1. Người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên ăn gì, kiêng gì?
Bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày đẩy ngược lên phần thực quản.
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản, họng, thậm chí là miệng và gây ra các các triệu chứng như: ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau tức, nóng rát ngực, viêm họng…
Nếu để kéo dài có thể gây nên các biến chứng như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Vì vậy, các chuyên gia tiêu hoá khuyến cáo, khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Người bệnh nên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, đạm dễ hấp thu như: rau xanh, trái cây, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da, hải sản… Nên ăn các món luộc, hấp, hạn chế chiên, xào, nướng.
Hạn chế ăn một số loại quả chua có tính axit như cam, chanh, bưởi…; Nước ngọt có gas.
Nên tránh các loại đồ ăn có thể gây kích ứng dạ dày, thực quản như thức ăn cay, gia vị mạnh, thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ ăn nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên, xào, rán, nướng…
2. Vì sao người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên tránh đồ ăn nhiều chất béo?
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội, cơ thể chúng ta cần chất béo từ thực phẩm để hoạt động. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo trong thực phẩm đều giống nhau và có một số chất béo có lợi và một số không có lợi cho sức khỏe.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày-thực quản, đó là những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa trong đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, thịt đỏ, đồ nướng, thịt chế biến sẵn…
Các loại thực phẩm giàu chất béo trên có thể khiến cơ thắt dưới thực quản giãn ra, cho phép nhiều axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra khi ăn những thực phẩm này thường gây đầy hơi, khó tiêu. Cả hai đều có thể làm tăng khả năng trào ngược.
Ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán và nhiều chất béo xấu cũng dễ dẫn đến béo phì, là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản.
3. Mẹo ăn uống giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản
– Nên ăn chậm, nhai kỹ: Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Nếu bạn không nhai kỹ để phá vỡ hoàn toàn thức ăn, sẽ không có nhiều axit trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa đúng cách.
Sự kết hợp giữa axit trong dạ dày thấp và thực phẩm chưa được làm nhỏ hoàn toàn có thể gây ra khí, trào lên thực quản và cổ họng dẫn đến chứng trào ngược axit, ợ chua rất khó chịu. Ngoài ra, dư thừa axit cũng cản trở hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm.
– Không ăn quá nhiều, ăn quá no: Ăn quá nhiều, ăn quá no sẽ khiến bạn gặp tình trạng ậm ạch, khó chịu. Thức ăn dư thừa trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi đầy hơi, khó tiêu và trào ngược axit.
Vì vậy, người bệnh nên chia nhỏ bữa trong ngày, không nên ăn quá nhiều mỗi bữa, không nên uống quá nhiều nước mỗi lần. Triệu chứng đầy hơi, trào ngược axit có thể cải thiện nếu chúng ta ăn 4-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, thay vì ăn 3 bữa chính với khối lượng thức ăn nhiều trong mỗi lần.
– Không ăn sát giờ đi ngủ, nên ăn bữa tối cách thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ. Sau ăn nên vận động nhẹ nhàng, không nên nằm ngửa.
Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-nen-kieng-do-an-nhieu-chat-beo-169221122175936507.htm
Đây là nhấn mạnh của lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tại hội nghị trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 và phòng, chống dịch diễn ra chiều nay 23/11, với sự tham dự của 63 địa phương.
Đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế là PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế và TS Ngô Thị Minh – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Cùng dự còn có đại diện một số Cục, Vụ liên quan của hai Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch, giảm tỷ lệ tăng nặng và tử vong
Báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ TW trình bày tại hội nghị cho thấy, để hoàn thành mục tiêu trên 90% người từ 18 tuổi trở lên tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 còn phải tiêm khoảng 10 triệu mũi. Đối với trẻ 5 – dưới 12 tuổi còn phải tiêm 2,7 triệu mũi mới đạt mục tiêu 80% bao phủ mũi 2 cho nhóm trẻ này.
Các chuyên gia khẳng định, tỷ lệ tiêm cao sẽ tạo miễn dịch cộng đồng và tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch, giảm tỷ lệ tăng nặng và tử vong.
Thông tin về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch trên cả nước trong thời gian qua, GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, nhờ thành quả của tiêm vaccine COVID-19, tỷ lệ ca COVID-19 tử vong/ca mắc tại thời điểm tháng 7-9/2022 so với tháng 5-9/2021 (thời điểm tỷ lệ tiêm vaccine thấp, ghi nhận biển thể Delta) giảm 245 lần.
Thời gian gần đây số tử vong trên thế giới vẫn ghi nhận khoảng 10.000 ca/tuần, trong khi đó Việt Nam ghi nhận 1-2 ca/tuần.
Cục trưởng Phan Trọng Lân cũng cho hay, ngoài dịch bệnh COVID-19 đang hiện hữu, bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua đang có những diễn biến phức tạp.
