31/Mar/2022

CÔNG TY TNHH BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG

BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG
———

Số:  51 /2020/QĐ-NMH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06  năm 2020       

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế dân chủ và Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nội bộ

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHẪU THUẬT THẨM MỸ NGÔ MỘNG HÙNG

  • Căn cứ Bộ luật lao động 2012;
  • Căn cứ Thông tu 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn khiến nghị, phản ánh của Thanh tra chính phủ;
  • Căn cứ nghị định 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018  quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.                     

 QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.  Ban hành kèo theo quyết định này “Quy chế dân chủ và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nội bộ” tại Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng.

Điều 2. Ban lãnh đạo bệnh viện, trưởng các khoa phòng, Nhân viên y tế và người lao động đang công tác tại bệnh viện có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

Nơi nhận:

   – Như điều 2

   – Ban Giám đốc

   – P.HCNS

   – Lưu Phòng KHTH

GIÁM ĐỐC

 ( Đã ký )

 

 

 NGÔ MỘNG HÙNG

QUY CHẾ DÂN CHỦ

TẠI BỆNH VIỆN PHẪU THUẬT THẨM MỸ NGÔ MỘNG HÙNG

CÔNG TY TNHH BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG

BV PTTM NGÔ MỘNG HÙNG HÙNG
———

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

                  Tp. HCM, ngày 01 tháng 06  năm 2020

QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI BỆNH VIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số  51/2020/QĐ-NMH  ngày 01 tháng 06 năm 2020

của Hội đồng thành viên Giám đốc CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN PHẪU THUẬT THẪM MỸ NGÔ MỘNG HÙNG

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, đại diện tập thể người lao động trong việc thực hiện dân chue ở cơ sở tại Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng ( BV PTTM Ngô Mộng Hùng)

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang làm việc tại BV PTTM Ngô Mộng Hùng ( gọi chung là người lao động – NLĐ)

Giám đốc BV PTTM Ngô Mộng Hùng

Ban chấp hành Công đoàn BV PTTM Ngô Mộng Hùng

Điều 3: Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc

Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình  đẳng, công khai và minh bạch.

Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động( NSDLĐ) và người lao động

Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội

Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc

Thực hiện trái các quy định của pháp luật.

Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước.

Xâm phạm lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.

Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.

Chương II

NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 5: Nội dung NSDLĐ phải công khai cho NLĐ biết

  • Tình hình nhiệm vụ, công tác, công việc, kinh doanh
  • Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
  • Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  • Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
  • Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Hình thức công khai:
  • Niêm yết trên bảng tin
  • Thông báo cho người phụ trách các bộ phận
  • Thời hạn công khia ít nhất 10 ngày liên tục

Điều 6:Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến

  • Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.
  • Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
  • Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Hình thức lấy ý kiến
  • Lấy ý kiến trực tiếp từ NLĐ
  • Lấy ý kiến thông qua BCH Công đoàn cơ sở
  • Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến NLĐ

Điều 7: Những nội dung NLĐ trong công ty được quyết định

  • Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.
  • Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  • Các nội dung khác theo quy định của pháp luật

Điều 8: Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát

  • Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
  • Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.
  • Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.
  • Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  • Hình thức giám sát:
  • Thông qua chức nằng kiểm tra giám sát của BCH công đoàn cơ sở;
  • Giám sát thông qua Hội nghị người lao động hàng năm
  • Giám sát thông qua hình thức công khai, dân chủ;
  • Giám sát thông qua các họa động tại nơi làm việc…

Chương III
HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 9. Đối thoại tại nơi làm việc

  1. Đối thoại tại nơi làm việc

 Được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ 3 tháng/ lần  hoặc khi một bên có yêu cầu. Nếu trùng vào thời gian tổ chức hội nghị NLĐ thì không tổ chức đối thoại định kỳ.

