01/Th3/2025

Ban Lãnh đạo Bệnh viện:

  1. GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN: BS CKI NGÔ MỘNG HÙNG
  2. PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BỆNH VIỆN: HỒ LỆ THÙY

Các Phòng/Ban chức năng:

1.Khoa Khám bệnh cấp cứu

  • Khoa Khám bệnh cấp cứu có nhiệm vụ tiếp nhậnngười bệnh đến cấp cứu, khám và tư vấn người bệnh đến khám tại bệnh viện, chọn lọc người bệnh vào điều trị ngoại trú, nội trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu .
  • Trưởng khoa: BS CKI Trần Đức Hữu
  • Tổng số nhân sự: 5

2.Khoa Cận Lâm Sàng

  • Khoa Cận lâm sàng bao gồm phòng chẩn đoán hình ảnh và phòng xét nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện các kĩ thuật siêu âm, X-Quang và xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, miễn dịch, vi sinhphục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân ngoại trú, nội trú.
  • Trưởng khoa: BS CKI Mai Anh
  • Tổng số nhân sự: 5

3.Khoa Dược

  • Khoa Dược quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện toàn bộ công tác dược nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao; tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  • Trưởng khoa:  Nguyễn Thị Thanh Trúc
  • Tổng số nhân sự: 3

4.Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ

  • Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ có nhiệm vụ điều trị và thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ nội trú, ngoại trú cho khách hàng có nhu cầu làm đẹpvà quản lý người bệnh nội trú.
  • Trưởng khoa: BS CKI Võ Tấn Sĩ
  • Tổng số nhân sự: 8

5.Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức

    • Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức đảm nhiệm công tác gây mê – hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật, phối hợp với các chuyên khoa khác để đạt hiệu quả điều trị cao chỉ có.
    • Trưởng khoa: BS CKII Trương Thị Mỹ Hạnh
    • Tổng số nhân sự: 11

6.Phòng Kế hoạch tổng hợp – Quản lý chất lượng

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp – Quản lý chất lượng có chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả thực hiện quy chế bệnh viện.
  • Trưởng phòng: BSCKI Ngô Hồng Phúc
  • Tổng số nhân sự: 3

7.Phòng Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn

  • Phòng Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩncó nhiệm vụ giám sát, đôn đốc các khoa, phòng thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; xử lý chất thải lây nhiễm; cung cấp dụng cụ, trang thiết bị y tế, đồ vải tiệt khuẩn cho hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
  • Tổ chức điều hành và kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc người bệnh theo quy định; định hướng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chăm sóc người bệnh.
  • Trưởng phòng:  CNĐD. Nguyễn Thị Bích Toàn
  • Tổng số nhân sự: 5

8.Phòng Hành chínhnhân sự

  • Phòng Hành chính nhân sự đảm nhiệm toàn bộ công tác hành chính, hậu cần, văn thư lưu trữ, an ninh trật tự trong bệnh viện.
  • Trưởng phòng:  CN. Hồ Thị Vân
  • Tổng số nhân sự: 2

9.Phòng Tài chính kế toán

  • Phòng Tài chính kế toán có chức năng thực hiện công tác tài chính, kế toán, quản lý thu – chi của bệnh viện theo đúng quy định của pháp luật.
  • Trưởng phòng: CN. Lê Nguyễn Kim Anh
  • Tổng số nhân sự: 1

28/Th2/2025

Không phải chị em nào cũng biết cách chọn size túi ngực như thế nào là đúng để nâng ngực đẹp một cách tự nhiên. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem cách chọn size túi ngực như thế nào để chị em có thể có được vòng một đầy quyến rũ, cuốn hút.

Cách chọn size túi ngực sao cho cân đối, phù hợp với cơ thể sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực là “vấn đề nan giải” của rất nhiều chị em khi muốn trùng tu vòng một của mình. Nếu bạn đang không biết phải làm sao thì bài viết này là dành cho bạn, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các chị em cách chọn size túi ngực và những điều lưu ý khi chọn để chị em có được vòng một như ý.

