Sinh thiết có ‘tiếp tay’ cho ung thư di căn?

8 December, 2023 by phamnghia
SKĐS – Sinh thiết làm lây lan bệnh ung thư, sinh thiết ‘tiếp tay’ cho ung thư di căn là câu nói mà nhiều người hay truyền tai, khi một ai đó có người nhà hoặc bản thân cần phải thực hiện sinh thiết để phát hiện bệnh. Vậy sinh thiết là gì và thực hư chuyện nó có thể gây hoặc lây lan ung thư ra sao?

Sinh thiết là gì?

Mặc dù có rất nhiều thông tin y tế chính thống về ung thư, nhưng thực tế lại chỉ có một vài trong số những thông tin này là tiếp cận được những người quan tâm. Việc tin vào thông tin sai lệch hoặc những lời đồn không có thật lại sẽ làm tăng khoảng cách giữa bệnh nhân và việc điều trị ung thư một cách hữu hiệu.

Sinh thiết là cách phổ biến chỉ có để các bác sĩ chẩn đoán ung thư. Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u. Sau đó mẫu sinh thiết sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán.

Có nhiều kĩ thuật khác nhau để thu thập mẫu sinh thiết. Ví dụ, trong sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ, bác sĩ sẽ đưa một cây kim gắn với ống tiêm vào vùng cần lấy mẫu để lấy một lượng mô nhỏ vừa đủ để chẩn đoán bệnh. Còn trong sinh thiết cắt bỏ, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ khối nghi ngờ để kiểm tra.

Tin đồn Sinh thiết tiếp tay cho ung thư di căn đến từ đâu?

Có một tin đồn rằng việc đâm kim vào một khối u có thể làm cho các tế bào ung thư lọt vào máu hoặc mạch bạch huyết và làm lây lan khối u. Điều này khiến nhiều bệnh nhân rất hoang mang. Một số người cũng có thể hiểu lầm rằng việc đâm kim vào sẽ “kích hoạt” khối u và làm cho nó phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, các thông tin sai lệch trên internet hoặc truyền miệng cũng có thể làm tăng sự lo lắng không cần thiết về sinh thiết. Một số nguồn thông tin không chính xác có thể lan truyền quan điểm sai lầm về sinh thiết và ung thư.

Trong khi đó, Giáo sư Jeffrey Gershenwald từ MD Anderson – trung tâm ung thư lớn chỉ có thế giới cho biết: Sinh thiết được thực hiện đúng kĩ thuật sẽ cung cấp nhiều thông tin cho việc chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư cũng như giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tốt hơn.

Các nhà khoa học nói gì về tin đồn “Sinh thiết gây ung thư”?

Gieo mầm khối u hay gieo mầm ung thư bằng kim đề cập đến những trường hợp hiếm gặp khi kim đâm vào khối u trong quá trình sinh thiết, dẫn đến làm bong và phát tán các tế bào ung thư. Đôi khi, nó được gọi là dấu kim hoặc đường gieo mầm ung thư vì các tế bào ung thư phát triển dọc theo đường kim đi qua.

Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nỗ lực xác định rủi ro và lợi ích của sinh thiết nhằm cung cấp thông tin tốt hơn cho bệnh nhân và bác sĩ. Một số nghiên cứu về các trường hợp riêng lẻ xác nhận rằng việc sinh thiết gây gieo mầm khối u rất hiếm khi xảy ra và lợi ích của sinh thiết vượt xa rủi ro.

Ví dụ, một đánh giá năm 2008 trên tạp chí Gut cho thấy việc lây lan khối u xảy ra ở 2,7% trường hợp sinh thiết ung thư gan. Tuy nhiên, nghiên cứu của BJU International năm 2015 đã xem xét các nghiên cứu trước đó và nhận thấy tỉ lệ lây lan này là rất thấp (dưới 1%).

Nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Endoscopy không tìm thấy sự khác biệt nào về tái phát ung thư ở 256 bệnh nhân ung thư tuyến tụy đã làm và không làm sinh thiết. Sau đó, một nghiên cứu khác vào năm 2015 trên Gut đã phát hiện ra rằng sinh thiết không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở 2.034 bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

Gần đây hơn, một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Urology phát hiện ra rằng kĩ thuật sinh thiết lõi bằng kim an toàn và hiệu quả ở 42 bệnh nhân ung thư bàng quang và việc lây lan khối u không xảy ra sau 28 tháng theo dõi.

Nhìn chung, mặc dù việc lây lan khối u trong quá trình sinh thiết không phải là không thể xảy ra nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Tầm quan trọng của sinh thiết

Sinh thiết thường là cách tốt chỉ có để xác định chắc chắn liệu bạn có bị ung thư hay không. Mặc dù các công cụ khác, chẳng hạn như siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI), có thể cho bác sĩ biết một vùng nghi ngờ có khối u. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, cách duy chỉ có để chẩn đoán xác định ung thư là thực hiện sinh thiết và quan sát những tế bào nghi ngờ ung thư dưới kính hiển vi.

Đôi khi, sinh thiết cho thấy vùng nghi ngờ chỉ chứa các tế bào lành tính hoặc không gây ung thư. Điều này có nghĩa là bạn không cần điều trị. Ngược lại, sinh thiết có thể cho bác sĩ biết mức độ ác tính và nghiêm trọng của bệnh ung thư, thể hiện bằng giai đoạn và cấp độ của bệnh. Hơn nữa, sinh thiết cũng có thể giải thích loại tế bào ung thư nào đang phát triển bên trong khối u. Tất cả những thông tin này nhằm giúp xác định hướng xử trí tốt chỉ có để điều trị ung thư.

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc phân biệt giữa sự thật và tin đồn là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi chúng ta đề cập đến các vấn đề sức khỏe. Rõ ràng, quan niệm “sinh thiết gây ung thư” là một trong những tin đồn không chính xác và có thể gây hại. Các bác sĩ chuyên khoa ung thư khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và đặt niềm tin vào các nguồn thông tin chính thống và khoa học để mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/sinh-thiet-co-tiep-tay-cho-ung-thu-di-can-169230906102909029.htm

phamnghia






Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300