  1. Nội dung đối thoại

NSDLĐ chủ trì phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc để trao đổi, thảo luận các nội dung:

  • Tình hình khám chữa bệnh, tài chính kinh doanh của Bệnh viện
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  • Điều kiện làm việc
  • Yêu cầu của NLĐ, công đoàn cơ sở với NSDLĐ
  • Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ và công đoàn cơ sở.
  • Nội dung khác mà hai bên quan tâm
  1. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại

Mỗi bên tham gia đối thoại quyết dịnh thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại. Thành phần bắt buộc tham gia gồm:

  • Phía NSDLĐ: NSDLĐ( hoặc người được ủy quyền), Trưởng phòng nhân sự, Kế Toán Trưởng( do NSDLĐ chọn cử ra và quyết định thành lập, trên cơ sở nội dung đề nghị đối thoại)
  • Phía Tập thể người lao động: Chủ tịch công đoàn hoặc phó chủ tịch công đoàn làm tổ trưởng, đại diện ủy viên BCH công đoàn cơ sở. Đại diện người lao động.
  • Thư ký Hội nghị: Do NSDLĐ và CĐCS thống  nhất chọn;  không tham gia thành phần đối thoại hai bên; có nhiệm vụ In ấn tài liệu, chuẩn bị điều kiện vật chất, địa điểm tổ chức đối thoại, ghi chép nội dung biên bản đối thoại.
  1. Thời gian tổ chức đối thoại
  • Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 3 tháng/lần vào tuần thứ hai của tháng cuối Quý. Khi có việc đột xuất bất khả kháng NSDLĐ và BCH CĐCS phải thống nhất thay đổi thời gian đối thoại nhưng không quá 15 ngày.
  • Quý I hằng năm là thời điểm tổ chức hội nghị người lao động Bệnh viện thì bệnh vienj không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
  • Đối thoại đột xuất:
  • Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại đột xuất thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối  thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với ban chấp hành CĐCS tổ chức đối thoại.
  • Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tô chức đối thoại được thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
  1. Quy trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
  2. Quy trình tổ chức đối thoại thực hiện qua các bước sau:

B1: Tổng hợp nội dung, yêu cầu đối thoại

B2: Thống nhất nội dung đối thoại giữa các bên

B3: NSDLĐ ban hành Quyết định, kế hoạch đối thoại gồm: chương trình, thời gina, địa điểm, thành phần, phân công nhiệm vụ.

B4: Đối thoại

  • Nội dung thống nhất: Công khai cho NLĐ và tổ chức thực hiện
  • Nội dung không thống nhất: Đưa vào hội nghị đối thoại tiếp theo hoặc giải quyết tranh chấp lao động.
  1. Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại:
  • Sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, Chủ tịch CĐCS gửi văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức đối thoại định kỳ. CĐCS và NSDLĐ tổng hợp và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản tổ chức đối  thoại định kỳ tại nơi làm việc. Quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải gửi đến Chủ tịch CĐCS ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại.
  • Người sử dụng lao động và chủ tịch Cộng đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, tài liệu, số liệu liên quan cho buổi đối thoại.
  • Nội dung đối thoại phía tập thể NLĐ phải được tổng hợp lấy ý kiến từ NLĐ ở các bộ phận( lấy ý kiến trực tiếp hoặc lấy ý kiến từ cuộc họp BCD CĐCS)
  1. Tổ chức đối thoại
  • Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tiến hành với sự có mặt ít nhất 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên theo khoản 3 điều 10 quy chế này. Trường hợp hội nghị đối thoại không đủ số thành viên thì quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó.Thời gian hoãn không quá 05 ngày làm việc.
  • Trong quá trình đối thoại các thành viên tham gia có trách nhiệm phân tích, giải trình, phản biện, cung cấp thông tin, Số liệu, Tư liệu, Trao đổi, Thảo luận trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, dân chủ.
  1. Chương trình Hội nghị đối thoại
  • Người SDLĐ và chủ tịch CĐCS đồng chủ trì.
  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
  • Báo cáo kết quả thực hiện biên bản đối thoại lần trước;
  • Đại diện mỗi bên trình bày nội dung mỗi bên đưa ra đối thoại;
  • NSDLĐ và chủ tịch CĐCS điều hành thảo luận, trả lời thống nhất từng nội dung đối thoại của mỗi bên.
  • Thống nhất các bên, kết luận từng nội dung đối thoại
  • Thông qua biên bản đối thoại
  • Kết thúc đối thoại

Nội dung biên bản đối thoại phải ghi rõ những nội dung đã thống nhất, biện pháp tiến độ thực hiện, nội dung chưa thống nhất và cách thức giải quyết tiếp

  1. Kết thúc đối thoại
  • Đại diện hai bên ký tên, đóng dấu xác nhân nội dung đối thoại
  • Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi bên tham gia giữ một bản, 01 bản niêm yết thông báo cho nội bộ Bệnh viện, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự.
  1. Đối thoại khi một bên có yêu cầu
  2. Trường hợp một bên có yêu cầu đối thoại bằng văn bản thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với BCH CĐCS tổ chức đối thoại.
  3. Số lượng, thành phần, chương trình đối thoại và trách nhiệm các bên thực hiện như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Điều 10. Hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.  Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.