Các size túi ngực

Phương pháp nâng ngực đặt túi là phương pháp giúp tăng kích thước vòng một nhanh chóng, an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài chỉ có hiện nay. Những ai có vòng ngực nhỏ, lép do có ít mô tuyến ngực thì việc đặt túi ngực là giải pháp ưu việt giúp cải thiện bầu ngực hiệu quả như ý muốn. 

Cách chọn size túi ngực phù hợp và những lưu ý khi nâng ngực
Các size túi ngực trong nâng ngực

Size túi ngực trong phẫu thuật nâng ngực chính là thể tích túi được tính bằng đơn vị centimet khối, đó là lý do tại sao bạn thường thấy c được sử dụng để ghi nhãn kích thước. Hiện nay, có rất nhiều size túi ngực khác nhau như: 225cc, 250cc, 275cc, 280cc, 300cc, 350cc, 400cc, 500cc… Tùy thuộc vào từng thể trạng mà size túi ngực đặt vào cơ thể sẽ khác nhau. Size túi ngực phù hợp sẽ giúp tạo vòng một cân đối, đều đặn sau khi nâng ngực. Với trường hợp khách hàng có bầu ngực không cân xứng quá nhiều thì phải đặt 2 túi ngực có kích cỡ khác nhau.

Cách chọn size túi ngực phù hợp

Cách chọn size túi ngực sao cho phù hợp để sau thẩm mỹ có dáng ngực đẹp cân đối và hài hòa với cơ thể là điều rất quan trọng. Vì vậy, trước khi quyết định tiến hành nâng ngực bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tư vấn cách chọn size túi ngực phù hợp chỉ có. Dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn size túi ngực phù hợp:

Vóc dáng cơ thể

Tùy thuộc vào vóc dáng cơ thể của từng người sẽ tương ứng với một size túi ngực. Đối với những ai sở hữu dáng người nhỏ nhắn, túi ngực độn nhô cao sẽ lý tưởng nhờ vào chiều rộng hẹp hơn. Trong khi đó, túi ngực nhỏ có thể thích hợp với những ai có vai rộng và vóc dáng lớn hơn để đảm bảo tỷ lệ cơ thể cân đối.

Kích thước vòng một

Chiều rộng của bộ ngực tự nhiên, hình dạng và kích thước của thành ngực sẽ có vai trò quyết định size túi ngực phù hợp để có được vòng một đầy đặn với hình dạng và cấu hình như ý muốn.

Cách chọn size túi ngực phù hợp và những lưu ý khi nâng ngực

Đảm bảo tỷ lệ vàng trong nâng ngực

Hình dáng khuôn ngực hai bên phải đảm bảo thật đều đặn, núm vú hướng thẳng phía trước, hai núm vú và cổ tạo với nhau thành tam giác cân hoặc hình chữ Y. Khi nhìn nghiêng, phần nhô của bầu ngực với nhũ hoa sẽ tạo thành một đường dốc thẳng, không phải cứ nhô cao là đẹp. 

Theo nhu cầu của khách hàng

Tùy theo mong muốn của khách hàng về hình dáng và kích thước vòng một mà bác sĩ sẽ có tư vấn, lời khuyên hữu ích giúp lựa chọn size túi ngực phù hợp chỉ có để khách hàng có bầu ngực đẹp chuẩn như ý muốn. 

Lưu ý khi chọn kích thước túi ngực

Để thẩm mỹ nâng ngực có được kết quả như ý, vòng một đẹp cân đối tự nhiên và an toàn thì chị em nên chú ý:

Chọn size túi ngực phù hợp

Việc lựa chọn size túi ngực phù hợp phải dựa trên các yếu tố về hình thể:

  • Chiều cao.
  • Cân nặng.
  • Tình trạng thành ngực (da ngực mỏng hay dày).
  • Mức độ co dãn của da vùng ngực, ngực có độ chảy xệ hay không.

Kết quả sau nâng ngực 

Đa số các chị em phụ nữ có bầu ngực lệch nhau, tùy thuộc vào độ lệch mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn size túi ngực phù hợp để đảm bảo được độ cân bằng và giúp vòng một trở về trạng thái gần như cân đối sau nâng ngực.

