SKĐS – Do hiệu quả kháng viêm tốt nên nhiều cơ sở đã lạm dụng pha trộn corticoid vào với thuốc đông y hoặc kem làm trắng da, gây những tác hại khôn lường cho người sử dụng…
1. Thuốc corticoid – ‘con dao hai lưỡi’
TS.Nguyễn Hồng Vũ (Viện nghiên cứu City of Hope – California, Hoa Kỳ) cho biết: Corticoid là thuốc chống viêm có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn viêm và rối loạn miễn dịch như: Viêm khớp; ngứa, dị ứng nặng; hen suyễn; các vấn đề về bệnh ngoài da… Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong việc chống thải loại khi cấy ghép cơ quan.
Nhưng corticoid cũng có khá nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể. Theo TS.Nguyễn Hồng Vũ, khi đưa corticoid vào cơ thể nó không những tác động liên quan đến điều hòa phản ứng viêm và miễn dịch, mà nó còn tác động lên hàng hoạt các biến dưỡng và điều hòa khác qua cơ chế trực tiếp ảnh hưởng lên bộ gene. Hoặc qua các thụ thể trong hoặc trên màng tế bào để kích hoạt các con đường truyền tín hiệu dẫn đến sự rối loạn cân bằng trong cơ thể. Sự rối loạn này gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, như: Giữ nước, mệt mỏi, đái tháo đường, khó lành vết thương, teo cơ, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tổn thương gan, loãng xương, chậm lớn…
Do vậy, việc sử dụng các thuốc có chứa corticoid luôn cần được cẩn trọng bởi bác sĩ điều trị. Trước khi sử dụng, bác sĩ cân nhắc thật kỹ giữa “lợi ích” và “nguy cơ” trong từng trường hợp. Việc sử dụng cần phải được hạn chế ở mức tối thiểu về thời gian và liều lượng. Người bệnh sử dụng các thuốc này cũng cần được giải thích kỹ lưỡng các nguy cơ tác hại của thuốc. Cần dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.
Tuy nhiên, do hiệu quả của các thuốc có thành phần corticoid quá nhanh và mạnh nên hiện tượng lạm dụng thuốc vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Việc lạm dụng thuốc này không những gặp ở các trường hợp điều trị các bệnh thông thường hoặc trà trộn các thuốc có thành phần corticoid vào các thuốc cổ truyền (thuốc nam, thuốc bắc…) mà còn gặp ở các mục đích khác như dưới dạng các loại kem thoa làm đẹp để trị nám, tàn nhang, làm trắng da… Nguy hiểm hơn là một số người còn sử dụng thuốc dựa vào phản ứng phụ giữ nước của thuốc để đạt được cân nặng của trẻ nhỏ.
2. Tác hại nguy hiểm do dùng thuốc đông y trộn corticoid
Hiện tượng này rất thường gặp, chỉ có là ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như viêm khớp mạn tính, gout… Do việc dùng thuốc tây y điều trị không dứt điểm và dễ tái phát, nên nhiều người có tâm lý chán nản và tìm đến thuốc đông y với niềm tin là thuốc ít tác dụng phụ.
Lợi dụng tâm lý này, nhiều cơ sở sản xuất, “thầy lang” đã trộn corticoid vào thuốc đông dược (viên hoàn tán, thuốc tễ, cao dán, thuốc sắc sẵn…) để làm tăng tác dụng điều trị, đánh lừa người bệnh về hiệu quả nhanh chóng của thuốc.
Thấy thuốc có hiệu quả nhanh nên bệnh nhân tiếp tục sử dụng. Sau một thời gian, không ít trường hợp thấy hiện tượng béo mặt, teo cơ, rậm lông, tăng huyết áp… Khi đi khám bệnh mới biết bị hội chứng giả Cushing cho dùng thuốc đông y trộn corticoid. Một số trường hợp như bà Lê Thị X. (Bắc Giang) còn bị thêm tình trạng loãng xương, xuất huyết tiêu hóa do sử dụng lâu dài loại thuốc sắc có trộn corticoid điều trị viêm khớp mạn tính.
Vấn đề trộn corticoid vào thuốc đông dược không còn mới mẻ. Mục đích của người làm việc này nhằm tạo ra hiệu quả nhanh chóng cho thuốc đông y, đánh lừa bệnh nhân. Tuy nhiên, hậu quả lâu dài do việc sử dụng thuốc chứa corticoid không kiểm soát được hàm lượng cũng như thời gian sử dụng là rất nguy hiểm. Thông thường, bệnh nhân chỉ được phát hiện sau khi có các dấu hiệu trầm trọng do tác dụng phụ của corticoid gây ra. Bệnh nhân hoàn toàn không hiểu rằng mình sử dụng thuốc này từ khi nào.
