Ngày 22/02/2022, nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, thực hiện mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo môi trường an toàn trong cơ sở giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập trực tiếp tại trường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký ban hành văn bản số 548/UBND-VX, hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học.
Trong văn bản nêu rõ tất cả các cơ sở giáo dục, các cá nhân, đơn vị có liên quan đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định của của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục; không bắt buộc tất cả học sinh phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.
Việc tổ chức học bán trú của học sinh trong giai đoạn hiện nay phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo, trong đó cần lưu ý bảo đảm theo nguyên tắc: hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp; ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân; tăng cường vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.
Thành phố cũng đã xây dựng quy trình kiểm soát dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục. Trong đó, thành phố bổ sung thêm trường hợp F1 đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ. Do trẻ chưa có ý thức tuân thủ 5K, khả năng tiếp xúc giữa các trẻ khi học tập, vui chơi tại lớp rất lớn, do đó nếu có 01 ca xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính thì toàn bộ học sinh trong cùng lớp được xác định là F1.
Khi phát hiện học sinh có ít chỉ có 02 trong các biểu hiệnlâm sàng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, đau nhức đàu, tiêu chảy, khó thở, viêm đường hô hấp thì cần yêu cầu học sinh mang ngay khẩu trang y tế và dừng các hoạt động có tiếp xúc với người khác. Giáo viên, người chăm sóc thông báo ngay đến Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, nhân viên phụ trách y tế trường học sẽđánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của học sinh. Nếu học sinh có 01 trong các triệu chứng nặng (sốt cao; tím tái môi, đầu chi; khó thở, thở nhanh; thở rên; SpO2<97; li bì; lờ đờ; co giật…) thì thông báo ngay Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi (nếu có) trên địa bàn để được hỗ trợ; thông báo cho phụ huynh/người giám hộ của trẻ.
Nếu học sinh có triệu chứng nhẹ (sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi…) thì chuyển học sinh đến phòng cách ly tạm thời và thực hiện ngay xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: nếu học sinh sốt hoặc có triệu chứng bất thường cần báo cho phụ huynh/người giám hộ đưa trẻ đi khám bệnh ngay; nếu trẻ không sốt, theo dõi sức khỏe và tiếp tục học tập trực tiếp tại trường.
Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính (F0): Nhân viên phụ trách y tế trường học thông báo cho Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục biết và thực hiện xử trí khi phát hiện trường hợp (F0) tại cơ sở giáo dục gồm 4 bước: Thông báo ngay cho Trạm y tế cấp xã; Xử lý trường hợp F0; Xác định, xử lý người tiếp xúc gần (F1); Vệ sinh, khử khuẩn lớp học.
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 hiện đã khá phổ biến không chỉ ở các cơ sở y tế mà còn đối với các đơn vị, hộ gia đình vì thao tác lấy mẫu dễ thực hiện cũng như cho kết quả nhanh chóng. Chúng ta dễ dàng tìm mua bộ test nhanh với đa dạng chủng loại, nhà sản xuất cùng với giá thành dường như đã gần về với giá trị thực. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên cũng đã được Bộ Y tế chấp nhận là 1 phần để xác định bạn có mắc COVID=19 hay không.
Kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên cũng đã được Ngành Y tế cho phép sử dụng để xác định ca mắc COVID-19. Theo đó, xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được xác định là mắc COVID-19 (F0) trong 3 điều kiện sau: (1) người tiếp xúc gần F1; (2) người có ít chỉ có 02 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh…; (3) người có kết quả xét nghiệm nhanh 02 lần liên tiếp dương tính cách nhau trong vòng 8 giờ và có yếu tố dịch tễ.
Điều kiện cho việc khẳng định này là sản phẩm xét nghiệm nhanh phải thuộc danh mục do Bộ Y tế cấp phép; xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Qua những quy định trên thì việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại nhà vô cùng quan trọng. Điều này thuận tiện cho người nghi nhiễm nhưng cũng đòi thỏi thao tác lấy mẫu cần phải đúng để đảm bảo kết quả xét nghiệm. Trong bài viết này tôi viết dưới góc độ dành cho những bạn đọc là những người ngoài ngành y, không có kiến thức y khoa, để các bạn có cái nhìn khái quát hơn việc sử dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại gia đình hoặc tại nơi làm việc.
Hiểu đơn giản làm xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên là biện pháp phát hiện protein bề mặt của virus SARS-CoV-2 bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn có thể tự lấy mẫu một cách dễ dàng, đúng kỹ thuật và không đau. Sau đó thực hiện các thao tác làm test nhanh, đọc kết quả một cách chính xác và xử lý rác thải y tế một cách an toàn tránh lây nhiễm.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm test nhanh các bạn cần chuẩn bị bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 gồm các thành phần:
Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng.
Ống nhựa đựng dung dịch đệm.