Ngực sau nâng mềm mại tự nhiên

Hiện nay có rất nhiều loại túi ngực với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau như: Túi ngực tròn, hình giọt nước, túi ngực linh hoạt. Mỗi loại túi ngực sẽ thích hợp với cơ địa và dáng ngực của từng người. Chị em phụ nữ cần tìm đến bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín, có công nghệ hiện đại với bác sĩ chuyên môn cao để được tư vấn chi tiết. 

Một số mẹo chọn size túi ngực

  • Nhìn chung, túi ngực lớn hơn 400cc được cho là sẽ đi kèm với rủi ro xê dịch cao hơn.
  • Chọn túi ngực lớn hơn không đồng nghĩa với việc tăng kích thước vòng một quá nhiều. Nếu sở hữu vòng ngực rộng và cao, bạn có thể cần túi ngực lớn hơn so với tính toán để đạt được kích thước vòng m như mong muốn. Ngược lại, với những chị em có thân hình nhỏ nhắn tự nhiên thì có thể đạt được những thay đổi tốt hơn khi chọn size túi ngực vừa phải.
  • Xem xét kỹ hình ảnh trước và sau khi thực hiện nâng ngực thẩm mỹ của các chị em có kích thước ngực và tỷ lệ cơ thể tương tự với cơ thể bạn vì điều này có thể giúp bạn chọn size túi ngực phù hợp hơn.
  • Để đảm bảo kết quả không thất vọng, bạn nên trình bày rõ ràng, chi tiết mong muốn của mình với bác sĩ phẫu thuật.
  • Đừng nên để người khác như bạn bè, đồng nghiệp ảnh hưởng đến cách chọn size túi ngực của bạn. Phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn trong thời gian rất dài vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đang đưa ra quyết định đúng đắn.

Bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách chọn size túi ngực, lưu ý và một số mẹo hữu ích. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn có thể chọn size túi ngực phù hợp với bản thân để có được vòng một đầy quyến rũ như mong muốn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp


26/Th2/2025

Tuổi thọ trung bình của người dân Thành phố tăng từ 66 tuổi năm 1979 lên 76,6 tuổi năm 2024, cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước là 74,7 tuổi. Chiều cao trung bình của dân số đã được cải thiện đáng kể ở cả hai giới, tương ứng 168,2 cm (năm 2014) lên 169,2 cm (năm 2019) ở nam và 155,9 cm (năm 2014) lên 157,0 cm (năm 2019) ở nữ.

Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển của Ngành y tế Thành phố, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, củng cố y tế cơ sở và phát triển y tế cộng đồng luôn được xem là những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện. Đây được xem là nền tảng để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; đồng thời, khi triển khai hiệu quả sẽ giúp Ngành y tế Thành phố có thêm nguồn lực và thời gian để triển khai các kỹ thuật chuyên sâu, hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN.

Ngay sau ngày giải phóng, trước những khó khăn do chiến tranh để lại, Ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo nhằm nâng cao sức khỏe người dân, góp phần cùng cả nước vượt qua giai đoạn tái thiết đất nước vừa thống chỉ có trong bối cảnh thiết bị y tế, vật tư và nguồn dự trữ thuốc men, nguyên liệu cạn dần.

Với phương châm y tế phải “gần dân, thuận lợi cho dân”, “Phòng bệnh là chính, điều trị là quan trọng”, Ngành y tế đã thành lập trạm vệ sinh phòng dịch Thành phố và các đội vệ sinh phòng dịch ở quận huyện cùng các trạm y tế phường, xã. Đây là lực lượng nòng cốt giúp triển khai phong trào ‘‘5 dứt điểm’’[1] và xây dựng ‘‘3 công trình vệ sinh’’[2], sau đó là 10 điểm trong chương trình săn sóc sức khỏe ban đầu[3] tại các trạm y tế, góp phần làm giảm và khống chế được các dịch bệnh như sốt rét, dịch tả, dịch hạch, thương hàn, sốt xuất huyết…; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ mù lòa, tăng sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm thuốc men sau giải phóng.

Chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955 – 27/2/2025: Hành trình 50 năm phát triển y tế cộng đồng góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM
Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân tại các trạm y tế phường, xã (7-1975).