3. Dấu hiệu da nhiễm corticoid
Da nhiễm corticoid chủ yếu thông qua con đường sử dụng kem, thuốc bôi có chứa chất này. Khi sử dụng lâu dài, da sẽ bị bào mòn, giãn mạch mạch máu gây xung huyết, mụn…
Corticoid có tác dụng rất nhanh trong điều trị một số bệnh ngoài da, làm mịn và trắng da. Do đó trong một số mỹ phẩm, kem trộn bôi ngoài da do cơ sở sản xuất không rõ nguồn gốc đã lợi dụng tác dụng này của thuốc vào sản phẩm để thu hút khách hàng.
Hậu quả trên da do sử dụng kem trộn chứa corticoid.
Tuy nhiên, cũng như corticoid khi trộn vào đông dược, không quản lý được nồng độ cũng như thời gian sử dụng, sẽ gây hại rất lớn cho người sử dụng.
Trường hợp chị Mỹ Hạnh (Hà Nội) bị nám da, trứng cá nhiều… đã mua một loại kem trộn bán trên mạng về bôi. Thời gian đầu sử dụng kem mang lại hiệu quả khá tốt nên chị sử dụng thường xuyên và còn mách cho khá nhiều người sử dùng theo. Tuy nhiên, sau 6 tháng sử dụng, tác dụng của kem không còn nữa, thay vào đó là tình trạng mụn mủ nổi lên nhiều hơn, da mòn mỏng, rạn đỏ…
Về tác dụng phụ của corticoid lên da do bôi trực tiếp cũng có nhiều cấp độ, phụ thuộc vào thời gian sử dụng cũng như nồng độ sử dụng kem bôi chứa thuốc này.
TS.Nguyễn Hồng Vũ cho biết: Corticoid là một trong những loại thuốc được kê đơn phổ biến chỉ có trong da liễu, điều trị các tình trạng viêm, tăng sinh và ngứa. Ngoài ra, người ta còn lợi dụng chúng để làm trắng da, xóa tàn nhang, mờ vết nám… Tuy nhiên, việc lạm dụng corticoid, không theo đúng liều lượng của bác sĩ chuyên môn hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa corticoid mà không biết (các loại kem trộn, các sản phẩm làm đẹp không có thành phần rõ ràng…), có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho da như: Nổi mụn nhiều hơn, da ửng đỏ, da trở nên mỏng dần, sần sùi, gân máu nổi rõ… Do vậy, việc sử dụng corticoid để làm đẹp cần phải cẩn thận và nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Để tránh nguy cơ bị ngộ độc corticoid, dù là thuốc uống hay thuốc bôi, người bệnh không tự dùng các thuốc điều trị bệnh hoặc kem làm đẹp không rõ nguồn gốc. Đặc biệt với các bệnh nhân mắc các bệnh như viêm khớp mạn tính, gout… nên kiên trì dùng thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh và hạn chế tác dụng phụ của thuốc…
Với những bệnh nhân đã dùng thuốc không rõ nguồn gốc, khi có dấu hiệu ngộ độc, cần đến bệnh viện để được khám và có phác đồ điều trị.
Việc điều trị hậu quả do corticoid gây ra khá phức tạp và mất thời gian, cần các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Do vậy bệnh nhân không nên tiếp tục tự điều trị, bởi có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.
Nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin, tạo miễn dịch bền vững phòng bệnh COVID-19 cho người dân Thành phố. Ngày 10/06/2022 UBND TP.HCM đã ban hành công văn tốt899/UBND-VX về việc mở rộng đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 với các đối tượng sau:
-Người từ 50 tuổi trở lên;
-Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;
-Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu như giáo viên, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các sở, ban, ngành Thành phố, công ty, doanh nghiệp,…).
Các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam đã chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm liều nhắc lại lần 1 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng OMICRON. Bên cạnh đó, với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, rất cần thiết và là thời điểm phù hợp để tiêm nhắc lần 2 cho 3 nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.
Đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 17/11. Mặc dù chúng ta đang có mối quan tâm rất lớn với COVID-19 nhưng một thực tế là các bệnh mạn tính vẫn đang là ghánh nặng sức khỏe của toàn cầu. Tại Việt Nam, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là bệnh lý có xu hướng ngày càng gia tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường và thói quen hút thuốc lá. Hãy thực giữ lá phổi khỏe bằng các thói quen tốt cho sức khỏe.
Hình minh họa (nguồn: internet)
Vì sao giữ lá phổi khỏe rất quan trọng?
Ngày Thế giới phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 17/11 do Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) phối hợp với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhóm bệnh nhân trên khắp thế giới tổ chức hàng năm. Mục đích của sự kiện này nhắm giúp nâng cao nhận thức, chia sẻ kiến thức, để giảm gánh nặng của BPTNMT trên toàn thế giới.