  1. Thời gian, hình thức tổ chức hội nghị người lao động
  2. Thời gian: Hội nghị người lao động Công tu được tổ chức ít nhất một năm 1 lần, vào quý I hàng năm
  3. Hình thức tổ chức: Hội nghị toàn thể
  4. Thành phần tham gia hội nghị

Toàn thể NLĐ trong Bệnh viện

Đại biểu đương nhiêm bao gồm: Giám đốc, PGĐ, Kế toàn trưởng, trưởng phòng nhân sự và BSH Công đoàn cơ sở.

  1. Nội dung hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động Công ty tập trung thảo luận các nội dung sau:

  • Tình hình khám chữa bệnh, tài chính kinh doanh của Bệnh viện
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  • Điều kiện làm việc
  • Yêu cầu của NLĐ, công đoàn cơ sở với NSDLĐ
  • Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ và công đoàn cơ sở.
  • Nội dung khác mà hai bên quan tâm
  1. Chuẩn bị Hội nghị Người lao động
  2. Trước thời gian dự kiến tổ chức hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc sẽ chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị hội nghị, tham gia cuộc họp chuẩn bị gồm có: Giám đốc, chủ tịch Công đoàn, một số người có liên quan…
  3. Nội dung cuộc họp sẽ thống nhất về kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm, số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu, phân công chuẩn bị điều hành Hội nghị.
  4. Phân công trách nhiệm chuẩn bị:

Giám đốc BV chuẩn bị: Báo cáo thực hiện các nội dung như: tình hình KCB, thực hiện HĐLĐ, nội quy, quy chế Bệnh viện, ddieuf kiện làm việc, ATVSLĐ, kết quả giải quyết các kiến nghị của NLĐ, việc thực hiện nghị quyết hội nghị lần trước…

Ban chấp hành công đoàn chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp kiến nghị đề xuất của CNLĐ…

  1. NSDLĐ và chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, các nội dung lấy ý kiến tại hội nghị, sửa dổi quy chế Bệnh viện
  2. Chương trình của Hội nghị người lao động

Diễn ra cụ thể như sau:

  • Bầu đoàn chủ tịch, Đoàn chủ tịch cử thư ký
  • Thông qua chương trình Hội nghị
  • Trình bày các văn bản báo cáo
  • NLĐ thảo luận kiến nghị đề xuất
  • NSDLĐ giải đáp thắc mắc; bàn biệp pháp cải tiến: điều kiện làm việc, nâng cao đời sống NLĐ…
  • Ký kết, sửa đổibổ sung Thỏa ước lao động tập thể.
  • Tổ chức khen thưởng, phát động phong trào thi đua, ký giao ước thi đua;
  • Thông qua Nghị quyết.
  1. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị:
  2. Nười sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở toorchuwcs phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết Hội nghị Người lao động đến toàn thể NLĐ
  3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ

Định kỳ 6 tháng 1 lần NSDLĐ phối hợp với các CĐCS tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết; kết quả thực hiện kiến nghị của NLĐ

Điều 11: Các hình thức thực hiện dân chủ khác

  1. Hệ thống thông tin nội bộ, niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại đơn vị.
  2. Hòm thư góp ý kiến.
  3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  4. Cung cấp trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo, họp chuyên môn  tại Bệnh viện.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12: Trách nhiệm thi hành

NSDLĐ, LNĐ BV PTTM Ngô Mộng Hùng  căn cứ Quy chế này và các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước để thực hiện phát huy quyền dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, góp phần xây dượng phát triển Bệnh viện và đảm bảo quyền , lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể NLĐ.