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia được Bộ Y tế triển khai thí điểm từ năm 1981 và triển khai toàn quốc từ năm 1986, đã góp phần kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm tại Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và loại trừ uốn ván sơ sinh từ năm 2005; các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc xin như ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi đều giảm đáng kể. Đến nay, sau gần 40 năm thực hiện, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tại Thành phố luôn đạt trên 95%, giữ vững được thành quả thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh. Bên cạnh đó, nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác cũng đã được loại trừ như sốt rét từ năm 2020 và bệnh phong từ năm 2023

Chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955 – 27/2/2025: Hành trình 50 năm phát triển y tế cộng đồng góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM
Người dân đưa trẻ đến Trạm y tế phường 8, quận Gò Vấp để tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Là địa phương chịu gánh nặng bệnh HIV/AIDS lớn chỉ có trong cả nước, trong 35 năm tính từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990, Thành phố đã triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp về xã hội và về chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và kinh phí của các tổ chức quốc tế, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyến sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành “Mục tiêu 95” gồm có 95% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình (hiện đạt 93.5%); 95% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV (hiện đạt 92.8%); 95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác (hiện đạt 98%) và hướng tới mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030. Những thành tựu kể trên không thể không nhắc đến sự đóng góp thầm lặng của những nhân viên y tế Thành phố đang công tác tại Bệnh viện Nhân Ái, tỉnh Bình Phước (nơi điều trị cho những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối) và Khu điều trị phong Bến Sắn, tỉnh Bình Dương (nay là Bệnh viện Bến Sắn) cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương các tỉnh bạn. Ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh luôn ghi nhớ và trân trọng những tình cảm quý báu đó.

Từ bài học kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh trong hàng chục năm qua và đặc biệt từ đại dịch COVID-19, Ngành y tế đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Đề án “Củng cố tổ chức, bộ máy và nâng cao năng lực Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố”, trong đó củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh triển khai rộng khắp thành phố, kết nối từ các cơ sở khám chữa bệnh đến tận các trạm y tế phường xã nhằm nâng cao khả năng chủ động giám sát, dự báo, phát hiện sớm và kiểm soát dịch, không để rơi vào thế “bị động” trong công tác phòng chống dịch. Đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực giám sát và cảnh báo dịch bệnh, như hợp tác với Tổ chức OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford – Anh Quốc), với CDC Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) trong thời gian qua. Đáp ứng nhanh chóng hiệu quả của Thành phố đối với dịch sởi trong năm 2024 là một minh chứng rõ nét cho thành công của hoạt động này. Ngay khi phát hiện những ca bệnh sởi đầu tiên sau hơn 3 năm không phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát miễn dịch cộng đồng trên địa bàn Thành phố (với sự hỗ trợ kỹ thuật của OUCRU) cho thấy chỉ có 86% trẻ em từ 9 tháng đến dưới 5 tuổi có miễn dịch với bệnh sởi, thấp hơn nhiều so với ngưỡng cần thiết là 95%, kết hợp với kết quả đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi bằng bộ công cụ của Tổ chức Y tế thế giới, Sở Y tế đã sớm nhận định dịch sởi sẽ bùng phát tại Thành phố. Từ đó, Sở Y tế đã mạnh dạn tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố công bố dịch sởi và ban hành kế hoạch phòng chống bệnh sởi. Điều này đã giúp Thành phố chủ động kiểm soát và ngăn chặn kịp sự lan rộng của dịch. Đến thời điểm hiện tại số ca mắc đang giảm ở các nhóm tuổi, thành phố hướng tới kết thúc dịch sởi trong năm 2025.