Chủ đề của ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thế giới 17/11/2021 là “Không gì quan trọng hơn lá phổi khỏe”. Mục tiêu của năm nay nhấn mạnh rằng gánh nặng của BPTNMT vẫn còn, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn đang xảy ra trên toàn cầu. Ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, BPTNMT cũng vẫn là nguyên nhân gây tử vong uy tín trên toàn thế giới. Do đó không gì quan trọng hơn vào thời điểm hiện nay là tập trung vào chăm sóc sức khỏe của phổi. Lá phổi khỏe cũng là vũ khí giúp chúng ta vượt qua COVID-19.
Làm sao để giữ lá phổi khỏe?
Chúng ta nên thực hiện một số biện pháp để cải thiện cải thiện sức khỏe cũng như giúp kiểm soát BPTNMT Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BPTNMT có tỷ lệ lưu hành cao ở những nước sử dụng nhiều thuốc lá. Tại Việt Nam, đây là bệnh lý hô hấp mạn tính với xu hướng ngày càng gia tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, thói quen hút thuốc lá chưa giảm. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm là ngừng hút thuốc lá, tránh xa mội trường ô nhiễm không khí và khói bụi nghề nghiệp. Tiếp tới hãy duy trì hoạt động thể chất như tập thể dục thường xuyên hoặc vật lý trị liệu để hồi chức năng phổi. Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh và giàu chất chống oxy hóa.
Đa phần người mắc BPTNMT thường không được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Do chủ quan không chú ý đúng mức các dấu hiệu như ho khạc đàm ở những người hút thuốc, tăng số lượng đàm, khó thở khi làm nặng, vận động nhiều. Vì vậy, những trường hợp được phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, biến chứng nặng gây tàn phế, tỉ lệ tử vong cao và chi phí y tế cho việc chăm sóc điều trị cao.
Các bệnh nhân BPTNMT trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diển biến phức tạp được khuyên tiêm tiêm chủng Vắc xin (ngừa COVID, Cúm và Phế cầu), tái khám định kỳ và tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị để kiểm soát bệnh.
BPTNMT là căn bệnh rất nghiêm trọng cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm tránh được các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Phòng ngừa và điều trị BPTNMT chủ yếu dựa vào việc bỏ thuốc lá, đồng thời phải được chẩn đoán phát hiện sớm, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thăm khám cho một trẻ mắc bệnh tay chân miệng
* Bệnh tay chân miệng là bệnh gì? Hình thức lây nhiễm của bệnh này là gì? Triệu chứng của bệnh? Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi nào?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Do tính chất sang thương xuất hiện ở tay chân miệng mà người ta gọi là bệnh tay chân miệng.
Triệu chứng của bệnh là các bóng nước nổi ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và miệng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên với lứa tuổi khác thì cũng có thể mắc bệnh.
Bệnh này lây qua đường tiêu hóa nhưng nguồn chứa virus nhiều chỉ có là chất tiết từ vùng hầu họng, nước miếng phát tán ra môi trường xung quanh thông qua vật dụng và bàn tay.
Có phải bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện theo mùa, hết mùa thì không có bệnh này nữa phải không?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga: Bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành tại Việt Nam. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, cao điểm vào tháng 3 – 4 và tháng 9 đến cuối năm.
Bệnh lây truyền qua đường phân miệng. Virus gây bệnh có trong phân và dịch tiết hô hấp của người bệnh hoặc người mang mầm bệnh. Người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc cầm nắm, chạm tay vào những đồ vật hoặc bề mặt nhiễm dịch tiết mang virus sẽ nhiễm bệnh.
Vì vậy để phòng bệnh, mọi người cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay bằng xà phòng. Đối với nhà có trẻ em dưới 5 tuổi và các trường mầm non, cần vệ sinh đồ chơi và các bề mặt trẻ thường tiếp xúc bằng các chất khử khuẩn thông thường như javel.
* Bệnh tay chân miệng xảy ra như thế nào thì gọi là dịch?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Dịch tay chân miệng được xác định tại một địa phương, ở một thời gian chỉ có định khi số ca bệnh tăng cao so với số ca bệnh trong thời gian trước đó thì gọi là dịch.
Khi phát hiện 1 ca bệnh tay chân miệng hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, người dân cần thông báo cho trạm y tế phường xã để được hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh.
Đối với mỗi gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi, luôn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như rửa tay bằng xà phòng (với cả trẻ em và người lớn) và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi và các bề mặt nơi trẻ sinh hoạt hàng ngày bằng xà phòng và các chất khử khuẩn thông thường như javel (nước tẩy trắng quần áo).
