28/Jan/2021

Với 10 nhóm hoạt động chính, bao gồm: tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 đồng thời triển khai nhiều hoạt động hướng về y tế cơ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, ổn định tổ chức, bộ máy các cơ sở y tế sau sáp nhập và sau khi chuyển về trực thuộc Sở Y tế … cho đến triển khai hiệu quả chính sách liên thông KCB BHYT tuyến tỉnh, tự chủ tài chính, phát huy hiệu quả quy trình phản ứng nhanh trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế đã được cụ thể hoá thành 47 hoạt động trọng tâm của Ngành Y tế TPHCM trong năm 2021.

Dưới đây là 10 nhóm hoạt động chính với 47 hoạt động trọng tâm của Ngành Y tế TPHCM trong năm 2021:

NHÓM 1: Phát huy hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19 và tăng cường quản lý các dịch bệnh lưu hành

  1. Đúc kết bài học kinh nghiệm và tham mưu Ban Chỉ đạo Thành phố triển khai kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trong năm 2021.
  2. Hoàn thiện hệ thống thông tin phòng chống dịch COVID-19, tập trung triển khai ứng dụng “quản lý chuỗi lây nhiễm” kết nối với hệ thống thông tin xét nghiệm và quản lý cách ly (cách ly tại trung tâm, cách ly tại nhà, cách ly sau khi rời trung tâm)
  3. Nâng cao năng lực xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và các cơ sở khám, chữa bệnh.
  4. Duy trì và bảo đảm điều kiện hoạt động cho bệnh viện Dã chiến (Củ Chi) và bệnh viện Điều trị COVID-19 (Cần Giờ).
  5. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện bộ tiêu chí bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác.
  6. Củng cố quy trình phối kết hợp kiểm soát bệnh truyền nhiễm (SXH, TCM,…) giữa hệ thống dự phòng và khám, chữa bệnh.
  7. Quản lý chặt chẽ đối tượng tiêm chủng, đảm bảo đạt tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho trẻ em.
  8. Tăng cường hoạt động phòng chống HIV/AIDS để tiến đến kết thúc đại dịch.

NHÓM 2: Lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, tạo lập dữ liệu ban đầu về sức khoẻ của người dân thành phố, triển khai hiệu quả các chương trình quản lý bệnh mạn tính không lây

  1. Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu sức khỏe ban đầu để tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân của 48 phường, xã có trạm y tế mô hình điểm.
  2. Triển khai phần mềm quản lý trạm y tế qua nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 tại tất cả các trạm y tế.
  3. Xây dựng dữ liệu sức khỏe người dân và bước đầu xác định mô hình bệnh tật của người dân tại 48 phường xã có trạm y tế mô hình điểm.
  4. Triển khai hiệu quả việc quản lý người mắc bệnh mạn tính không lây tại 48 trạm y tế điểm (đã chuyển đổi hoạt động theo nguyên lý YHGĐ).

NHÓM 3: Tiếp tục lộ trình chuyển đổi hoạt động trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình

  1. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hoàn chỉnh, trang thiết bị y tế thiết yếu đầy đủ để triển khai thêm 24 TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ (phấn đấu đến cuối năm 2021 có ít chỉ có 48 trạm).
  2. Tiến hành đánh giá chất lượng hoạt động của TYT theo các chuẩn thiết yếu trong hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.
  3. Thực hiện điều động luân phiên bác sĩ “2 chiều” đối với các TYT điểm.
  4. Tổ chức đào tạo liên tục chuyên đề về quản lý y tế công cộng dành cho nhân viên y tế đang làm công tác quản lý hoặc thuộc diện quy hoạch trực thuộc các TTYT quận, huyện.

NHÓM 4: Khởi động lộ trình phát triển mạng cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp 

  1. Phát triển mạng lưới các chuyên gia của các bệnh viện thành phố để hỗ trợ và tư vấn chuyên môn cho hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện.
  2. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Trung tâm Cấp cứu 115 với Trung tâm Cấp cứu của Bệnh viện Quân y 175 trong cấp cứu ngoài bệnh viện đối với người dân thành phố và khu vực các tỉnh phía Nam.
  3. Xây dựng bộ tiêu chí chất lượng cấp cứu ngoài bệnh viện và tiến hành đánh giá chất lượng các trạm cấp cứu vệ tinh.
  4. Đầu tư xe cứu thương hiện đại cho Trung tâm cấp cứu 115 và bổ sung xe cứu thương cho các trạm cấp cứu vệ tinh của bệnh viện quận, huyện.