Bên cạnh những “dấu ấn” trong công tác phòng, chống dịch, những năm qua, Thành phố và Ngành y tế đã nỗ lực củng cố hệ thống y tế cơ sở, phát triển y tế cộng đồng và triển khai các chương trình sức khỏe góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhiều hoạt động giúp củng cố và nâng cao chất lượng y tế cơ sở được triển khai như: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trạm y tế để đảm bảo chuyển đổi hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; Tăng cường nguồn nhân lực cho y tế cơ sở thông qua Nghị quyết tốt/2022/NQ-HĐND ngày 07 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố[4] và hình thành mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng thông qua Đề án “Chính sách đặc thù phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng” đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; Tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế thông qua kết nối hội chẩn từ xa (hệ thống telemedicine) với các bệnh viện tuyến trên, triển khai X-Quang kỹ thuật số có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tại trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ; Đấu thầu thuốc từ riêng lẻ sang đấu thầu gộp cho tuyến y tế cơ sở nhằm đáp ứng đủ cơ số thuốc cho trạm y tế; Triển khai gói can thiệp thiết yếu về bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (gọi tắt là chương trình WHO-PEN) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Y tế Thế giới…

Chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955 – 27/2/2025: Hành trình 50 năm phát triển y tế cộng đồng góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chúc mừng và chung vui với các thầy thuốc trẻ trong Lễ khai mạc Ngày hội việc làm lần thứ 1 năm 2023, trong đó có nhiều bác sĩ trẻ đã chọn về công tác lâu dài tại tuyến y tế cơ sở

Nhiều chương trình sức khỏe đã được triển khai hiệu quả nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách toàn diện từ khi còn trong bụng mẹ đến lúc tuổi già như chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em, sức khỏe sinh sản, chương trình sức khỏe học đường, chương trình khám sức khỏe cho người cao tuổi, chương trình thí điểm chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh…

Các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời được triển khai thực hiện rất hiệu quả từ năm 2008 thông qua hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh (với tỉ lệ sàng lọc trước sinh, sơ sinh hàng năm trên 80%), giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được chú trọng và tăng cường. Từ năm 2024, chương trình khám sức khỏe cho người cao tuổi được triển khai thống chỉ có trên toàn Thành phố (Kế hoạch số 2762/KH-UBND) nhằm phát hiện sớm, kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính và tiết kiệm chi phí điều trị. Nhờ đó, bước đầu Ngành y tế đã xác định mô hình bệnh tật của người cao tuổi trên địa bàn Thành phố[5] để có những biện pháp điều trị và chăm sóc kịp thời.

Chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955 – 27/2/2025: Hành trình 50 năm phát triển y tế cộng đồng góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM
Người cao tuổi đang được thăm khám sức khỏe miễn phí tại Trạm y tế phường Linh Trung.

Đặc biệt, không chỉ chăm sóc sức khỏe thể chất, Ngành y tế còn triển khai cái chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân, chỉ có là sau đại dịch COVID-19, như: Tham mưu Thành phố ban hành Kế hoạch số 4295/KH-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2023 về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Triển khai thêm hoạt động “Cấp cứu trầm cảm” do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh đảm trách; Triển khai tầm soát phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần cho các nhóm đối tượng khác nhau…

Đồng thời, ngày 24/6/2021, Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định số 2297/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân giai đoạn 2021-2030”. Đề án là bước ngoặt quan trọng nhằm đánh giá lại toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian qua cũng như đề ra các giải pháp mới, toàn diện hơn.

50 năm qua, Ngành y tế tự hào đã góp phần hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dân số, giúp nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR), tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) và tỷ số chết mẹ đều giảm mạnh[6]. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em luôn duy trì ở mức thấp chỉ có cả nước[7]. Tầm vóc, thể lực người dân Thành phố ngày càng được cải thiện: Chiều cao trung bình của dân số (khảo sát ở học sinh 17 tuổi) đã được cải thiện đáng kể ở cả hai giới, tương ứng 168,2 cm (năm 2014) lên 169,2 cm (năm 2019) ở nam và 155,9 cm (năm 2014) lên 157,0 cm (năm 2019) ở nữ. Tuổi thọ trung bình của người dân Thành phố tăng từ 66 tuổi năm 1979 lên 76,6 tuổi năm 2024[8], cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước là 74,7 tuổi[9].