Ngoài ra, nếu tại nơi ở có trẻ bị tay chân miệng, bạn cần cách ly con bạn, không cho bé tiếp xúc với trẻ bệnh trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh.
* Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Cơ bản là rửa tay và cách ly trẻ bệnh. Người lớn và trẻ em đều phải rửa tay. Người lớn rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, sau khi đi đến vùng có bệnh về. Trẻ em rửa tay trước khi vô lớp, sau khi ra khỏi lớp, trước khi vào nhà. Cách làm này để cắt nguồn lây từng vùng này sang vùng khác.
Trẻ mắc bệnh cần được phát hiện sớm và cách ly ít chỉ có 10 ngày. Do đó, trẻ có đi học thì khi mắc bệnh nên ở nhà và báo ngay cho cô giáo để thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại trường, tránh lây lan cho trẻ khác.
Nơi trẻ mắc bệnh, để tiêu diệt nguồn virus tồn tại nên rửa đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa và các vật dụng có thể mang mầm bệnh bằng dung dịch sát trùng.
* Xin bác sĩ cho biết độ tuổi nào có nguy cơ bị bệnh tay chân miệng chỉ có? (Thanh Hương, Hà Nội)
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao chỉ có, nhưng tất cả các lứa tuổi khác đều có thể mắc bệnh.
* Bệnh tay chân miệng có thuốc đặc trị để điều trị không? (Văn Dương, Bến Tre)
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc hỗ trợ khi có biến chứng giúp cho trẻ mắc bệnh vượt qua giai đoạn nặng, sau đó tự hồi phục.Tỷ lệ tử vong ở tay chân miệng hiện nay giảm rất nhiều so với 5-10 năm trước.Nếu trẻ được phát hiện bệnh sớm, các biến chứng và độc lực của virus không cao thì đa số các trẻ đều hồi phục hoàn toàn dù có biến chứng nặng.
* Có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Vắc xin phòng bệnh tay chân miệng hiện nay chỉ có Trung Quốc sản xuất nhưng không nhập về Việt Nam.Hiện nay, ở Việt Nam đang thử nghiệm giai đoạn 3 loại vắc xin của Đài Loan tại 2 tỉnh miền Tây là Đồng Tháp và Tiền Giang. Nếu thử nghiệm này tốt thì có lẽ vào năm 2022, vắc xin này mới có ở thị trường Việt Nam.
* Các dấu hiệu để phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và miệng. Có trẻ chỉ nổi bóng nước mà không loét miệng. Có trẻ chỉ loét miệng mà không có bóng nước ở da. Đó là các dấu hiệu ban đầu của tay chân miệng.
* Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị tay chân miệng nặng?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Trẻ sốt cao, khó hạ trên 39 độ. Trẻ sốt trên 2 ngày. Trẻ nôn nói. Đó là các trẻ có nguy cơ có biến chứng.
* Tay chân miệng có để lại di chứng gì nguy hiểm đến tính mạng không?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Tay chân miệng là bệnh do các virus thuộc họ virus đường ruột gây ra. Bệnh cấp tính với các triệu chứng điển hình như sốt, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, loét miệng. Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày, không để lại di chứng.
* Xin bác sĩ cho biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng. Cần làm gì để tránh các biến chứng này?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Biến chứng của bệnh tay chân miệng có nhiều mức độ: ảnh hưởng thần kinh trung ương, ảnh hưởng thần kinh thực vật, ảnh hưởng tim mạch tuần hoàn.Không có cách tránh biến chứng vì tùy thuộc vào cơ địa và độc lực của virus nhưng trẻ càng nhỏ, càng dễ biến chứng hơn. Việc quan trọng là phát hiện sớm các biến chứng.
Trẻ giật mình, chới với, run chi, yếu tay chân, thở mệt là các dấu hiệu cho thấy trẻ đã biến chứng.
Nếu con bạn rơi vào 2 tình huống này thì nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện ngay.
* Nghe nói bệnh tay chân miệng được phân loại thành 4 cấp độ, từ nặng tới nhẹ. Xin bác sĩ cho biết về các cấp độ này?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Cấp độ 1 là cấp độ thường thấy của tay chân miệng, chưa có biến chứng là cấp độ nhẹ chỉ có. Độ này có thể điều trị tại nhà và tái khám.
Từ độ 2 tới độ 4 thì phải khám tại bệnh viện và đa số phải nhập viện theo dõi. Độ 2b, độ 3, độ 4 là độ đã có biến chứng cần điều trị và theo dõi sát mới tránh được tử vong.
* Nếu bị tay chân miệng có chỉ có thiết phải nằm viện không?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Đa số bệnh nhi bị tay chân miệng có thể trên 90% là độ 1. Đây là độ điều trị tại nhà được. Điều trị tại nhà cũng chỉ theo dõi thôi chứ không cần thuốc đặc hiệu gì cả. Bạn có thể đưa bé đến khám bác sĩ gần nhà để được xác định, chẩn đoán và theo dõi.