Nút màng lọc nhỏ giọt.
Thanh/khay thử
Giá đỡ ống chiết mẫu.
Hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra chuẩn bị thêm một cây kéo nhỏ để cắt que tỵ hầu, một bình xịt sát khuẩn, giấy thấm, đồng hồ đếm thời gian, túi rác đựng rác thải lây nhiễm nếu có loại màu vàng dùng cho y tế là tốt nhất.
* Tiến trình gồm có 6 bước thực hiện test nhanh:
Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay bằng
Chuẩn bị lấy mẫu:
Lấy thanh/khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.
Lấy mẫu bệnh phẩm (Lưu ý: bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác)
a) Lấy mẫu dịch tỵ hầu (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu)
Trước tiên bạn cầm ngay phía sau khất của que tỵ hầu, sau đó ngước cổ ra sau 70 độ, lưu ý tập trung thở bằng miệng, sau đó nhẹ nhàng đưa que tỵ hầu vào đến khi nào ngón tay cầm que tỵ hầu chạm mũi là đạt yêu cầu, sau đó miết nhẹ que tỵ hầu khoảng 8 – 15 giây rồi rút nhanh que tỵ hầu ra.
Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.
Sáng ngày 16/02/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về “Hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19”. Tại hội nghị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về tình hình trẻ em mắc COVID-19 của nước ta cho thấy trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh so với mắc chung toàn quốc có tỷ lệ là 19,2%, tử vong trẻ em là 0,42% so với tử vong chung. Trong đó, nhóm trẻ sơ sinh hay đang điều trị bệnh nền có nguy cơ tử vong cao nên cần đặc biệt chú ý. Trong bối cảnh trẻ trở lại trường, hội nghị đã hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho trẻ tại trường học như bố trí nơi rửa tay cho trẻ, vệ sinh khử khuẩn môi trường, mở cửa thông thoáng lớp học…
Khi phụ huynh phát hiện trẻ có triệu chứng tại nhà thì cho trẻ nghỉ học và báo ngay cho nhà trường và cơ quan y tế để xử trí. Trong trường hợp khi phát hiện trẻ mắc COVID-19 tại trường học cần chuyển ngay trẻ bệnh (F0) xuống phòng cách ly tạm thời của trường và thông báo ngay cho cơ sở y tế để cùng xử lý. Đối với lớp có học sinh F0: cho học sinh ngồi yên tại chỗ, tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế. Tổ chức test kháng nguyên nhanh mẫu gộp cho toàn bộ lớp đó và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với học sinh là F1: cho F1 ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định (F1 đã tiêm đủ liều vắc xin thì ở nhà không quá 7 ngày, F1 chưa được tiêm đủ liều vắc xin ở nhà không quá 14 ngày). Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ họp để điều chỉnh hướng dẫn xử trí mới cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Đối với việc chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19, trước đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 08/11/2021 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Trong đó việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Trong quá trình chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ tại nhà, cần chú ý việc sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, uống thêm nước và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, …. Không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông khi không có ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế nhằm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.
Nguồn: Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
Ngày 21/02/2022, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 762/BYT-DP về cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần. Theo đó, thời gian cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được điều chỉnh thay đổi.
Những người đã tiêm đủ ít chỉ có 02 liều vắc-xin phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít chỉ có 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng sẽ thực hiện cách ly y tế 05 ngày; thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 5. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 05 ngày tiếp theo.
Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ thực hiện cách ly y tế 07 ngày; thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 7. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 03 ngày tiếp theo.
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh trẻ mắc Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ 98-99% điều trị tại nhà chỉ 1-2% trẻ nhập viện, theo đó tỷ lệ tử vong cũng rất thấp và phát đồ điều trị Covid-19 cho trẻ cũng tương tự như người lớn.
Tuy nhiên, trẻ cũng có thể có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng của trẻ nếu trẻ mắc bệnh
+ Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ như: Sốt, viêm đường hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ…trẻ cần được kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.
+ Nếu trẻ mắc COVID-19: Trẻ có thể được điều trị tại nhà khi trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối, đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh. Phụ huynh có thể căn cứ vào các chỉ số sau để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế:
✓ Dấu hiệu bất thường cần báo nhân vien y tế của Trạm y tế, Trạm Y tế lưu động
° Sốt >380 C ° Tức ngực
° Đau rát họng, ho ° Cảm giác khó thở
° Tiêu chảy ° SpO2 < 97%
° Trẻ mệt, không chịu chơi ° Ăn bú kém
✓ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu chyển viện
° Thở nhanh theo tuổi ° Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ ăn uống
Phụ huynh lo lắng khi trẻ đi học lại đó là điều hiển nhiên, tuy nhiên trường học không thể đóng cửa mãi và trẻ cũng không thể không đi học. Do đó Bộ Y tế liên tiếp đưa ra những hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 đồng thời Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh xây dưng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trường học, kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học, hướng dẫn quy trình xử lý F0 tại trường học… Các trường đều nghiêm túc thực hiện và được cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi đón trẻ trở lại.