Bên cạnh những thành quả đáng tự hào đạt được, Ngành y tế Thành phố vẫn còn phải giải quyết nhiều thách thức mới như: Gánh nặng bệnh tật kép với sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm trong khi các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi vẫn tiếp tục xuất hiện; sự gia tăng của các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như tình trạng già hóa dân số, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, hành vi lối sống bất lợi cho sức khỏe…

Trong năm 2025, Ngành y tế tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Đề án chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân thành phố và một số giải pháp góp phần làm tăng tổng tỷ suất sinh giai đoạn 2025-2030 nhằm đảm bảo mọi người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và chất lượng, sống trong môi trường an toàn, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Qua đó, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ mang thai, bào thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, người lao động và người cao tuổi, đồng thời làm tăng tổng tỷ suất sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho sự phát triển của Thành phố trong tương lai.

Với quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP.HCM với những nghị quyết, chính sách đặc thù, với sự hỗ trợ hiệu qủa của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình hợp tác quốc tế về y tế, ngành y tế TP đã và đang triển khai nhiều giải pháp tổng thể nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, không chỉ góp phần cải thiện sức khỏe thế hệ hiện tại mà còn đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các thế hệ tương lai, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, phát triển toàn diện và bền vững.

[1] (1) Dứt điểm về 03 công trình vệ sinh; (2) Dứt điểm về quản lý sức khỏe; (3) Dứt điểm về sinh đẻ có kế hoạch; (4) Dứt điểm về trồng và sử dụng thuốc Nam; (5) Dứt điểm về kiện toàn tổ chức y tế cơ sở và quận huyện.

[2] (1) nhà tiêu hợp vệ sinh; (2) cung cấp nước sạch và (3) xử lý rác thải.

[3] (1) Giáo dục sức khỏe; (2) Kiểm soát bệnh dịch ở địa phương; (3) Tiêm chủng mở rộng; (4) Bảo vệ bà mẹ trẻ em; (5) Cung cấp thuốc thiết yếu; (6) Cung cấp lương thực, thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn; (7) Điều trị và phòng bệnh; (8) Cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường; (9) Quản lý sức khỏe và (10) Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở.

[4] Nghị quyết gồm 3 chính sách như sau: (1) Chính sách tăng cường nguồn nhân lực cho trạm y tế đối với bác sĩ tham gia chương trình thực hành tại Bệnh viện đa khoa gắn với trạm y tế; Điều dưỡng, hộ sinh tham gia thực hành tại trạm y tế; (2) Chính sách thu hút người lao động cao tuổi có chuyên môn y tế trình độ từ cao đẳng trở lên hoặc trung cấp y sĩ tham gia công tác tại trạm y tế; (3) Chính sách hỗ trợ kinh phí hợp đồng nhân viên vệ sinh, bảo vệ làm việc tại trạm y tế.

[5] Sở Y tế ghi nhận có 61,6% người cao tuổi bị tăng huyết áp, 25,68% người cao tuổi mắc và nghi ngờ đái tháo đường, 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng; 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu; 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã…

[6] Năm 2020, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 13,9 trẻ tử vong trên 1.000 trẻ sinh sống. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 22,3 trẻ tử vong trên 1.000 trẻ sinh sống. Tỷ số chết mẹ giảm mạnh hiện chỉ còn 46 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm 2019.

[7] Cụ thể, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 18,1% năm 1999 xuống còn 4,5% năm 2024, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 14,5% năm 1999 xuống còn 5,8% năm 2024, tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ giảm từ 23,5% năm 1999 xuống còn 5,6% năm 2024.

[8] Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố.

[9] Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.

Nguồn: SỞ Y TẾ TP.HCM


24/Th2/2025

Dị ứng thực phẩm có thể đe dọa tính mạng. Mới đây FDA đã phê duyệt thuốc xolair để trị tình trạng này. Đây là thuốc đầu tiên và duy chỉ có được cơ quan này cho phép để giảm phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng một hoặc nhiều thực phẩm…

Thuốc xolair (omalizumab) thuộc nhóm kháng thể đơn dòng liên kết với immunoglobulin E (IgE) – loại kháng thể gây ra phản ứng dị ứng và ngăn chặn IgE liên kết với các thụ thể của nó.