Trưởng các khoa phòng, đơn vị thuộc Bệnh viện có trách nhiệm phối hợp với công đoàn phổ biến đến toàn thể NLĐ công ty triển khai thực hiện quy chế này. Trong quá tình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh Giám đốc và BCH Công đoàn sẽ xem xét sửa đổi, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.

 

GIÁM ĐỐC

  

( Đã ký )

 

NGÔ MỘNG HÙNG


28/Mar/2022

SKĐS – Khi phát hiện trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử trí các triệu chứng phù hợp theo đúng hướng dẫn. Đặc biệt, cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để trẻ nhanh hồi phục, đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ.

1. Cách chăm sóc theo dõi trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Theo Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, trẻ mắc COVID-19 được điều trị tại nhà khi không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi). Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

– Trong trường hợp trẻ sốt cần dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C: Dùng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu cần nhắc lại). Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

– Dùng thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi):

+ Cha mẹ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cấy hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn).

+ Nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;

– Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

+ Ho: Có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc).

+ Ngạt mũi, sổ mũi: Xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

+Tiêu chảy: Dùng men vi sinh, men tiêu hóa.

– Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

– Cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Trẻ mắc COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống thế nào để nhanh khỏi?
Cha mẹ cần chú ý chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ mắc COVID-19.

TS.BS Cao Việt Tùng- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

Trẻ em bị F0 không cần ăn kiêng. Cha mẹ cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng cho con như bình thường, tuy nhiên việc cho trẻ ăn đủ và chế độ ăn dễ tiêu, giàu vitamin là rất quan trọng. Nên cho các cháu ăn chế độ ăn lỏng hơn bình thường và chia làm nhiều bữa.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng đối với trẻ mắc COVID-19

2.1. Cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng

– Chế độ ăn cho trẻ mắc COVID-19 cần cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính:

  • Lipid (lipid động vật và lipid thực vật).
  • Vitamin và khoáng chất.
  • Thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate).
  • Protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít chỉ có có 1 bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

– Hàng ngày phải ăn ít chỉ có là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

– Cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước trái cây tươi.

Trẻ mắc COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống thế nào để nhanh khỏi?

Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

– Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

– Cho trẻ ăn những món hợp khẩu vị mà trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

– Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào).

– Hạn chế ăn quá mặn.

– Tránh uống nước ngọt công nghiệp.

Trẻ mắc COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống thế nào để nhanh khỏi?
Không nên cho trẻ uống nước ngọt có gas.

2.2. Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp hay không:

– Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

– Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày của trẻ như: chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

– Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo lứa tuổi

3.1. Đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi

– Bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi khi không có sữa mẹ.

– Ngày ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + hoa quả nghiền: 60ml -100ml.

3.2. Đối với trẻ từ 2-5 tuổi

Độ tuổi này, nhu cầu năng lượng của trẻ khoảng 1000-1300 Kcal; Protein: 13-20%; Lipid: 30-40% Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

  • Gạo: 130g
  • Thịt cá: 145g
  • Hoa quả: 150g
  • Rau xanh: 150g
  • Dầu ăn: 20ml
  • Sữa công thức: 300ml

3.3. Đối với trẻ từ 6-9 tuổi

Nhu cầu năng lượng: 1500-1800 Kcal; Protein:13-20%; Lipid: 25-35%. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

  • Gạo: 200g
  • Thịt cá: 190g
  • Hoa quả: 150g
  • Rau xanh: 170g
  • Dầu ăn: 25ml
  • Sữa công thức: 400ml

3.4. Đối với trẻ từ 10-12 tuổi

Nhu cầu năng lượng: 2000-2100 Kcal; Protein:13-20%; Lipid: 20-30%. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

  • Gạo: 260g
  • Thịt cá: 230g
  • Hoa quả: 160g
  • Rau xanh: 200g
  • Dầu ăn: 30ml
  • Sữa công thức: 500ml

3.5. Đối với trẻ từ 13-15 tuổi

Nhu cầu năng lượng: 2300-2500 Kcal; Protein: 13-20%; Lipid: 20-30%. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

  • Gạo: 330g
  • Thịt cá: 290g
  • Hoa quả: 170g
  • Rau xanh: 250g
  • Dầu ăn: 30ml
  • Sữa công thức: 500ml
Trẻ mắc COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống thế nào để nhanh khỏi?
Tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn của trẻ.