Trẻ đị học, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, thông báo cho nhà trường khi trẻ mắc bệnh Covid-19; hướng dẫn cho trẻ những biện pháp phòng chống lây nhiễm như vệ sinh tay đúng cách, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác, bỏ rác thải đúng nơi quy định…
Đón trẻ tại trường Mầm non Rạng Đông phường 4, Quận 6
Đặc biệt vắc xin + 5K đang được người dân tuân thủ tốt, về việc cần thiết phải tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trẻ lứa tuổi 5-11 tuổi nếu tiêm vaccine thì khi mắc bệnh sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Ngoài ra, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm. Ngày 10/2 vừa qua, phát biểu tại lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Bộ Y tế đang tiến hành các thủ tục để sẵn sàng cho việc tiêm chủng với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do coronavirus, công tác đề phòng lây lan đang được chú trọng. Bên cạnh việc đeo khẩu trang, thì cách tốt chỉ có để ngăn ngừa COVID-19 là thường xuyên rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng với nước trong ít chỉ có 30 giây.
1. Kỹ thuật rửa tay thường quy
Rửa tay thường quy được chỉ định với mục đích loại bỏ chất dơ và vi sinh vật vãng lai trên bàn tay. Thời gian rửa tay sát khuẩn được khuyến nghị thường là 30 giây với xà phòng và nước sạch. Các bước tiến hành cụ thể như sau:
Lưu ý, từ bước 1 – 5 cần thực hiện ít chỉ có 5 lần, tổng thời gian tối thiểu 30 giây. Ngoài ra, cần điều chỉnh vòi nước chảy với tốc độ vừa phải, và không để quần áo chạm vào bồn rửa trong suốt thời gian rửa tay.
Nếu trong móng tay cũng dính bẩn trông thấy thì dùng móng để đẩy ra. Tận dụng chiếc khăn vừa dùng lau khô tay để đóng vòi nước, không dùng bàn tay đã rửa sạch trực tiếp đóng vòi.
2. Rửa tay khô bằng dung dịch chứa cồn
Rửa tay khô dùng nước bằng dung dịch chứa cồn chỉ nên được áp dụng khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng, hơn nữa bàn tay cũng không thấy rõ vết dơ. Nếu xuất hiện vết dơ hữu cơ, cần tìm nơi có thể rửa tay thường quy như mục 1.
Kỹ thuật rửa tay không dùng nước bằng dung dịch chứa cồn cũng theo các bước tương tự như rửa tay truyền thống, cụ thể là:
Chú ý: Khi đã hoàn thành xong bước 6 trên mà tay vẫn chưa khô thì lặp lại từ bước 1 – 6 cho đến khi tay khô hoàn toàn. Virus cúm nói chung sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3 – 4 phút dùng dung dịchrửa tay sát khuẩn 60 độ cồn trở lên. Do đó, cần chú ý nếu sau khi rửa tay nhanh, virus chưa kịp bị tiêu diệt thì vẫn có nguy cơ lây sang người khác.
Nếu tự pha chế dung dịchrửa tay sát khuẩn tại nhà theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì phải để sau 72 giờ mới sử dụng. Thời gian này đủ đảm bảo các mầm vi khuẩn (nếu có) trong dung dịch được tiêu diệt hết.
3. Những phương tiện cần có khi rửa tay
Nước máy sạch, xà phòng và khăn lau tay là những phương tiện cần có sẵn và đặt ở những vị trí thích hợp.
3.1. Xà phòng và dung dịch rửa tay
Trên thị trường hiện tại, xà phòng rửa tay khá đa dạng, từ dung dịch nước đến bánh truyền thống. Có thể phân biệt các loại như sau:
Xà phòng thường(trung tính, dạng bánh hoặc dung dịch)
Xà phòng chứa acid béo đã ester hóa và sodium / potassium hydroxide. Loại này sẽ lấy đi được những chủng vi khuẩn vãng lai, bám lỏng lẻo trên da và có thể dùng trong rửa tay thường quy. Dung dịch rửa tay hiện đang được sử dụng nhiều chỉ có trong các bệnh viện là Pose liquid soap.
Xà phòng khử khuẩn(dạng bánh hoặc dung dịch)
Chứa chất sát khuẩn với hoạt chất chính thường là Para –chloro –meta xytenol. Xà phòng rửa tay sát khuẩn có thể dùng trong rửa tay thường quy.