* Con tôi bị cấp độ 1 và điều trị tại nhà. Tôi không muốn về nhà mà vô bệnh viện điều trị có được không?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Cấp độ 1 là cấp độ nhẹ chỉ có của tay chân miệng. Cấp độ này có thể điều trị tại nhà và tái khám gần nhà. Nằm bệnh viện thì sẽ gia đình sẽ cực thêm vì bệnh nhi đông, bạn phải bỏ công ăn việc làm, một trẻ mắc bệnh, muốn chăm sóc tại bệnh viện thì phải ít chỉ có có 2 người nuôi. Do vậy với việc con bạn mắc tay chân miệng cấp độ 1, bạn nên cho trẻ ở nhà và tái khám thì sẽ tiện hơn cho việc chăm sóc.
* Dấu hiệu nào cho thấy bé đã khỏi bệnh tay chân miệng?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Dấu hiệu bớt bệnh là bé từ sốt cao sau đó hạ sốt dần cho đến hết sốt; mụn nước không nổi thêm và khô dần.
Dù các triệu chứng đã giảm nhưng bạn vẫn cần theo dõi các biến chứng như giật mình chới với, sốt cao liên tục, run chi. Chỉ khi nào đủ 7-10 ngày thì mới là thời gian an toàn, không biến chứng.
* Bé bị tay chân miệng sau khi hết sốt, không còn nổi mụn nước thì cho bé đi học lại được chưa,?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Bệnh sẽ tự hồi phục từ 7 – 10 ngày và sẽ không còn lây bệnh sau 10 ngày.Các triệu chứng liên quan tới mụn nước và sốt không có giá trị cho việc hết bệnh hay hết lây.
Chỉ nên cho trẻ đi học sau 10 ngày phát hiện bệnh. Dù không sốt, mụn đã khô, nhưng chưa đủ 10 ngày thì cơ thể bé vẫn có thể phát tán virus ra môi trường xung quanh và lây cho trẻ khác.
* Nhà có bé đang bị tay chân miệng. Vậy phải vệ sinh nhà cửa, đồ chơi và quần áo như thế nào?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh : Quan trọng chỉ có là đồ chơi và sàn nhà. Đồ chơi thì rửa sạch bằng xà phòng hay dung dịch javel, sau đó phơi nắng. Sàn nhà thì dùng dung dịch sát trùng. Quần áo thì chỉ cần giặt sạch như bình thường.Bạn có thể liên lạc với trạm y tế gần chỉ có để nghe những hướng dẫn chi tiết về các dung dịch sát trùng có thể dùng trong bệnh tay chân miệng.
* Với các cháu đã mắc bệnh tay chân miệng rồi thì có khả năng tái bệnh lại không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Tay chân miệng do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Nên dù đã mắc 1 lần, bé vẫn có thể mắc lại. Trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần cho đến khi hơn 3 tuổi thì mới giảm khả năng mắc bệnh. Do vậy việc phòng ngừa phải thực hiện thường xuyên.
* Con tôi đang bị bệnh tay chân miệng nằm ở bệnh viện. Tôi có nên cho đứa em 4 tuổi của cháu vào thăm không?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Bạn không nên cho trẻ vào thăm dù là với các bệnh không lây nhiễm vì môi trường bệnh viện nhi có nhiều nguồn lây, có thể làm cho trẻ lành mạnh mắc bệnh.
Muốn các bé gặp nhau, bạn nên chờ bé khỏe hẳn về nhà. Chuyện này cũng nên áp dụng cho người lớn. Hiện nay, 1 người mắc bệnh có rất nhiều người khác đến thăm sẽ làm cho môi trường của bệnh viện không còn an toàn cho việc chăm sóc bệnh nhân, có thể những người này là nguồn phát tán bệnh từ bệnh viện ra môi trường bên ngoài.
*Vì sao người lớn cũng mắc bệnh tay chân miệng?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh có nhiều người mắc thì người lớn cũng có thể bị. Nhưng người lớn bị thì triệu chứngrất nhẹ và thường thoáng qua, tự khỏi.
*Sản phụ nếu bị bệnh tay chân miệng thì có ảnh hưởng đến thai nhi không?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Đa số các trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh tay chân miệng đều không ảnh hưởng tới thai nhi. Chỉ những người phụ nữ vừa sanh xong mà mắc tay chân miệng thì có thể lây cho trẻ sơ sinh.
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng không cần kiêng khem gì cả. Các mụn nước ở da của trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ như khi chưa mắc bệnh. Chỉ những trường hợp trẻ lở miệng, đau nhiều thì không nên ăn thức ăn quá nóng, quá mặn, quá cay, quá cứng.