Cha mẹ cần lưu ý, thực phẩm dùng cho trẻ cần đảm bảo an toàn. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Thức ăn nấu xong nên cho trẻ ăn ngay, không để lâu. Nên cho trẻ sử dụng bộ đồ ăn riêng hoặc sử dụng dụng cụ dùng một lần. Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần cho vào túi và bỏ vào thùng rác riêng.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/tre-mac-covid-19-cha-me-nen-cho-tre-an-uong-the-nao-de-nhanh-khoi-169220307164306662.htm


21/Mar/2022

https://khaibaof0.tphcm.gov.vn

Với các giải pháp chuyển đổi số, những người mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ chỉ cần khai báo tại nhà để được xác nhận F0 và được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế.

Hiện nay, người dân khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19, thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà, nếu có kết quả dương tính thì đăng nhập vào địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh để khai báo xác nhận là F0 và được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nơi lưu trú.

Người dân thực hiện khai báo F0 và thủ tục xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nơi lưu trú theo các bước như sau:

Hướng dẫn “Khai báo F0” qua hệ thống thông tin điện tử


15/Mar/2022

Tải lượng vi rút là số lượng vi rút có trong máu hay dịch tiết của người bệnh. Tải lượng cao có nghĩa là số lượng vi rút nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao. Tải lượng vi rút cao thấp trong xét nghiệm COVID-19 thường được biết thông qua giá trị CT của RT-PCR. Tuy nhiên với việc làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà chúng ta  vẫn có thể phỏng đoán phần nào tải lượng vi rút thông qua giai đoạn bệnh.

Trong quá trình nhiễm COVID-19 và điều trị tại nhà đối với F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tải lượng vi rút trong cơ thể sẽ tăng lên và sau đó sẽ giảm đi theo diễn biến bệnh tự nhiên của vi rút. Các giai đoạn diễn tiến bệnh phản ánh tải lượng vi rút SARS-CoV-2 như sau:

Giai đoạn phơi nhiễm: Người bệnh mới tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2. Giai đoạn này xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không thể phát hiện. Thời gian của giai đoạn này có thể từ 24 – 48 giờ kể tính từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh: giai đoạn này vi rút đã bắt đầu xuất hiện trong dịch tiết mũi họng, xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể phát hiện được. Tải lượng vi rút sẽ tăng dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của bệnh. Chúng ta sẽ thấy vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ đậm dần lên. Giai đoạn này người bệnh sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh, bắt đầu của thời kỳ lây truyền bệnh.

Giai đoạn lây nhiễm:  Giai đoạn lây nhiễm là giai đoạn mà khả năng lây lan của vi rút là cao chỉ có vào thời điểm ngày thứ 5, thứ 6. Chúng ta thấy vạch T sẽ đậm hơn vạch C của xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến ngày thứ 10. Tải lượng vi rút sẽ giảm dần từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Nếu quan sát kết quả xét nghiệm nhanh, chúng ta thấy vạch T sẽ nhạt màu dần so với vạch C.

Giai đoạn hậu lây nhiễm và phục hồi: Giai đoạn này bắt đầu sau ngày thứ 10, là giai đoạn mà ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nhanh khánh nguyên sẽ không phát hiện được vi rút, đồng nghĩa với việc lúc này người nhiễm sẽ không còn khả năng lây lan. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh lúc này sẽ cho kết quả âm tính.

Các giai đoạn của diễn biến bệnh Covid-19 và tải lượng virus SARS-CoV-2

Tải lượng vi rút tăng dần được thể hiện qua vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên

Chúng ta lưu ý nếu xét nghiệm nhanh âm tính nhưng vẫn muốn làm xét nghiệm RT-PCR. Trong trường hợp nhận được kết quả RT-PCR dương tính với CT từ 31-36 thì chúng ta cũng không hoang mang, lo lắng. Vì lúc này kết quả RT-PCR phát hiện đó chỉ là xác của vi rút SARS-CoV-2 và khả năng lây nhiễm cho người khác rất thấp. Thời gian phục hồi của người nhiễm COVID-19 dù đã khỏe mạnh nhưng xác vi rút SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại trong cơ thể kéo dài đến hơn ngày thứ 25 hoặc có thể lâu hơn.