Dung dịchrửa tay sát khuẩn
Thành phần bao gồm 2 – 4% chlorhexidine; hoặc 5 – 7% providone iodine; hoặc 1% triclosan. Dùng trong rửa tay phẫu thuật trước khi mang găng và tiến hành xâm nhập, tiếp xúc với niêm mạc, hoặc mô nằm dưới da. Các loại dung dịchrửa tay sát khuẩn đang sử dụng tại bệnh viện là Microshield 2% và 4% ( trong phòng mổ).
Có thể chứa một trong những hóa chất như: Alcohol, Chlorhexidine, Chlorine, Hexachlorophene, Iodine, Para chloro meta xylenol, hợp chất ammonium bậc 4 và Triclosan và còn kèm theo tinh chất dưỡng da hoặc mùi hương thơm.
Các chuyên gia cho rằng tốt chỉ có là nên sử dụng bình xà phòng rửa tay sát khuẩn dạng dung dịch có vòi. Bình đựng dung dịch cần:
Có nhãn ghi rõ loại dung dịch rửa tayđang chứa;
Gắn được trên tường hay xe tiêm, hoặc đặt ở những vị trí thuận lợi cho người sử dụng;
Phải rửa sạch bình đựng trước khi bỏ dung dịch mới vào nếu dùng lại.
Lưu ý, không bỏ dung dịch mới vào bình đang sử dụng còn một phần vì sẽ khiến xà phòng bị nhiễm khuẩn. Nếu không có nước rửa tay, bánh xà phòng phải được đặt trong hộp đựng xà phòng có lỗ cho nước đọng lại chảy xuống sau khi sử dụng. Nên cắt xà phòng bánh thành từng miếng nhỏ để thay mới thường xuyên hơn, từ đó ngăn ngừa vi sinh vật phát triển.
3.2. Nước rửa tay
Nước rửa tay phải là nước dưới vòi chảy, nước máy hoặc nước sạch chứa trong thùng có nắp đậy kín và vòi / van khóa. Ngoài ra, vòi nước cần có cần gạt, bồn rửa tay phải luôn giữ sạch, và đặt ở vị trí tiện lợi. Nước tù đọng chứa trong hồ/lu có thể là môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn gây bệnh, do đó không nên sử dụng.
3.3. Làm khô tay
Không được dùng khăn đã tái sử dụng nhiều lần. Nếu dùng khăn sợi bông thì phải giặt hàng ngày, hoặc khăn giấy cất trong hộp đựng sạch.
Nếu không có khăn thì có thể để cho tay khô tự nhiên, không chùi vào áo quần hay đồng phục. Chú ý: Không nên dùng máy thổi khí để sấu tay vì vi sinh vật cũng sẽ dễ bị thổi vào các bề mặt khác, cũng như trở lại vào tay, cơ thể và không khí.
Đối với các bệnh lây qua đường hô hấp, bao gồm viêm phổi do coronavirus, WHO khuyên dùng khẩu trang và nhấn mạnh việc rửa tay đúng cách. Bàn tay thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể và bề mặt chứa mầm bệnh. Do đó hãy rửa tay trước khi ăn, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, trước khi tháo/lắp kính áp tròng, chăm sóc vết thương hoặc bệnh nhân, nấu thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã, chơi và cho động vật ăn, hoặc dọn dẹp rác…
Vệ sinh tay là biện pháp quan trọng nhưng đơn giản và hiệu quả chỉ có trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiều bệnh khác, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
Trong bối cảnh thế giới đang chiến đấu với đại dịch Covid-19, vệ sinh tay là một trong các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm một cách có hiệu quả. Văn hóa rửa tay đã lan tỏa khắp mọi nơi. Đây không chỉ là hành động có trách nhiệm với người bệnh, với chính bản thân nhân viên y tế mà nó còn là hành động, trách nhiệm với người thân và cộng đồng.
Hưởng ứng Chiến dịch Vệ sinh tay năm 2021 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động, trưa ngày 10/04/2021, Bệnh viện Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng tổ chức Lễ phát động phong trào vệ sinh tay để cùng nhau tăng cường vệ sinh tay trong chăm sóc bệnh nhân, biến lời nói thành hành động thiết thực nhằm góp phần nâng cao ý thức phòng bệnh và tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh năm 2021 với khẩu hiểu “Vì sự sống hãy rửa tay”(Clean hands – Healthy life) với sự tham dự của Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa phòng và nhân viên y tế trong bệnh viện.
Bệnh viện đã tổ chức phong trào thi đua vệ sinh tay giữa các khoa phòng nhằm mong muốn nhân viên y tế, bằng sự hiểu biết của mình kiến tạo thói quen vệ sinh tay và lan tỏa tới tất cả mọi người, tạo môi trường y tế an toàn trong khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.
Kết quả, giải chỉ có thuộc về khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức; 2 giải nhì – Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Khoa Khám bệnh cấp cứu; 1 giải ba – Khoa khoa Cận lâm sàng và 1 giải khuyến khích – Phòng hành chánh.