NHÓM 5: Xây dựng cơ sở hạ tầng mới và phát triển kỹ thuật chuyên sâu tại các bệnh viện hướng đến xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á

  1. Khởi công xây dựng mới 3 bệnh viện cửa ngõ: ĐKKV Thủ Đức, ĐKKV Hóc Môn, ĐKKV Củ Chi.
  2. Tiếp tục triển khai các dự án xây dựng Khu Viện – Trường y tế kỹ thuật cao (Tân Kiên, Bình Chánh) và các dự án xây dựng bệnh viện đã được phê duyệt, đưa khu nội trú của bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 đi vào hoạt động.
  3. Cải tạo nâng cấp cơ sở nội trú Lê Minh Xuân của BV Tâm Thần, nghiên cứuvà xây dựng đề án khả thi về xây dựng cơ sở mới cho bệnh viện Tâm thần.
  4. Tiếp tục phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến cuối của thành phố theo định hướng của Ngành Y tế.
  5. Phối hợp với Sở Du lịch triển khai các loại hình du lịch y tế đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với tình hình mới.

NHÓM 6: Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng y tế thông minh và cải cách hành chính hướng đến tăng sự hài lòng của người dân

  1. Hoàn thiện ứng dụng “Tra cứu nơi khám, chữa bệnh”, triển khai ứng dụng đặt lịch hẹn tiêm chủng tại 24 TTYT quận, huyện.
  2. Tăng cường hoạt động tư vấn, hội chẩn, đào tạo từ xa; thanh toán không dùng tiền mặt; trích chuyển dữ liệu KCB BHYT lên cổng thông tin BHXH.
  3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện bệnh án điện tử tại các bệnh viện hạng 1 theo đúng lộ trình của Bộ Y tế, xây dựng HL7 gateway để chuẩn hóa dữ liệu đầu ra hướng đến xây dựng trung tâm dữ liệu khám, chữa bệnh của Thành phố.
  4. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng thường quy các phần mềm quản lý hành chính về quản lý nhân sự hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; quản lý danh mục kỹ thuật; quản lý nguồn nhân lực.
  5. Xây dựng mới các phần mềm quản lý hành chính về quản lý dược và mỹ phẩm; quản lý vật tư và trang thiết bị y tế.

NHÓM 7: Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, và quản lý trang thiết bị tại các cơ sở y tế

  1. Triển khai “Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (GSP) tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 131/2020/NĐ-CP.
  3. Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong quản lý cung ứng và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
  4. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.

NHÓM 8: Triển khai hiệu quả chính sách liên thông KCB BHYT tuyến tỉnh và đảm bảo ổn định trong tự chủ bệnh viện

  1. Định kỳ mỗi quý đánh giá và sơ kết việc thực hiện liên thông KCB BHYT tuyến tỉnh, báo cáo UBND TP và BYT các vướng mắc phát sinh.
  2. Triển khai thí điểm phương thức thanh toán chi phí BHYT theo định suất và nhóm chẩn đoán liên quan (DRG).
  3. Lượng giá công tác tự chủ tài chính giai đoạn 2018 – 2020, tham mưu UBNDTP kế hoạch giao tự chủ tài chính giai đoạn 2021 – 2023 phù hợp với năng lực của mỗi cơ sở y tế.
  4. Triển khai hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động KCB theo yêu cầu, hoạt động xã hội hoá, liên doanh liên kết tại các cơ sở y tế công lập.

NHÓM 9: Ổn định về tổ chức, bộ máy các cơ sở y tế sau sáp nhập, sau khi chuyển về trực thuộc Sở Y tế, và sau khi tổ chức lại theo quy định

  1. Xây dựng đề án sáp nhập TTYT quận 2, 9, Thủ Đức thành TTYT Thành phố Thủ Đức và sáp nhập TYT tương ứng các phường, xã sáp nhập theo kế hoạch của Thành phố.
  2. Tiếp nhận bàn giao bệnh viện Giao thông vận tải từ Bộ Giao thông vận tải về Sở Y tế quản lý.
  3. Tiếp nhận bàn giao tài sản của các đơn vị y tế công lập từ UBND quận, huyện về Sở Y tế.
  4. Thành lập tổ chuyên trách giúp ổn định về tổ chức, bộ máy và đi vào hoạt động hiệu quả đối với các đơn vị sau sáp nhập và các đơn vị chuyển về trực thuộc Sở Y tế.
  5. Triển khai quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế và UBND quận, huyện trong QLNN về y tế và dân số trên địa bàn TPHCM (theo QĐ số 241/QĐ-UBND ngày 21/01/2021).