Thuốc dùng điều trị dị ứng thực phẩm cho một số người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên, làm giảm phản ứng dị ứng (loại I), bao gồm giảm nguy cơ sốc phản vệ, có thể xảy ra khi vô tình tiếp xúc với một hoặc nhiều loại thực phẩm. Bệnh nhân dùng xolair phải tiếp tục tránh những thực phẩm mà họ bị dị ứng.

Xolair được thiết kế để sử dụng nhiều lần nhằm giảm nguy cơ phản ứng dị ứng và không được phê duyệt để điều trị khẩn cấp ngay lập tức các phản ứng dị ứng, bao gồm cả sốc phản vệ.

Người bị dị ứng thực phẩm có thêm thuốc điều trị mới
Một số thực phẩm dễ gây dị ứng.

Việc phê duyệt chỉ định mới này cho xolair sẽ cung cấp một lựa chọn điều trị nhằm giảm nguy cơ phản ứng dị ứng có hại ở một số bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm qua trung gian IgE. Mặc dù không loại bỏ được tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc cho phép bệnh nhân tiêu thụ các chất gây dị ứng thực phẩm một cách thoải mái, nhưng việc sử dụng nhiều lần sẽ giúp giảm tác động đến sức khỏe nếu xảy ra tình trạng phơi nhiễm ngẫu nhiên với thực phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Hoa Kỳ, nhiều người bị dị ứng thực phẩm và việc tiếp xúc với (các) thực phẩm cụ thể mà họ bị dị ứng có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Hiện tại không có cách chữa trị dị ứng thực phẩm.

Xolair ban đầu được phê duyệt vào năm 2003 để điều trị bệnh hen suyễn dị ứng dai dẳng từ trung bình đến nặng, trị chứng mày đay tự phát mạn tính và viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi ở một số bệnh nhân.

Các tác dụng phụ thường gặp chỉ có khi dùng thuốc:

– Ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị hen suyễn: Đau khớp, đặc biệt là ở tay và chân, chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi, ngứa, nổi mẩn da, gãy xương và đau hoặc khó chịu ở tai.

– Ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi bị hen suyễn: Sưng bên trong mũi, họng hoặc xoang, nhức đầu, sốt, nhiễm trùng họng, nhiễm trùng tai, đau bụng, nhiễm trùng dạ dày và chảy máu mũi.

– Ở người lớn bị viêm mũi xoang mãn tính có polyp mũi: Nhức đầu, phản ứng tại chỗ tiêm, đau khớp, đau bụng trên và chóng mặt.

– Ở những người bị nổi mề đay mãn tính tự phát: Buồn nôn, nhức đầu, sưng bên trong mũi, cổ họng hoặc xoang, ho, đau khớp và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

– Ở người bị dị ứng thực phẩm: Phản ứng tại chỗ tiêm và sốt.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


18/Th2/2025

Không vận động trong 60-90 phút có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, trầm cảm và thậm chí hình thành tế bào ung thư.

Một thói quen hại sức khỏe hơn cả hút thuốc lá
Ngồi một chỗ quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và nhiều loại ung thư. Ảnh: Shutterstock.

Theo TS Stephen Williams, chuyên gia tim mạch tại NYU Langone, lối sống ít vận động có thể gây hại cho sức khỏe không kém gì hút thuốc lá. Thói quen này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, trầm cảm và nhiều loại ung thư.

Ông trích dẫn một nghiên cứu trên ACP Journals thực hiện với 8.000 người Mỹ trưởng thành, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ngồi lâu và nguy cơ tử vong sớm.

“Lối sống ít vận động giờ đây được coi là ‘hút thuốc kiểu mới’, mức độ nguy hiểm không hề thua kém”, TS Williams nhấn mạnh.

Thực tế, tác hại của việc ngồi lâu đã được cảnh báo từ lâu. Nhiều người tin rằng bàn làm việc đứng có thể giúp giảm nguy cơ sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia thể hình Ben Greenfield, giải pháp này không thực sự hiệu quả. Ông cho rằng việc duy trì một tư thế trong 60-90 phút, dù đứng hay ngồi, đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

TS Williams khẳng định chìa khóa để bảo vệ sức khỏe là duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Vận động không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, ổn định huyết áp, cải thiện cholesterol, tăng cường cơ bắp và xương, mà còn giảm viêm nhiễm.