Đây cũng là cơ sở cho việc Bộ Y tế gần đây đã cập nhật điều kiện kết thúc cách ly của F0 tại nhà. SARS-CoV-2. Theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022, các F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi: (1) đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2; (2) Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm nhanh vẫn còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine. Không cần thiết phải làm lại xét nghiệm.

Diễn giải môt số thuật ngữ:

Vạch C: vạch Control là vạch chuẩn của test.

Vạch T: vạch test thể hiện vạch của người bệnh.

N: Negative là kết quả âm tính

P: Positive là kết quả dương tính

RT-PCR: Real-time Polymerase Chain Reaction là xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của SARS-CoV-2 thông qua phát hiện vật liệu di truyền của nó.

Ct value (threshold cycle value): được gọi là giá trị chu kỳ ngưỡng trong xét nghiệm sinh học phân tử. Là số chu kỳ mà máy xét nhiệm mới phát hiện được sự có mặt của vật chất di truyền của vi rút. Giá trị càng CT càng cao thì số lượng vi rút trong mẫu xét nghiệm càng thấp, khả năng lây truyền càng giảm.

Một số kiến thức hỗ trợ cho người dân:

Hướng dẫn tự lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19: https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tin-tuc-moi-nhat/huong-dan-tu-lay-mau-va-thuc-hien-xet-nghiem-nhanh-khang-nguyen-covid19-tai-nha-d4fa6ade0c80ee0f69066a7e0b869f55.html

Nguồn:https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/xet-nghiem-nhanh-covid19-co-cho-biet-tai-luong-vi-rut-sarscov2-khong-3eba9ac138c69fcbbc70765149b46f4e.html


14/Mar/2022

SKĐS – Chế độ ăn kiêng 3 ngày phổ biến từ năm 2015, hứa hẹn với những người ăn kiêng sẽ giảm được khoảng 4,5 kg nhờ một loạt các loại thực phẩm ngẫu nhiên bao gồm kem, bánh mì nướng và xúc xích. Liệu kế hoạch ăn kiêng này có phải là bí quyết để giảm cân nhanh chóng, hay tất cả chỉ là trò lừa bịp?

Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết về chế độ ăn kiêng 3 ngày và liệu nó có thực sự lành mạnh cho bạn hay không.

1. Hiểu hơn về chế độ ăn kiêng 3 ngày

NỘI DUNG

Adrienne Rose Johnson Bitar, Tiến sĩ tại Đại học Cornell, người chuyên nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Thực phẩm Mỹ, văn hóa đại chúng và sức khỏe, nói: ‘Chế độ ăn kiêng này là kế hoạch ăn ít calo hoặc ít carb, hứa hẹn mang lại kết quả ấn tượng trong thời gian ngắn, nhưng bao gồm những thực phẩm không lành mạnh hoặc gây nghiện. Nó khá giống với một xu hướng ăn kiêng không lành mạnh khác bao gồm nhiều thịt đỏ’.

Nhìn chung, chế độ ăn kiêng 3 ngày là một kế hoạch khá ít calo, vì những người ăn kiêng được khuyến khích tiêu thụ khoảng 1.400 calo vào ngày đầu tiên, 1.200 calo vào ngày thứ hai và khoảng 1.100 calo vào ngày thứ ba. 

JJ Virgin, một chuyên gia dinh dưỡng tại Hoa Kỳ, giải thích: ‘Các loại thực phẩm trong kế hoạch được cho là “tương thích về mặt hóa học và được cho kết hợp với nhau để thúc đẩy giảm cân nhanh chóng. Khi bạn đang ăn kiêng, bạn phải tuân theo nó 3 ngày trong một tuần’.

Kế hoạch ăn kiêng 3 ngày có tốt cho bạn?
Các loại thực phẩm được chấp thuận cho chế độ ăn kiêng 3 ngày không phải là những thứ bạn thường nghĩ là đồ ăn kiêng.

Chuyên gia dinh dưỡng Brooke Alpert cho biết các loại thực phẩm được chấp thuận cho chế độ ăn kiêng 3 ngày không phải là những thứ bạn thường nghĩ là đồ ăn kiêng, bao gồm xúc xích, bánh mì nướng, kem và cá ngừ đóng hộp. Alpert nói: ‘Những bữa ăn tương tự này được quy định cho tất cả mọi người tuân theo chế độ ăn kiêng và được lên kế hoạch cẩn thận để bạn không quá lạm dụng hoặc bỏ ăn (vì bạn chỉ có thể ăn những thực phẩm được khuyến nghị dưới đây)’.

Ngày 1

– Bữa sáng: 1/2 quả bưởi, một lát bánh mì/ bánh mì nướng với hai thìa đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân và một tách cà phê.

– Bữa trưa: Một lát bánh mì hoặc bánh mì nướng, 1/2 hộp cá ngừ và một tách cà phê.

– Bữa tối: 100g thịt, một cốc đậu xanh, một quả táo nhỏ, 1/2 quả chuối và một cốc kem.

Ngày 2

– Bữa sáng: Một quả trứng nấu chín, một lát bánh mì hoặc bánh mì nướng, 1/2 quả chuối.

– Bữa trưa: Một cốc pho mát nhỏ, một quả trứng luộc, năm chiếc bánh quy mặn.

– Bữa tối: Hai chiếc xúc xích (không có bánh mì), một chén bông cải xanh, 1/2 chén cà rốt, 1/2 quả chuối, một chén kem.

Kế hoạch ăn kiêng 3 ngày có tốt cho bạn?
Chế độ ăn kiêng 3 ngày chỉ tạo ra tác động ngắn hạn

Ngày 3:

– Bữa sáng: Một lát pho mát cheddar, một quả táo nhỏ, năm chiếc bánh quy mặn.

– Bữa trưa: Một quả trứng (nấu chín tùy thích), một lát bánh mì hoặc bánh mì nướng.

– Bữa tối: Một lát cá ngừ, 1/2 quả chuối, một cốc kem.

Điều quan trọng cần lưu ý là chất lỏng cũng bị hạn chế trong chế độ ăn uống, nước và trà thảo mộc là những đồ uống được khuyến khích. Chuyên gia dinh dưỡng Beth Warren giải thích: ‘Bạn có thể uống cà phê vào ngày đầu tiên nhưng đường, creamers và chất làm ngọt nhân tạo bị giới hạn. Tuy nhiên, rượu chắc chắn là vượt quá giới hạn, đặc biệt là vì rượu và bia có xu hướng chứa nhiều calo’.

Kế hoạch ăn kiêng 3 ngày có tốt cho bạn?
Chất lỏng cũng bị hạn chế trong chế độ ăn kiêng 3 ngày

2. Chế độ ăn kiêng 3 ngày có thực sự lành mạnh không?

Theo Warren: ‘Chế độ ăn này không phù hợp với cấu trúc bữa ăn của nó. Việc thiếu hướng dẫn có thể khiến người ăn kiêng khó hiểu cách thực hiện’.

Hạn chế ăn trái cây và rau quả hàng ngày có nghĩa là bạn có thể không nhận được lượng chất xơ, vitamin A và C chống oxy hóa, kali và các chất dinh dưỡng thực vật cần thiết. Vì chế độ ăn uống cũng bao gồm hạn chế sữa, bạn có thể sẽ thiếu vitamin D, canxi và kali. Amidor nói: ‘Vì chế độ ăn kiêng siêu ít carb, bạn sẽ không nhận đủ ngũ cốc nguyên hạt – vốn là một nguồn cung cấp vitamin B và chất xơ tuyệt vời’.

Giống như tất cả các chế độ ăn kiêng mà con người biết đến, Alpert cho biết, “chế độ ăn kiêng quân sự” chỉ tạo ra tác động ngắn hạn thay vì dạy các thói quen ăn uống tích cực có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Kết quả là, những người tham gia sẽ tăng trở lại bất kỳ số cân nào đã giảm ngay sau khi kết thúc chế độ ăn kiêng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ke-hoach-an-kieng-3-ngay-co-tot-cho-ban-169220305151214648.htm


08/Mar/2022

Khi có người mắc COVID-19 cách ly tại nhà, các chất thải cần được phân loại và xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của người F0 đang được quản lý tại nhà (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm và phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Các loại chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác của nhà có người F0: thực hiện phân loại theo hướng dẫn của địa phương để đưa đi xử lý theo quy định.

Hướng dẫn xử lý chất thải đối với người mắc COVID-19 cách ly tại nhà

Các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của các trường hợp F0 được quản lý tại nhà sẽ được địa phương bố trí người thu gom để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý theo quy định. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, cần thực hiện vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít chỉ có 60% cồn sau khi thu gom. Đồng thời, thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn thông thường là Javel (pha theo hướng dẫn của nhả sản xuất).

Nguồn:https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/huong-dan-xu-ly-chat-thai-doi-voi-nguoi-mac-covid19-cach-ly-tai-nha-fe4e3ee27acf758656eaaca1306e6b24.html


05/Mar/2022

SKĐS – Theo công bố của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, giá thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 do Bộ Y tế vừa cấp phép, bán lẻ trên thị trường từ 8.675 đồng đến 12.500 đồng/viên.

Chiều 23/2, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã chính thức công bố giá bán thuốc Molnupiravirđiều trị COVID-19 vừa được Bộ Y tế cấp phép. Cụ thể:

  1. Thuốc Molnupiravir (400 mg) dạng viên nang cứng do Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất có giá là 11.500 đồng/viên. Dạng hộp có 1, 2, 5 vỉ x 10 viên/vỉ.
  2. Giá của thuốc Molnupiravir (200 mg) dạng viên nang của Công ty Cổ phần hóa – dược phẩm Mekophar có giá 8.675 đồng/viên. Dạng hộp 10 vỉ x 10 viên.
  3. Đơn vị thứ 3 được Cục Quản lý Dược Bộ Y tế công bố giá bán là Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1 có giá 12.500 đồng/viên (dạng viên nang cứng), mỗi hộp 1 vỉ hoặc 2 vỉ x 10 viên.

Bộ Y tế chính thức công bố giá bán lẻ thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 vừa cấp phép

Theo công bố của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, giá thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 do Bộ Y tế vừa cấp phép, bán lẻ trên thị trường từ 11.500 đồng đến 12.500 đồng/viên.

Trước đó vào chiều 17/2, Cục Quản lý Dược đã cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir 400 mg do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất; thuốc Molravir 400 mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam và Movinavir của Công ty Cổ phần dược phẩm Mekorpha.

Theo các chuyên gia, việc có 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước được cấp giấy phép lưu hành trong thời hạn 3 năm đã giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị.

Theo Bộ Y tế, 3 loại thuốc sản xuất trong nước (có thành phần hoạt chất Molnupiravir) được chỉ định điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Về liều dùng:

– Liều khuyến cáo cho người trưởng thành là uống 800mg Molnupiravir mỗi 12 giờ trong 5 ngày. Độ an toàn và hiệu quả của Molnupiravir khi sử dụng trong khoảng thời gian dài hơn 5 ngày chưa được xác định.

“Nên uống Molnupiravir sớm chỉ có có thể sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng” – phụ lục trong Quyết định cấp phép của Cục Quản lý Dược nêu rõ.

– Nếu quên một liều trong vòng 10 giờ so với thời điểm cần sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống ngay khi có thể và tiếp tục uống theo chế độ liều thông thường

– Nếu quá 10 giờ, bệnh nhân không nên uống lại liều đã quên mà cần uống liều kế tiếp theo lịch trình. Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

Về giới hạn sử dụng:

  • Không được sử dụng Molnupiravir quá 5 ngày liên tiếp;
  • Không sử dụng Molnupiravir để dự phòng trước hay sau phơi nhiễm;
  • Không sử dụng để điều trị khởi đầu cho bệnh nhân cần nhập viện do COVID-19 do chưa ghi nhận lợi ích của Molnupiravir khi khởi đầu sử dụng ở đối tượng này.

Các bệnh nhân đã được sử dụng Molnupiravir trước khi nhập viện có thể tiếp tục sử dụng thuốc cho đủ liệu trình điều trị.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/nong-bo-y-te-chinh-thuc-cong-bo-gia-ban-le-thuoc-molnupiravir-dieu-tri-covid-19-vua-cap-phep-169220223203806387.htm







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300