghỉ giải lao và đảm bảo uống đủ nước nếu công việc làm ngoài trời thời gian dài. Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, tránh mất nước gây nguy cơ đột quỵ.

“Khi phát hiện một người choáng váng, đau đầu, buồn nôn, da đỏ hoặc tái, mồ hôi đổ nhiều hoặc ngược lại da khô nóng, tim đập nhanh, thở dốc, lơ mơ… cần di chuyển người bệnh đến nơi râm mát, thông thoáng; cởi bớt quần áo, lau mát cơ thể bằng khăn ẩm; uống nước từ từ, tránh uống dồn dập. Đồng thời, gọi cấp cứu nếu nghi ngờ sốc nhiệt, tuyệt đối không để người bệnh tự di chuyển”, BS-CK1 Phạm Thị Thanh Hằng khuyến cáo.

Theo BS-CK2 Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện bệnh viện đang điều trị cho 32 ca viêm màng não, trong đó ghi nhận 4 trường hợp đã gặp biến chứng tụ mủ. Đây là một bệnh cấp cứu nội khoa, viêm lớp màng bao bọc não.

Bệnh thường gặp ở trẻ em, không được tiêm chủng đầy đủ. Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ nhũ nhi gồm: bú kém, quấy khóc nhiều, sốt, lừ đừ, đi ngoài phân nhầy có máu, sốt… Đối với trẻ lớn, các triệu chứng thường là đau đầu, sốt, ói, sợ ánh sáng, tiêu chảy, cổ cứng.

Nguồn: Sggp.vn


13/Th5/2025

Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) là một tiện ích của ứng dụng VNeID được thiết kế để lưu trữ và quản lý thông tin sức khỏe cá nhân của công dân, giúp thuận tiện hơn trong việc quản lý và thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh. 

Căn cứ theo Quyết định số 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm triển khai Sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID, Sổ SKĐT trên VNeID có giá trị tương đương với sổ giấy và có thể được dùng thay thế sổ giấy khi người dân đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân, bao gồm cả hình thức khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú và khám từ xa.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai sử dụng Sổ sức khỏe điện tử thay thế sổ giấy; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID. Tính đến ngày 05/5/2025, toàn Thành phố đã có 1.811.803 Sổ sức khỏe điện tử, đạt 25,18% tỷ lệ tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên tổng số nhân khẩu thường trú tại Thành phố, tăng 1,3% so với kỳ báo cáo đầu tiên.

Để có thể sử dụng tiện ích Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID, công dân cần phải cập nhật VNeID lên phiên bản mới chỉ có vì tiện ích “Sổ sức khỏe điện tử” được tích hợp vào VNeID từ phiên bản 2.1.10 trở đi (chỉ áp dụng với những tài khoản định danh điện tử mức độ 2). Để sử dụng Sổ SKĐT trên VNeID khi đi khám chữa bệnh, công dân có thể làm theo các bước sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khi sử dụng sổ Sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID công dân sẽ được hưởng nhiều tiện ích:
Người dân khi đi khám chữa bệnh có thể xuất trình Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID mà không cần mang theo sổ giấy, các thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy.
– Các thông tin tóm tắt quá trình khám, chữa bệnh của bệnh nhân được hiển thị trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID phục vụ các lần khám bệnh, chữa bệnh tiếp theo giúp thuận tiện cho quá trình theo dõi, khám chữa bệnh.

Nguồn: Tổ Công nghệ thông tin – Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng


12/Th5/2025

Nhằm tưởng nhớ những cống hiến to lớn của bà Florence Nightingale – người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của ngành Điều dưỡng hiện đại, cũng như sự ghi nhận, tôn vinh vai trò của người Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, năm 1965, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã chọn ngày 12 tháng 5 hàng năm là ngày “Quốc tế Điều dưỡng”.

Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 được lấy theo ngày sinh của bà Florence Nightingale – người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của ngành Điều dưỡng hiện đại

Năm 2025 với chủ đề “Điều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hãy quan tâm đến điều dưỡng để đẩy mạnh nền kinh tế ”, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) – đơn vị tổ chức lễ kỷ niệm IND cho biết chủ đề năm 2025 được chọn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọngcủa lực lượng điều dưỡng khỏe mạnh và an toàn đối với hoạt động chung của hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Sự kiện này đánh dấu sự tiếp nối chủ đề bao trùm nhiều năm là “Điều dưỡng viên của chúng ta, Tương lai của chúng ta”, nhằm nâng cao vị thế của ngành điều dưỡng và cho thấy tầm quan trọng của nghề này đối với hệ thống y tế.

ICN cho biết chủ đề năm 2025 được chọn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng điều dưỡng khỏe mạnh và an toàn đối với hoạt động chung của hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Tiến sĩ Pamela Cipriano, chủ tịch ICN, cho biết sáng kiến ​​này sẽ thúc đẩy tầm quan trọng của việc hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của điều dưỡng.

Tiến sĩ Cipriano cho biết: “Y tá phải đối mặt với nhiều thách thức: thể chất, tinh thần, cảm xúc và đạo đức, và điều bắt buộc là chúng ta phải giải quyết những thách thức này theo cách thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ”.

Ngày Quốc tế Điều dưỡng năm 2025 tập trung vào những lợi ích mà y tá mang lại cho nền kinh tế của các quốc gia mà họ phục vụ

Giống như chủ đề IND năm ngoái, chủ đề năm nay cũng sẽ tập trung vào những lợi ích mà y tá mang lại cho nền kinh tế của các quốc gia mà họ phục vụ.

Tiến sĩ Cipriano cho biết thêm: “Mục tiêu của chúng tôi với IND 2025 không chỉ là nêu bật những thách thức mà điều dưỡng phải đối mặt mà còn cung cấp lộ trình để tạo ra lực lượng điều dưỡng khỏe mạnh hơn.

“Bằng cách ưu tiên sức khỏe của y tá, chúng tôi đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao, có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng của chúng ta.”

Điều dưỡng là những người cộng tác đặc biệt của bác sĩ, luôn song hành với bác sĩ trên con đường chăm sóc sức khỏe người bệnh. Thiên chức nghề nghiệp của Điều dưỡng là trợ giúp người bệnh cả về thể chất và tinh thần. Với nụ cười hiền hậu và sự tận tâm yêu thương, người Điều dưỡng luôn chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình. Tại Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng, những người Điều dưỡng càng có những đặc thù riêng biệt. Chăm sóc sức khỏe khách hàng sử dụng dịch vụ về thẩm mỹ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, chi tiết, tỉ mỉ và chính xác cao, có năng lực đáp ứng và ứng biến với các cung bậc cảm xúc, tâm lý khác nhau theo từng khách hàng.

Điều dưỡng Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng miệt mài chăm sóc cho khách hàng

Tiếp nối truyền thống ngọn đèn Nightingale bất tử của ngành Điều dưỡng, các thế hệ Điều dưỡng của Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng luôn nỗ lực không ngừng trong công tác chăm sóc người bệnh, có tinh thần trách nhiệm cao, chuyên tâm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiêm chỉnh thực hiện các quy trình kỹ thuật. Cùng với đó, Điều dưỡng cũng chú trọng đổi mới giao tiếp ứng xử, đạo đức, phong cách phục vụ, thật sự yêu thương và cảm thông với người bệnh.

Điều dưỡng áp dụng nhiều kỹ thuật cao trong công tác chăm sóc người bệnh

Với những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, Điều dưỡng Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng đã góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh, xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của khách hàng.