Bên cạnh lợi ích thể chất, tập thể dục còn có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Nó giúp cải thiện chức năng não bộ, giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Theo khảo sát năm 2021 của SWNS, 79% người tham gia cảm thấy hạnh phúc hơn khi duy trì thói quen tập luyện thường xuyên.

Không phải ai cũng có thời gian để đến phòng gym hay chạy bộ đường dài mỗi ngày. TS Williams cho biết, chỉ cần vận động 10-15 phút mỗi lần, tổng cộng 30 phút/ngày, cũng đủ để giúp tăng nhịp tim và mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

Nguồn: Znews


13/Th2/2025

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Theo Cục Quản lý Dược, trong thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh thành phố số ca cúm mùa, đặc biệt là cúm A có xu hướng gia tăng. Để bảo đảm việc cung ứng và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốcTamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir), Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị, trong đó Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị bệnh cúm.

Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm việc bán thuốc điều trị cúm A mà không có đơn của bác sĩ
Ảnh minh hoạ. 

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (thực hiện kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết…), các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Đối với các bệnh viện cần chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị; Thực hiện đúng các quy định về mua, bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có các thuốc điều trị cúm A chủ động khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả; Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.

Nguồn: Tạp chí điện tử luật sư việt nam.


10/Th2/2025

Trước dịch bệnh cúm mùa, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng, nhưng không lơ là, chủ quan. Hiện tại, Thành phố chưa ghi nhận bất thường trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân cúm.

TP.HCM: Không hoang mang nhưng không chủ quan với bệnh cúm mùa
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Tình hình bệnh cúm mùa trên thế giới

Tại Nhật Bản, theo phân tích mới chỉ có của Bộ Y tế về dữ liệu thu thập được từ 5.000 phòng khám cho thấy từ ngày 23 đến 29/12, đã có 317.812 người được chẩn đoán mắc bệnh cúm, cao chỉ có trong lịch sử theo dõi từ năm 1999. Từ ngày 2/9/2024 – 26/1/2025, Nhật Bản báo cáo khoảng 9,5 triệu ca cúm mùa, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng nguy cơ cúm B bùng phát vẫn tồn tại. Các thành phố Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực bị ảnh hưởng chỉ có của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện tại.

Ngày 7/1/2025, WHO cũng thông báo rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm hô hấp cấp đang tăng cao, tuy nhiên chưa phát hiện tác nhân gây bệnh mới và chưa ban hành cảnh báo quốc tế. Theo đó, các tác nhân gây bệnh hô hấp được đề cập gồm vi rút cúm mùa, RSV và các vi rút phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cho biết hoạt động của bệnh cúm theo mùa vẫn ở mức cao và tiếp tục gia tăng trên khắp cả nước. Phần lớn các trường hợp ở Hoa Kỳ là do cúm A, chủ yếu là các chủng H3N2 và H1N1. Cúm A có xu hướng nghiêm trọng hơn ở người lớn và tấn công sớm hơn cúm B, nhưng cúm B có thể bùng phát vào cuối mùa.

Cúm theo mùa là một bệnh đường hô hấp phổ biến và dễ lây lan. Tại Hoa Kỳ, hoạt động của cúm có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 đến tháng 2. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết mùa cúm 2024-2025 bắt đầu muộn và vẫn chưa đạt đỉnh.

Nhìn chung, bệnh viêm hô hấp cấp trên thế giới tăng theo mùa, chưa phát hiện tác nhân gây bệnh mới và WHO chưa có cảnh báo gì về tình hình này.

Tình hình bệnh cúm mùa tại Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số ca nhiễm giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số ca viêm hô hấp ghi nhận quanh năm, có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm, nhưng đã giảm trong 5 tuần đầu năm.

Trước diễn biến của dịch bệnh cúm mùa và thời tiết thuận lợi để các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp chặt chẽ trong công tác giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút (SVP) trên địa bàn, báo cáo kịp thời ca bệnh hoặc nghi bệnh và tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt chỉ có che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (chỉ có là sau khi ho, hắt hơi).

– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh; Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

*Lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Nguồn: Khoa PCBTNCT – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố 







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300