* Cách vệ sinh các vết loét trong miệng khi bé đang bị tay chân miệng như thế nào?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rơ miệng cho trẻ. Có thể dùng các thuốc cho trẻ ngậm hay rơ như Varosel, Phophalusel, Kin Baby, đồng thời cho trẻ uống nhiều nước.
* Các nốt phỏng nổi cộm lên mặt da khi bong tróc có để lại vết sẹo như bệnh trái rạ không?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bệnh tay chân miệng không để lại sẹo. Nốt này sẽ tự lành trong vòng 7-10 ngày, sau đó da có thể thâm nhưng mờ dần và da sẽ trở lại bình thường.
Ngoại trừ trường hợp phụ huynh làm bội nhiễm do không tắm rửa, dùng vật nhọn chọc vào mụn nước gây nhiễm trùng mới có thể nhiễm trùng da nặng và để lại sẹo, nếu chăm sóc bình thường sẽ không để lại sẹo.
* Có cần lưu ý những gì trong thời gian bé mắc bệnh không?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Các vết da, các sang thương ở da không cần bôi gì cả, sang thương này sẽ tự khỏi thôi. Mụn nước của tay chân miệng rất khó bội nhiễm. Vệ sinh tắm rửa bằng xà phòng cho bé giống như khi chưa mắc bệnh, cắt móng tay thì sẽ khó mà bội nhiễm được.
Việc sử dụng thuốc uống thường chỉ là thuốc giảm đau do đau miệng nhiều hay thuốc bôi để làm giảm loét miệng. Kháng sinh chỉ cần khi vết loét ở miệng bội nhiễm.
Bác sĩ Lê Hồng Nga – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trả lời giao lưu trực tuyến Tay chân miệng vào mùa: Làm sao để con bạn an toàn?
* Tôi là giáo viên mầm non. Do trong lớp có trẻ bị bệnh tay chân miệng nên tôi bị lây. Xin hỏi, tôi cần làm gì để không lây tiếp cho người trong gia đình?
Bác sĩ Lê Hồng Nga:Bệnh tay chân miệng rất hiếm gặp trên người lớn. Tuy nhiên bàn tay người lớn là trung gian truyền bệnh cho các trẻ khác qua quá trình chăm sóc trẻ.
Để phòng bệnh cho mọi người trong gia đình, cô giáo cần tuân thủ việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt rửa tay trước khi rời nơi làm việc và ngay khi về đến nhà.
Nếu bản thân bạn có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu được chẩn đoán là bệnh truyền nhiễm, bạn phải thực hiện cách ly theo hướng dẫn của bác sỹ.
* Trong lớp học có bé bị tay chân miệng đã nghỉ học, vậy thì bé nhà em có bị lây không?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Theo quy định, tất cả trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh truyền nhiễm khác đều phải được nghỉ học để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Tuy nhiên tiếp xúc với trẻ bệnh trước khi trẻ nghỉ học thì vẫn có thể bị nhiễm bệnh.
Bạn cho bé uống nước cam cũng rất tốt cho sức khỏe, nhưng để phòng bệnh tay chân miệng thì gia đình phải thực hiện rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng, khu vực sinh hoạt của trẻ.
* Các vết bóng nước khi bị tay chân miệng khác gì với các vết bóng nước do thủy đậu?
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Cách phân biệt cũng khác nhiều: Tay chân miệng thì bóng nước tập trung tại các vùng lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Trong khi thủy đậu thì bóng nước có khuynh hướng mọc rải rác toàn thân.
Mụn nước của thủy đậu thường to và mỏng hơn. Mụn nước của tay chân miệng không đau trong khi mụn của thủy đậu thì gây ngứa và đau nhiều.
* Hiện tại đang là mùa dịch tay chân miệng. Tôi có bắt buộc giữ bé ở nhà, không cho cháu đi đến khu vui chơi thiếu nhi, khu vui chơi công cộng không?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Ngành y tế không khuyến cáo hạn chế trẻ đến các khu vui chơi thiếu nhi. Tuy nhiên sau khi cho con đi chơi ở những nơi này, bạn cần cho trẻ rửa tay bằng xà phòng.Ngành y tế cũng khuyến cáo các khu vui chơi trẻ em trang bị bồn nước và xà phòng để phụ huynh rửa tay cho trẻ.
* Ở chỗ tôi có đến 3 trẻ mắc tay chân miệng. Tôi có thể liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng để nhờ trung tâm xuống nhà tẩy uế được không? )
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Việc khử khuẩn phải do chính gia đình thực hiện. Trạm y tế phường, xã sẽ hướng dẫn người dân thực hiện và giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương.