3 dấu ấn nổi bật trong công tác Điều dưỡng tại Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng năm 2025:

  • Xây dựng, phát triển đội ngũ Điều dưỡng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, trong đó gần 32% số Điều dưỡng có trình độ đại học, đủ năng lực giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
  • Cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh và quản lý sử dụng vật tư trong cơ sở.
  • Tận tâm, tận lực phục vụ chăm sóc người bệnh, đổi mới phong cách và thái độ phục vụ, đạt chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, tích cực xây dựng văn hóa bệnh viện

Hội thi tay nghề điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng

Thông điệp của Ngày Quốc tế Điều dưỡng năm 2025 không chỉ nhằm tôn vinh, tri ân những người làm nghề này, mà còn định hình cho những bước đi tiếp theo của hệ thống y tế nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng. Đồng thời, đây cũng là nguồn động lực giúp người Điều dưỡng thêm tin tưởng vào sứ mệnh nghề nghiệp; giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò của Điều dưỡng và đặc biệt bày tỏ mong muốn thúc đẩy các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách y tế đưa ra các chính sách thiết thực, tạo đòn bẩy cho ngành Điều dưỡng Việt Nam phát triển và hội nhập.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5/2025), kính chúc đội ngũ Điều dưỡng Việt Nam nói chung và Điều dưỡng Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng nói riêng nhiều sức khỏe, luôn yêu nghề, phát huy truyền thống tốt đẹp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Dù bạn đang công tác ở vị trí nào, nghề Điều dưỡng của bạn thật đáng trân quý, hãy luôn nỗ lực hơn nữa, không ngại khó khăn, gian khổ, hết lòng vì người bệnh thân yêu.

Tổ Công nghệ thông tin – Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng


08/Th5/2025

PNO – Khi căng thẳng, mệt mỏi trong học hành, công việc hay các mối quan hệ, nhiều người chọn cách giải tỏa, vỗ về bản thân bằng bánh ngọt, trà sữa, hay sô cô la mà không biết thói quen này là nguyên nhân gây thừa cân, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường…

Liệu pháp xả stress?

Làm công việc thiết kế, thường xuyên bị áp lực “chạy deadline”, T.T.N. – 24 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước – hay căng thẳng, bức bối, đầu óc mụ mị. Tối muộn, nhớ ra mình chưa ăn cơm, cô đặt trà sữa về uống. Uống xong, cô thấy như được “sạc đầy pin”, hết cảm giác chán chường và lại tập trung làm việc. “Từ lúc đó, tôi thường uống trà sữa thay cơm. Sau đó, tôi bị nghiện trà sữa mà không hay. Tôi có thể uống trà sữa kèm các loại thạch để thay thức ăn và không thấy mệt mỏi như trước” – cô nhớ lại.

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thăm khám, điều trị cho nhiều trẻ nghiện trà sữa, bánh ngọt bị thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa - ẢNH: P.A.
Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thăm khám, điều trị cho nhiều trẻ nghiện trà sữa, bánh ngọt bị thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa – ẢNH: P.A.

Dần dà, N. bị tăng cân không kiểm soát. Gần đây, cô bị té ngã, đến bệnh viện khám mới biết bị đái tháo đường type 1, thừa cân, béo phì. Bác sĩ khuyên cô hạn chế trà sữa, bánh ngọt bởi nguy cơ bệnh nặng hơn. N. cho biết: “Tăng cân quá nhanh làm tôi mất tự tin khi đi ra ngoài. Nhưng hiện tại, tôi chưa bỏ được thói quen uống trà sữa, bởi mỗi khi nghĩ đến việc từ bỏ thì cảm giác thèm ngọt lại tăng lên”.

Trong ba lô của P.T.H. – 21 tuổi, ở huyện Hóc Môn – luôn có vài viên kẹo và 1 túi sô cô la để phòng khi bị hạ đường huyết. Từ sau khi chia tay bạn trai, H. nghiện đồ ngọt lúc nào không hay. Cô kể, một lần lướt Facebook, thấy hướng dẫn ăn sô cô la, bánh ngọt để “chữa lành”, cô liền áp dụng. “Sau khi ăn sô cô la khoảng 20 phút, tâm trạng tôi phấn chấn hơn. Từ đó, tôi mua thêm bánh, nước ngọt để dự trữ. 2 ngày liên tục ăn bánh kẹo, tinh thần tôi khá lên nhiều” – H. nói.

Biết tác hại của đồ ngọt, những ngày đầu H. cũng tập chạy bộ, bơi lội để tiêu hao năng lượng. Nhưng sau đó, cô dần dần ăn bánh thay bữa chính, ăn sô cô la liên tục, chỉ có là mỗi khi gần đến ngày “đèn đỏ”. Có lúc, H. quyết tâm “cai” đồ ngọt. Tuy nhiên, mỗi khi cố gắng cai, cô lại bị đau đầu, mệt mỏi và cáu gắt. Khi đến bệnh viện khám, H. được chẩn đoán béo phì độ 2, rối loạn nội tiết, rối loạn lo âu phải sử dụng thuốc điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai (Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học y dược TPHCM) cho biết, khi một người ăn đồ ngọt, hay các thức ăn có nhiều đường sẽ giúp tăng nồng độ serotonin trong não (hoóc môn tạo cảm giác tốt), làm cho người ăn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, đỡ căng thẳng hơn. Dần dần, chúng ta tạo ra thói quen tiêu thụ đồ ngọt và rất khó từ bỏ. Trung bình có đến 90% người khi có trạng thái không tốt đã chọn ăn đồ ngọt để cải thiện tâm trạng.

Hiểm họa từ việc lạm dụng đồ ngọt

Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai cho biết: “Ngoài hoóc môn serotonin, có rất nhiều hoóc môn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái qua các hoạt động như tập luyện thể thao, đi chơi, làm việc mình mong muốn… Tuy nhiên, việc ăn uống dễ thực hiện, cũng như một cách chiều chuộng bản thân, nên nhiều người ưu tiên ăn đồ ngọt hơn khi buồn bã, mệt mỏi, stress”. Học sinh, người trẻ hay dùng nước ngọt có gas, trà sữa… thay nước, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo khuyến cáo, trong số năng lượng nạp mỗi ngày, chỉ nên có khoảng 5 – 10% từ đường. Nhưng hiện nay, đường rất dễ bị lạm dụng trong đồ ăn, thức uống. Cần hiểu rằng, đường chỉ cung cấp năng lượng, không có dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, đạm, khoáng chất… Nếu ăn quá nhiều đường thì trở thành các chất gây hại, làm tích tụ mỡ.

Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai phân tích: “Lúc này, nếu người ăn không kiểm soát được lượng đường dung nạp sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gây bệnh lý xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì. Đó là chưa kể đến các biến chứng như: ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, hay bệnh lý xương khớp. Có bệnh nhân trẻ đến khám đã thừa nhận 1 ngày uống đến 2, 3 chai nước ngọt. Bệnh nhân không chỉ bị béo phì, đái tháo đường mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi đã thụ tinh nhân tạo nhiều lần mà không có kết quả”.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa – Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 – cho biết thêm, ăn ngọt khiến não bộ có cảm xúc hưng phấn, giúp xoa dịu tâm trạng hiệu quả. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đường gây ra các bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức, rối loạn lo âu, trầm cảm và nghiện. Từ đó gây ra bệnh tật. “Lạm dụng đồ ngọt không phải phương pháp lâu dài để điều trị stress, giải tỏa căng thẳng” – ông nói.

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt còn dẫn đến nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đối với những người đã có sẵn bệnh nền, đặc biệt là bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc béo phì. Với người bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn đồ ngọt có thể dẫn đến biến chứng cấp tính như hôn mê tăng đường huyết, hoặc lâu dài làm tổn thương thận, mắt và thần kinh. Ở bệnh nhân tim mạch, đường dư thừa dễ chuyển hóa thành mỡ, làm tăng mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.

Vì vậy, nếu quá thèm đồ ngọt, người dùng nên chọn một số loại bánh ít đường, ăn chậm và cảm nhận vị ngọt, cân nhắc ngừng lại. Bên cạnh đó, nên ăn bánh ngọt sau bữa ăn chính để tận dụng protein, chất xơ trong bữa ăn chính, hoặc ăn đồ ngọt cùng các loại trái cây, đồ ăn kèm giàu xơ, chất béo để làm chậm tốc độ hấp thu đường. Trường hợp cơn thèm ăn vẫn tiếp diễn, người bệnh có thể đến cơ sở y tế để được tư vấn nhằm kiểm soát sự dung nạp đường.

Làm sao để có thể bỏ đường?

Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai cho biết, quan điểm sử dụng đường tự nhiên sẽ không bị bệnh là rất sai. Bởi bản chất việc tiêu thụ đường quá nhiều làm dư thừa năng lượng. Cho dù đường nhân tạo hay tự nhiên vẫn tăng đường máu, gây thừa cân, béo phì. Chỉ có là khi nhiều người bận quá hay dùng bánh ngọt, nước ngọt để thay bữa ăn chính càng khiến cơ thể như bị “đầu độc”.
Lúc này, việc cai đường sẽ rất khó, bởi người ăn đang bị phụ thuộc vào hoóc môn serotonin làm dịu căng thẳng.

Chính vì vậy, cần có những hoạt động khác để tạo thêm nhiều loại “hoóc môn hạnh phúc” như: tập thể dục, đi chơi, họp mặt người thân, bạn bè, chơi với thú cưng… giúp người bệnh ít lạm dụng đường hơn.
Để giảm phụ thuộc vào đường, thay vì sử dụng đường tự nhiên, ban đầu có thể sử dụng đường không calo; rồi giảm dần lượng đường trong đồ ăn, thức uống. Không giảm đột ngột sẽ làm mất cân bằng. Cần ăn trái cây, uống nước ép rau, sử dụng rau củ, rong biển sấy…

Nguồn: Báo Phụ nữ


05/Th5/2025

 

Ngày Vệ sinh tay Thế Giới là một sự kiện chăm sóc sức khỏe toàn cầu được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 hàng năm, nhằm đoàn kết mọi người trên toàn thế giới để nâng cao nhận thức về vệ sinh tay trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, từ đó bảo vệ nhân viên y tế và người bệnh.

Từ Tổ chức WHO, chủ đề của chiến dịch vệ sinh tay năm 2025

“It might be gloves, it’s always hand hygiene”, dịch nghĩa “Đeo găng tay không thay được vệ sinh tay”. Bởi găng tay không thể thay thế cho bàn tay sạch. Nếu chủ quan, vi khuẩn vẫn có thể lây lan, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân và nhân viên y tế.

Tại Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng, vệ sinh tay không chỉ là một quy trình bắt buộc. Đó là một phần trong văn hóa chăm sóc, trong tinh thần y đức của mỗi nhân viên. Là hành động được thực hiện thường xuyên vì trách nhiệm và sự an toàn của tất cả người bệnh lẫn nhân viên y tế.

Do đó, WHO khuyến cáo mọi người cần tuân thủ quy trình 6 bước rửa tay, ở 5 thời điểm để giữ đôi bàn tay sạch.

6 bước rửa tay gồm:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng cách chà tay vào xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn (có chứa cồn) trong lòng bàn tay.
  • Bước 2: Chà rửa hai lòng bàn tay rồi đan các ngón tay với nhau để làm sạch các kẽ ngón tay.
  • Bước 3: Xoa lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái với các ngón tay đan nhau để các kẽ tay được làm sạch và ngược lại.
  • Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch khe các ngón tay bằng cách xoay cổ tay nửa vòng.
  • Bước 5: Nắm chặt ngón tay cái bàn tay phải và chà rửa ngón tay theo chuyển động tròn rồi đổi tay.
  • Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Theo đó, mỗi bước rửa tay lặp lại 5 lần các động tác, trong thời gian tối thiểu là 1 phút.

Nguồn: Tổ Công nghệ thông tin – Bệnh viện PTTM Ngô Mộng Hùng







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300