NHÓM 10: Phát huy hiệu quả quy trình phản ứng nhanh; tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hành nghề y tế

  1. Cập nhật và hoàn thiện phần mềm “Y tế trực tuyến”, phát huy sự tham gia của người dân phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật trong hành nghề y tế.
  2. Tăng cường phối hợp với các Sở ban ngành, cơ quan Công an, chính quyền địa phương, cơ quan báo đài,… theo quy trình “phản ứng nhanh” kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm quy định pháp luật trong KCB
  3. Tập huấn tất cả các phòng y tế quận, huyện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định của Nghị định 117/NĐ-CP.
  4. Công khai kết quả xử lý các vi phạm trong lĩnh vực y tế trên nhiều phương tiện truyền thông.

Sở Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế căn cứ vào Kế hoạch trọng tâm của Ngành Y tế Thành phố năm 2021 và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng, cập nhật, bổ sung kế hoạch hoạt động của đơn vị và triển khai, phối hợp thực hiện có hiệu quả

Nguồn:http://medinet.gov.vn//dinh-huong-phat-trien-nganh/10-nhom-hoat-dong-chinh-va-47-hoat-dong-trong-tam-cua-nganh-y-te-tphcm-trong-na-c13465-38523.aspx


04/Jan/2021

Sáng ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ phát động Chương trình Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh và hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng năm 2015.

“Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” và Hưởng ứng “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng”

Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” và Hưởng ứng “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng” năm 2015 được tổ chức bởi Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Quỹ Unilever Việt Nam và sự hưởng ứng của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng đội Trung ương, Sở Y tế Hà Nội.

Tham dự và chủ trì buổi phát động là GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế. Hơn 3600 đại biểu mời tham dự chương trình gồm có: Đại biểu Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo Bộ Y tế; các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải,… cùng đại diện các Ban, ngành, đoàn thể chính trị – xã hội Trung ương và thành phố Hà Nội.
Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội, cũng như kêu gọi sự tích cực chủ động tham gia của từng cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh dịch mới nổi và các dịch bệnh bùng phát trở lại trong những năm gần đây như sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu khai mạc Chương trình Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh và Hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng tại Hà Nội, ngày 16/10/2015.

 Phát biểu tại Chương trình, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, có sự phối hợp giúp đỡ của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, chúng ta đã đạt những thành công trong phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn không để các bệnh đặc biệt nguy hiểm xâm nhập vào nước ta như Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9). Các dịch bệnh lưu hành trong nước như cúm A(H5N1), sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại … đều giảm mạnh, thậm chí trong nhiều năm không có trường hợp mắc như bệnh tả, dịch hạch; tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh.

Tuy nhiên trước sự gia tăng của các dịch bệnh nguy hiểm trên thế giới, sự biến đổi của các tác nhân gây bệnh, việc đô thị hóa mạnh mẽ, vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi thời tiết và khí hậu cực đoan, gia tăng giao thương đi lại; nhận thức về tiêm chủng phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của người dân chưa cao; bên cạnh đó chính quyền tại một số địa phương chưa quyết liệt chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể vẫn thiếu chặt chẽ, ngân sách nhà nước dành cho công tác phòng chống dịch bệnh chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu dựa vào Chương trình mục tiêu quốc gia mặc dù Quốc hội đã có nghị quyết tốt8/2018/QH12 dành ít chỉ có 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng. Vì vậy công tác y tế dự phòng, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và toàn thể người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam -đại diện cho các tổ chức chính trị xã hội: Hội LHPN Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cam kết: 1) Chủ động tích cực phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; 2) Duy trì và đẩy mạnh truyền thông về phòng chống dịch, bệnh và khuyến cáo của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động hội viên của mình cũng như toàn thể người dân tự giác tham gia phòng chống dịch bệnh; 3) Lồng ghép nội dung phòng chống dịch bệnh vào hoạt động của các cấp Hội, Đoàn; 4) Sáng kiến và áp dụng các mô hình nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, đảm bảo an ninh sức khỏe; 5) Mỗi cán bộ Hội, cán bộ Đoàn sẽ là những tuyên truyền viên, cộng tác viên trong việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Tại buổi phát động, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thay mặt cho các đơn vị y tế địa phương có bài phát biểu hưởng ứng Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” do Bô Y tế phát động và có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các tổ chức, đơn vị, đoàn thể và các đơn vị trên địa bàn triển khai Chương trình đạt kết quả cao, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đồng hành cùng Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, Quỹ Unilever  thực hiện Chương trình “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” giai đoạn 2011-2015 là hoạt động đầy ý nghĩa, nêu cao trách nhiệm của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh với mục tiêu cải thiện sức khỏe, vệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 20 triệu người dân Việt Nam. Đại diện nhãn hàng Lifebuoy – Công ty TNHH Unilever Việt Nam chia sẻ: “Sau chặng đường 8 năm hợp tác với Bộ y tế và tạo được nhiều hiệu ứng tích cực, chúng tôi tin tưởng dự án sẽ lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng, chỉ có là trong việc thay đổi nhận thức của các em nhỏ để hướng gần hơn đến mục tiêu bảo vệ 25 triệu trẻ em thoát khỏi dịch bệnh đến năm 2020”.

Cuối buổi phát động Quỹ  Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy tổ chức Các trò chơi giao lưu học sinh triển lãm hành trình ” Nối vòng tay lớn vì 1 VN khỏe mạnh”.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/tai-lieu-truyen-thong


28/Dec/2020

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) và là nguyên nhân thường gặp chỉ có gây ra khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên toàn cầu. Tăng huyết áp chính là thủ phạm làm gia tăng đáng kể nguy cơ của đột quỵ và gây tử vong sớm trên toàn thế giới, cứ 4 nam giới hoặc 5 nữ thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Tại sao tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ?

Có 2 loại đột quỵ chính:

  • Đột quỵ do thiếu máu: Chiếm đa số các trường hợp đột quỵ, xảy ra khi các mạch máu não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn (xơ vữa động mạch) làm cắt đứt dòng máu đến các tế bào não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ.
  • Cơn thoáng thiếu máu não: Một dạng cảnh báo của đột quỵ, xảy ra khi có cục máu đông tạm thời.

Khi một phần của não không còn nhận được máu và oxy cần thiết, tế bào não bắt đầu chết. Bộ não giúp con người kiểm soát chuyển động và suy nghĩ. Vì vậy khi đột quỵ xảy ra, nó có thể đe dọa khả năng suy nghĩ, di chuyển và hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, đột quỵ có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ, trí nhớ và thị lực. Những cơn đột quỵ nặng thậm chí có thể gây tê liệt hoặc tử vong.

Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến các động mạch trên toàn cơ thể có thể bị vỡ hoặc dễ bị tắc nghẽn hơn. Các động mạch trong não bị tổn thương do tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đó là lý do tại sao việc kiểm soát tăng huyết áp là rất quan trọng để giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Yếu tố nguy cơ của đột quỵ

Khoảng 90% gánh nặng đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được, với khoảng 75% là do các yếu tố hành vi như hút thuốc lá, chế độ ăn uống kém và ít hoạt động thể chất. Kiểm soát được các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và hành vi có thể ngăn chặn hơn 3/4 gánh nặng đột quỵ toàn cầu. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến chỉ có, dựa trên dữ liệu từ 30 nghiên cứu và đã được báo cáo có khoảng 64% bệnh nhân tăng huyết áp bị đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ và dự phòng đột quỵ tái phát.

Nguồn:

http://kcb.vn/…/upl…/2019/03/Huong-dan-chung-Dot-quy.pdf


22/Dec/2020

Suckhoedoisong.vn – Mùa hè đến với những chuyến du lịch biển thú vị nhưng nắng gắt dễ khiến da của bạn bị đen, sạm, cháy nắng. Bác sĩ da liễu sẽ có những hướng dẫn cụ thể để bảo vệ làn da bạn.

Theo Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Thảo Nhi – Bệnh viện Da liễu Trung ương, mùa hè cũng là mùa của nắng và gió, chăm sóc da khi đi biển là những kiến thức bạn gái nào cũng nên biết để có thể thoái mái tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời mà không lo làn da sẽ sạm màu hoặc bắt nắng.

Bác sĩ Thảo Nhi tư vấn cụ thể:

Chăm sóc da trước khi đi biển

– Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và chất chống ô xy hóa nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

– Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày duy trì độ ẩm cho da.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm và mặt nạ dưỡng da tăng cường khả năng chống nắng cho da.

Du lịch biển ngày hè cần chú ý bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của nắng nóng. Ảnh minh họa.

Chăm sóc da trong khi đi biển

– Không quên mũ và kính mắt có tác dụng chống tia UV.

– Bôi kem chống nắng đều đặn, cần lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA) và chống được nước, mồ hôi (Water  – proof).

Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài vui chơi hoặc tắm biển. Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước.

Chăm sóc da sau khi đi biển

– Rửa mặt với nước lạnh hoặc sử dụng xịt khoáng làm dịu các tình trạng ửng đỏ, kích ứng tức thời.

– Tăng cường độ ẩm cho làn da và cấp nước cho toàn bộ cơ thể.

– Bổ sung vitamin A, C, E trong các loại nước ép như cà chua, cà rốt, cam, bưởi…

– Nếu làn da bị sạm đen và cháy nắng quá mức, cần có những liệu trình chăm sóc da chuyên sâu hơn.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


22/Dec/2020

Suckhoedoisong.vn – Bộ Y tế vừa có Quyết định 5188/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo Hướng dẫn, SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua đường giọt bắn trong phạm vi gần với người nhiễm SARS-CoV-2 và qua đường tiếp xúc. Lây truyền qua đường không khí có thể xảy ra tại các khu vực thực hiện các thủ thuật tạo ra khí dung, đặc biệt trong phạm vi gần (<2 mét) và trong khu vực kín, thông khí kém.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin đang nghiên cứu và sử dụng ở một số quốc gia nên các biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 vẫn là mang khẩu trang, vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt môi trường, giữ khoảng cách, tránh tụ tập đông người.

Nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Thực hiện phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua đường tiếp xúc và đường giọt bắn trong thăm khám, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.


15/Dec/2020

Phòng ngừa “Cô-vít” ở nhà

Chớ riêng đột quỵ, ở nhà nguy to

Đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong uy tín tại Việt Nam mà di chứng của đột quỵ còn để lại hậu quả rất nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Theo các nhà khoa học, đối với bệnh nhân bị đột quỵ thì cứ 1 phút trôi đi sẽ có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Vì vậy nếu bệnh nhân không được điều trị sớm, không đến bệnh viện kịp thời thì nguy cơ tàn phế hoặc tử vong sẽ rất cao. Với đột quỵ, việc phát hiện dấu hiệu bệnh trễ hoặc để người bệnh ở nhà sẽ không giúp bệnh nhân được an toàn. Khả năng phục hồi não và phục hồi sau đột quỵ được tính bằng giây. Do đó, điều quan trọng là cần phát hiện sớm đột quỵ, đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đột quỵ xin đừng ở nhà! Hãy quan tâm và đưa người có nguy cơ đột quỵ đi cấp cứu ngay khi vừa phát hiện.

#độtquỵxinđừngởnhà

#sắptớicó

Nguồn: https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/dot-quy/dot-quy-xin-dung-o-nha-3d6385a6edb493f75f41112b31e5fd92.html


07/Dec/2020

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh COVID-19, đến 7 giờ ngày 07/12/2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

Tình hình dịch bệnh COVID-19:

  • Số trường hợp nhiễm COVID-19 xác định là 142. Từ ngày 2/12, đã 04 ngày KHÔNG ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.
  • 109 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, còn 33 trường hợp đang điều trị.

Hoạt động giám sát, chống dịch:

  • Triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
  • Xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với các ca dương tính (BN1342, BN1347, BN1348, BN1349). Tổng số mẫu đã lấy xét nghiệm: 3.263, trong đó:
  • 861 trường hợp tiếp xúc gần F1: Tất cả đều âm tính.
  • 400 trường hợp tiếp xúc của F1: Tất cả đều âm tính.
  • 1002 trường hợp lấu mẫu giám sát: Tất cả đều âm tính.
  • Giám sát tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại Thành phố. Đã lấy mẫu xét nghiệm 10.632 trường hợp, trong đó có 19 trường hợp dương tính.
  • Mở rộng xét nghiệm giám sát các nhóm nguy cơ cao
  • Cách ly người nhập cảnh theo quy định.
  • Giám sát người đã thực hiện cách ly ở các tỉnh thành khác về cư trú tại Thành phố.
  • 04 bệnh nhân sau khi xuất viện đang trong thời gian theo dõi tại TP.HCM, 75 trường hợp đã hết thời gian theo dõi.
  • Cập nhật giám sát và xét nghiệm đối với bệnh nhân COVID-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung và người sau cách ly phòng chống COVID-19 trong tình hình mới.

Tình hình cách ly kiểm dịch trên địa bàn Thành phố

  • Số người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung là 2.185 người.
  • Số người đang được cách ly tại nhà/nơi lưu trú là 3.251 người.

Khuyến cáo

  1. Chung sống an toàn với dịch bệnh
  2. Thực hiện “5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”
  3. Cập nhật thông tin chính thống để phản ứng phù hợp, tránh hoang mang vì những thông tin sai lệch.

Nguồn:https://hcdc.vn/category/thong-tin/viem-phoi-cap-do-virus-ncov/tinh-hinh-dich-benh-covid19-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-cap-nhat-7-gio-ngay-07122020-b3b666a57b707d8fda479a9af1b45943.html







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300