* Xin hỏi bác sĩ, tôi cần mua thuốc khử khuẩn thì có thể mua loại nào, ở đâu.
– Bác sĩ Trương Hữu Khanh:Thuốc khử khuẩn hiện nay là Cloramin B, thuốc này bạn có thể liên hệ với trạm y tế. Nếu có ca bệnh thì họ có thể phát cho bạn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng dung dịch javel để pha loãng và sát khuẩn.
* Hiện nay, trường mẫu giáo đang rất sát sao việc theo dõi và phòng chống dịch tay chân miệng vậy mà cháu tôi cũng bị dính tay chân miệng, hiện đang ở nhà. Vậy tôi phải làm gì để tránh lây lan cho các bé hàng xóm?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Trẻ có thể bị lây bệnh tay chân miệng ở nhà và ở trường. Nếu gia đình có trẻ bị bệnh tay chân miệng thì cần cách ly trẻ với các trẻ khác trong nhà, chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ, vệ sinh khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng và nơi sinh hoạt của trẻ bệnh bằng các hóa chất khử khuẩn thông thường như nước javel.
Ở TP.HCM, nếu gia đình có trẻ bệnh tay chân miệng, gia đình cần thông báo cho trạm y tế phường, xã để được hướng dẫn phòng lây nhiễm và cấp hóa chất chloramin khử khuẩn. Các trẻ chưa bị bệnh và cả người lớn cần thực hiện rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
* Thưa bác sĩ Nga. Đồ chơi của bé thì có thể rửa bằng xà phòng bình thường được không hay bắt buộc phải dùng cloramin B và nước javel?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Nếu gia đình không có bệnh nhân tay chân miệng thì bạn chỉ cần rửa đồ chơi cho bé bằng xà phòng, sau đó phơi nắng.
* Làm gì để mọi người trong nhà không lây nhiễm bệnh tay chân miệng?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh tay chân miệng và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.
* Thưa bác sĩ. Hiện Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM có những biện pháp nào phổ biến đến người dân việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch tay chân miệng hiện nay?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Các hộ gia đình có trẻ em có thể liên hệ các trạm y tế phường, xã để được hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng. Ngoài ra các trên website của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM và của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM cũng cung cấp các hướng dẫn phòng bệnh này.
* Nếu tôi cần mua thuốc khử khuẩn thì có thể mua loại nào, ở đâu?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Bạn có thể mua nước javel (nước tẩy trắng) để khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng. Lưu ý, nên mua các loại nước javel có nhãn in rõ hướng dẫn sử dụng và địa chỉ nơi sản xuất rõ ràng.
Nếu nhà có bệnh nhân, bạn nên liên hệ trạm y tế phường, xã nơi cư ngụ để được hướng dẫn nồng độ hóa chất khử khuẩn và cách thực hiện.
* Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM có các biện pháp gì để giúp kéo giảm bệnh tay chân miệng?
– Bác sĩ Lê Hồng Nga:Tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở tuổi mầm non. Vì vậy việc kiểm soát bệnh tay chân miệng tập trung cho lứa tuổi này.
Sở Y tế đã phối hợp với Sở Giáo dục triển khai các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng trong các trường học. Song song đó là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng.
SKĐS – Trà là một loại đồ uống được tiêu thụ nhiều chỉ có trên thế giới và ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích sức khỏe mà trà mang lại cho con người. Tuy nhiên, việc sử dụng trà như thế nào để có lợi chỉ có thì không phải ai cũng biết. Người Pháp ngày càng thích uống trà và đây là món đồ uống phổ biến chỉ có ở Pháp. Mức tiêu thụ trà ở người Pháp đã tăng khoảng 60% trong 12 năm qua. Theo các khảo sát, cứ 3 người Pháp thì có 2 người coi trà là đồ uống yêu thích hàng ngày.
Fabien Badariotti, Tiến sĩ sinh học phân tử, thành viên hội đồng khoa học của Trung tâm nghiên cứu thực vật Pháp cho biết: Trà đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, miễn là bạn chọn được loại trà phù hợp và sử dụng nó một cách khôn ngoan.
1. Hai tách trà mỗi ngày giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mạn tính
Theo Tiến sĩ Fabien Badariotti, trà là thực phẩm trở thành chủ đề của số lượng nghiên cứu khoa học lớn chỉ có từ trước tới nay: hơn 10.000 nghiên cứu. Các nghiên cứu đều đã khẳng định lợi ích của trà do giàu flavonoid, các phân tử chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do oxy hóa, nguyên nhân gây lão hóa và nhiều bệnh mạn tính.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 2 tách trà mỗi ngày có tác dụng bảo vệ tương đương với 5 phần trái cây và rau hoặc một viên vitamin C 400 mg.
Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, có lợi cho cơ thể.
2. Màu sắc của các loại trà có ảnh hưởng tới chất lượng hay không?
Erica Zellner – chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe tại California, Hoa Kỳ, giải thích: “Tuy trà xanh và trà đen có nguồn gốc từ cùng một loại thực vật, nhiều người có thể muốn biết 2 loại trà này có sự khác biệt và ảnh hưởng tới chất lượng như thế nào?”. Sự khác biệt lớn chỉ có giữa trà đen và trà xanh là cách chúng được chế biến. Theo chuyên gia dinh dưỡng Marissa Meshulam có trụ sở tại New York, lá trà đen bị oxy hóa sau khi thu hoạch, có nghĩa là chúng tiếp xúc với không khí để làm khô. Bước này tác động đến hương thơm và vị của trà, tạo cho trà đen có hương vị đậm hơn. Lá trà xanh được làm nóng và sấy khô ngay sau khi thu hoạch để ngăn quá trình oxy hóa. Đây là lý do tại sao trà xanh có vị nhẹ hơn và nhiều tính thảo mộc hơn so với trà đen. Trà xanh dường như là loại trà tốt chỉ có vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn. Những chất này chiếm 30-42% chất khô trong trà, so với chỉ 3-10% trong trà đen đã trải qua quá trình lên men. Trà xanh ít gây hưng phấn hơn vì nó chứa ít caffeine hơn. Trà xanh cũng cung cấp ít florua và nhôm hơn so với trà đen. Những chất này có khả năng tích tụ trong cơ thể và cuối cùng tạo ra tác dụng độc hại.
Cả trà xanh và trà đen đều chứa các đặc tính chống oxy hóa có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, cả hai loại trà đều có caffein chứa axit amin L-theanine, nó hoạt động khác với caffein có trong cà phê. L-theanine giúp bạn thoải mái hơn trong khi cũng tạo sự tỉnh táo, caffeine từ cà phê vừa tạo tỉnh táo lại có thể gây ra lo lắng hoặc căng thẳng.
Trà trắng, được làm từ búp trắng và lá non chỉ có của cây trà, ít bị ô nhiễm chỉ có nhưng cũng đắt chỉ có do độ quý hiếm của nó.
3. Làm thế nào để tiêu thụ trà một cách tốt chỉ có?
Vì chất tannin trong trà cản trở sự hấp thụ sắt, tốt chỉ có bạn không nên uống trà cùng với bữa ăn mà cách xa bữa ăn ít chỉ có 1 giờ trước hoặc sau khi ăn. Để tận dụng hết những lợi ích sức khỏe của trà, bạn nên sử dụng khoảng 2g lá mỗi cốc. Thời gian ngâm tối ưu là 5 phút đối với trà xanh, 5-10 phút đối với trà đen và 15 phút đối với trà trắng.
Không nên uống trà cùng với bữa ăn.
Trà đen chứa khoảng 47 mg caffeine trong mỗi tách trà, trong khi trà xanh chứa khoảng 28 mg caffeine trong mỗi tách. Những người không muốn tác dụng gây kích thích của caffein có trong trà có thể bỏ nước hãm trà đầu tiên, sau đó thêm nước và uống nước thứ 2. Nếu bạn muốn uống trà vào buổi chiều, bạn có thể chọn trà xanh thay vì trà đen để không ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tra-den-tra-xanh-va-cach-uong-co-loi-nhat-169220429105601714.htm
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của Hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút hoặc mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ.
Sử dụng thuốc lá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Theo Tổ chức Y tế thế giới: hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá; Ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá; Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu ki-lô-gam chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá. Theo WHO, các tác động môi trường của việc sử dụng thuốc lá gây thêm áp lực không cần thiết đối với các nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển do hơn 80% số người sử dụng thuốc lá là tại các nước này.
Nhằm thông tin tới cộng đồng những tác hại của thuốc lá tới môi trường, Tổ chức Y tế thế giới chọn thông điệp “Thuốc lá – mối đe dọa tới môi trường của chúng ta” làm chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2022. Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của sử dụng thuốc lá tới môi trường, không hút thuốc lá để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường sống và làm việc.
Tại Việt Nam, với sự quan tâm, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức Chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, tổ chức công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá, kiểm tra giám sát…công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2015, năm 2020 tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung giảm từ 22,5% năm 2015 xuống 21,7% năm 2020. Tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% năm 2015 xuống 42,3% năm 2020. Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như: nơi làm việc, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà. Theo kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh Toàn cầu tại Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới thực hiện năm 2019, tỷ lệ hút thuốc trong học sinh trong độ tuổi 13-17 từ 5,36% năm 2013 xuống 2,78% năm 2019, đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ.