31/Mar/2022

CÔNG TY TNHH BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG

BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG
———

Số:  51 /2020/QĐ-NMH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06  năm 2020       

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế dân chủ và Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nội bộ

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHẪU THUẬT THẨM MỸ NGÔ MỘNG HÙNG

  • Căn cứ Bộ luật lao động 2012;
  • Căn cứ Thông tu 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn khiến nghị, phản ánh của Thanh tra chính phủ;
  • Căn cứ nghị định 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018  quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.                     

 QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.  Ban hành kèo theo quyết định này “Quy chế dân chủ và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nội bộ” tại Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng.

Điều 2. Ban lãnh đạo bệnh viện, trưởng các khoa phòng, Nhân viên y tế và người lao động đang công tác tại bệnh viện có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

Nơi nhận:

   – Như điều 2

   – Ban Giám đốc

   – P.HCNS

   – Lưu Phòng KHTH

GIÁM ĐỐC

 ( Đã ký )

 

 

 NGÔ MỘNG HÙNG

QUY CHẾ DÂN CHỦ

TẠI BỆNH VIỆN PHẪU THUẬT THẨM MỸ NGÔ MỘNG HÙNG

CÔNG TY TNHH BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG

BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG HÙNG
———

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

                  Tp. HCM, ngày 01 tháng 06  năm 2020

QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI BỆNH VIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số  51/2020/QĐ-NMH  ngày 01 tháng 06 năm 2020

của Hội đồng thành viên Giám đốc CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN PHẪU THUẬT THẪM MỸ NGÔ MỘNG HÙNG

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, đại diện tập thể người lao động trong việc thực hiện dân chue ở cơ sở tại Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng ( BV PTTM Ngô Mộng Hùng)

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang làm việc tại BV PTTM Ngô Mộng Hùng ( gọi chung là người lao động – NLĐ)

Giám đốc BV PTTM Ngô Mộng Hùng

Ban chấp hành Công đoàn BV PTTM Ngô Mộng Hùng

Điều 3: Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc

Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình  đẳng, công khai và minh bạch.

Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động( NSDLĐ) và người lao động

Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội

Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc

Thực hiện trái các quy định của pháp luật.

Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước.

Xâm phạm lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.

Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.

Chương II

NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 5: Nội dung NSDLĐ phải công khai cho NLĐ biết

  • Tình hình nhiệm vụ, công tác, công việc, kinh doanh
  • Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
  • Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  • Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
  • Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Hình thức công khai:
  • Niêm yết trên bảng tin
  • Thông báo cho người phụ trách các bộ phận
  • Thời hạn công khia ít nhất 10 ngày liên tục

Điều 6:Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến

  • Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.
  • Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
  • Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Hình thức lấy ý kiến
  • Lấy ý kiến trực tiếp từ NLĐ
  • Lấy ý kiến thông qua BCH Công đoàn cơ sở
  • Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến NLĐ

Điều 7: Những nội dung NLĐ trong công ty được quyết định

  • Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.
  • Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  • Các nội dung khác theo quy định của pháp luật

Điều 8: Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát

  • Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
  • Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.
  • Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.
  • Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  • Hình thức giám sát:
  • Thông qua chức nằng kiểm tra giám sát của BCH công đoàn cơ sở;
  • Giám sát thông qua Hội nghị người lao động hàng năm
  • Giám sát thông qua hình thức công khai, dân chủ;
  • Giám sát thông qua các họa động tại nơi làm việc…

Chương III
HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 9. Đối thoại tại nơi làm việc

  1. Đối thoại tại nơi làm việc

 Được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ 3 tháng/ lần  hoặc khi một bên có yêu cầu. Nếu trùng vào thời gian tổ chức hội nghị NLĐ thì không tổ chức đối thoại định kỳ.

  1. Nội dung đối thoại

NSDLĐ chủ trì phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc để trao đổi, thảo luận các nội dung:

  • Tình hình khám chữa bệnh, tài chính kinh doanh của Bệnh viện
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  • Điều kiện làm việc
  • Yêu cầu của NLĐ, công đoàn cơ sở với NSDLĐ
  • Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ và công đoàn cơ sở.
  • Nội dung khác mà hai bên quan tâm
  1. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại

Mỗi bên tham gia đối thoại quyết dịnh thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại. Thành phần bắt buộc tham gia gồm:

  • Phía NSDLĐ: NSDLĐ( hoặc người được ủy quyền), Trưởng phòng nhân sự, Kế Toán Trưởng( do NSDLĐ chọn cử ra và quyết định thành lập, trên cơ sở nội dung đề nghị đối thoại)
  • Phía Tập thể người lao động: Chủ tịch công đoàn hoặc phó chủ tịch công đoàn làm tổ trưởng, đại diện ủy viên BCH công đoàn cơ sở. Đại diện người lao động.
  • Thư ký Hội nghị: Do NSDLĐ và CĐCS thống  nhất chọn;  không tham gia thành phần đối thoại hai bên; có nhiệm vụ In ấn tài liệu, chuẩn bị điều kiện vật chất, địa điểm tổ chức đối thoại, ghi chép nội dung biên bản đối thoại.
  1. Thời gian tổ chức đối thoại
  • Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 3 tháng/lần vào tuần thứ hai của tháng cuối Quý. Khi có việc đột xuất bất khả kháng NSDLĐ và BCH CĐCS phải thống nhất thay đổi thời gian đối thoại nhưng không quá 15 ngày.
  • Quý I hằng năm là thời điểm tổ chức hội nghị người lao động Bệnh viện thì bệnh vienj không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
  • Đối thoại đột xuất:
  • Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại đột xuất thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối  thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với ban chấp hành CĐCS tổ chức đối thoại.
  • Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tô chức đối thoại được thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
  1. Quy trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
  2. Quy trình tổ chức đối thoại thực hiện qua các bước sau:

B1: Tổng hợp nội dung, yêu cầu đối thoại

B2: Thống nhất nội dung đối thoại giữa các bên

B3: NSDLĐ ban hành Quyết định, kế hoạch đối thoại gồm: chương trình, thời gina, địa điểm, thành phần, phân công nhiệm vụ.

B4: Đối thoại

  • Nội dung thống nhất: Công khai cho NLĐ và tổ chức thực hiện
  • Nội dung không thống nhất: Đưa vào hội nghị đối thoại tiếp theo hoặc giải quyết tranh chấp lao động.
  1. Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại:
  • Sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, Chủ tịch CĐCS gửi văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức đối thoại định kỳ. CĐCS và NSDLĐ tổng hợp và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản tổ chức đối  thoại định kỳ tại nơi làm việc. Quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải gửi đến Chủ tịch CĐCS ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại.
  • Người sử dụng lao động và chủ tịch Cộng đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, tài liệu, số liệu liên quan cho buổi đối thoại.
  • Nội dung đối thoại phía tập thể NLĐ phải được tổng hợp lấy ý kiến từ NLĐ ở các bộ phận( lấy ý kiến trực tiếp hoặc lấy ý kiến từ cuộc họp BCD CĐCS)
  1. Tổ chức đối thoại
  • Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tiến hành với sự có mặt ít nhất 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên theo khoản 3 điều 10 quy chế này. Trường hợp hội nghị đối thoại không đủ số thành viên thì quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó.Thời gian hoãn không quá 05 ngày làm việc.
  • Trong quá trình đối thoại các thành viên tham gia có trách nhiệm phân tích, giải trình, phản biện, cung cấp thông tin, Số liệu, Tư liệu, Trao đổi, Thảo luận trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, dân chủ.
  1. Chương trình Hội nghị đối thoại
  • Người SDLĐ và chủ tịch CĐCS đồng chủ trì.
  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
  • Báo cáo kết quả thực hiện biên bản đối thoại lần trước;
  • Đại diện mỗi bên trình bày nội dung mỗi bên đưa ra đối thoại;
  • NSDLĐ và chủ tịch CĐCS điều hành thảo luận, trả lời thống nhất từng nội dung đối thoại của mỗi bên.
  • Thống nhất các bên, kết luận từng nội dung đối thoại
  • Thông qua biên bản đối thoại
  • Kết thúc đối thoại

Nội dung biên bản đối thoại phải ghi rõ những nội dung đã thống nhất, biện pháp tiến độ thực hiện, nội dung chưa thống nhất và cách thức giải quyết tiếp

  1. Kết thúc đối thoại
  • Đại diện hai bên ký tên, đóng dấu xác nhân nội dung đối thoại
  • Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi bên tham gia giữ một bản, 01 bản niêm yết thông báo cho nội bộ Bệnh viện, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự.
  1. Đối thoại khi một bên có yêu cầu
  2. Trường hợp một bên có yêu cầu đối thoại bằng văn bản thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với BCH CĐCS tổ chức đối thoại.
  3. Số lượng, thành phần, chương trình đối thoại và trách nhiệm các bên thực hiện như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Điều 10. Hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.  Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.

  1. Thời gian, hình thức tổ chức hội nghị người lao động
  2. Thời gian: Hội nghị người lao động Công tu được tổ chức ít nhất một năm 1 lần, vào quý I hàng năm
  3. Hình thức tổ chức: Hội nghị toàn thể
  4. Thành phần tham gia hội nghị

Toàn thể NLĐ trong Bệnh viện

Đại biểu đương nhiêm bao gồm: Giám đốc, PGĐ, Kế toàn trưởng, trưởng phòng nhân sự và BSH Công đoàn cơ sở.

  1. Nội dung hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động Công ty tập trung thảo luận các nội dung sau:

  • Tình hình khám chữa bệnh, tài chính kinh doanh của Bệnh viện
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  • Điều kiện làm việc
  • Yêu cầu của NLĐ, công đoàn cơ sở với NSDLĐ
  • Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ và công đoàn cơ sở.
  • Nội dung khác mà hai bên quan tâm
  1. Chuẩn bị Hội nghị Người lao động
  2. Trước thời gian dự kiến tổ chức hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc sẽ chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị hội nghị, tham gia cuộc họp chuẩn bị gồm có: Giám đốc, chủ tịch Công đoàn, một số người có liên quan…
  3. Nội dung cuộc họp sẽ thống nhất về kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm, số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu, phân công chuẩn bị điều hành Hội nghị.
  4. Phân công trách nhiệm chuẩn bị:

Giám đốc BV chuẩn bị: Báo cáo thực hiện các nội dung như: tình hình KCB, thực hiện HĐLĐ, nội quy, quy chế Bệnh viện, ddieuf kiện làm việc, ATVSLĐ, kết quả giải quyết các kiến nghị của NLĐ, việc thực hiện nghị quyết hội nghị lần trước…

Ban chấp hành công đoàn chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp kiến nghị đề xuất của CNLĐ…

  1. NSDLĐ và chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, các nội dung lấy ý kiến tại hội nghị, sửa dổi quy chế Bệnh viện
  2. Chương trình của Hội nghị người lao động

Diễn ra cụ thể như sau:

  • Bầu đoàn chủ tịch, Đoàn chủ tịch cử thư ký
  • Thông qua chương trình Hội nghị
  • Trình bày các văn bản báo cáo
  • NLĐ thảo luận kiến nghị đề xuất
  • NSDLĐ giải đáp thắc mắc; bàn biệp pháp cải tiến: điều kiện làm việc, nâng cao đời sống NLĐ…
  • Ký kết, sửa đổibổ sung Thỏa ước lao động tập thể.
  • Tổ chức khen thưởng, phát động phong trào thi đua, ký giao ước thi đua;
  • Thông qua Nghị quyết.
  1. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị:
  2. Nười sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở toorchuwcs phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết Hội nghị Người lao động đến toàn thể NLĐ
  3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ

Định kỳ 6 tháng 1 lần NSDLĐ phối hợp với các CĐCS tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết; kết quả thực hiện kiến nghị của NLĐ

Điều 11: Các hình thức thực hiện dân chủ khác

  1. Hệ thống thông tin nội bộ, niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại đơn vị.
  2. Hòm thư góp ý kiến.
  3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  4. Cung cấp trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo, họp chuyên môn  tại Bệnh viện.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12: Trách nhiệm thi hành

NSDLĐ, LNĐ BV PTTM Ngô Mộng Hùng  căn cứ Quy chế này và các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước để thực hiện phát huy quyền dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, góp phần xây dượng phát triển Bệnh viện và đảm bảo quyền , lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể NLĐ.

Trưởng các khoa phòng, đơn vị thuộc Bệnh viện có trách nhiệm phối hợp với công đoàn phổ biến đến toàn thể NLĐ công ty triển khai thực hiện quy chế này. Trong quá tình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh Giám đốc và BCH Công đoàn sẽ xem xét sửa đổi, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.

 

GIÁM ĐỐC

  

( Đã ký )

 

NGÔ MỘNG HÙNG







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300