Trong năm 2022, thế giới ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao hơn so với năm 2021, chỉ có là tại Châu Mỹ và một số nước Châu Á. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 314 nghìn ca mắc, trong đó có 115 ca tử vong. So với năm ngoái, số ca mắc trong nước đã tăng tới 4 lần. Khu vực miền Bắc và miền Trung đang ghi nhận số ca mắc cao, trong khi số ca mắc ở miền Nam đang có xu hướng giảm.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt hơn nữa các sở, ban, ngành trong công tác phòng chống dịch COVID-19, tiêm vaccine COVID-19 cũng như các dịch sốt xuất huyết, cúm, whitmore…, các dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào (Ảnh: Trần Minh)
Ông Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em, học sinh sinh viên. Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT luôn phối hợp chặt chẽ với Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế về tăng cường công tác phối hợp tiêm chủng vaccine cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã ghi nhận sự nỗ lực của ngành GD&ĐT các địa phương trong công tác phối hợp với ngành y tế để triển khai tiêm vaccine COVID-19. Thực tế vẫn còn một bộ phận phụ huynh chưa đồng thuận về chủ trương tiêm chủng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng cần nhấn mạnh tới vai trò của UBND cấp huyện là rất lớn vì các trường từ mầm non, tiểu học đến THCS đều thuộc phân cấp quản lý thuộc cấp huyện.
“Huyện cần chỉ đạo để các tổ chức đoàn thể vào cuộc, chỉ có là các gia đình chưa có sự nhận thức đầy đủ chứ không thể phó mặc cho giáo viên, nhà trường. Cần đẩy nhanh tiêm chủng để tránh tái bùng phát dịch trở lại”- Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.
Phát biểu tại cuộc tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế cảm ơn các bộ, ngành địa phương đã cùng với Bộ Y tế và ngành y tế địa phương đồng sức, đồng lòng thực hiện công tác phòng chống dịch cũng như tiêm vaccine COVID-19.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian; virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp, nguy cơ gia tăng trở lại đồng thời khuyến cáo việc duy trì các biện pháp ứng phó, chỉ có là tiêm chủng vaccine.
Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt hơn nữa các sở, ban, ngành trong công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng như các dịch sốt xuất huyết, cúm, whitmore…, các dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào; Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh nói chung, dịch COVID-19 nói riêng và tiêm vaccine COVID-19.
“Đề nghị các địa phương khi phát hiện các thông tin về dịch bệnh trên địa bàn cần báo cáo ngay với Bộ Y tế để Bộ nắm thông tin, có những chỉ đạo kịp thời, hỗ trợ về công tác điều trị và dự phòng“- Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý thêm.
TS Angela Maree Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh dù tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 diễn tiến nặng là thấp nhưng cũng không được phép chủ quan, bởi khi trẻ bị nhiễm vẫn có thể lây cho các thành viên trong gia đình. (Ảnh: Trần Minh)
Về phía các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu Cục Y tế dự phòng tiếp tục theo dõi, tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nói chung, cũng như công tác phòng chống dịch COVID-19 của các địa phương, công tác tiêm chủng vaccine COVID-19; Viện Vệ sinh dịch tễ TW và khu vực, Viện Pasteur cần tiếp tục hỗ trợ các địa phương trong công tác tiêm vaccine COVID-19 cũng như tiêm chủng mở rộng…
Đối với Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng bày tỏ mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế tăng cường triển khai công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục và các dịch bệnh khác…
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng bày tỏ mong muốn các bộ, ngành liên quan khác tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tại hội nghị, TS Angela Maree Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam – nhấn mạnh, Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản cao trên thế giới. “Chúng tôi đánh giá cao Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ liều ban đầu, là ví dụ điển hình cho thành công của tiêm liều ban đầu“- TS Angela Maree Pratt nói.
Theo TS Angela Maree Pratt, dù tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 diễn tiến nặng là thấp nhưng cũng không được phép chủ quan, bởi khi trẻ bị nhiễm vẫn có thể lây cho các thành viên trong gia đình.
“Khi trẻ mắc COVID-19, việc quan sát các biểu hiện hậu COVID-19 cũng được chú ý”- TS Angela Maree Pratt lưu ý.
Cũng theo Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, các loại vaccine phòng COVID-19 đã được WHO công nhận đủ an toàn và hiệu quả với trẻ em và trẻ vị thành niên. Lợi ích của việc tiêm vaccine trong giảm tỉ lệ tăng nặng, tử vong đã được khẳng định. Nhờ tiêm chủng vaccine đầy đủ đã giảm gián đoạn việc trẻ em đến trường…
Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/tang-cuong-phoi-hop-quyet-liet-day-nhanh-hon-tiem-vaccine-covid-19-cho-hoc-sinh-169221123205358451.htm
Tại Hội thảo, đông đảo đại biểu đã lắng nghe các tham luận, bài phát biểu của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Lãnh đạo trường ĐH Thương mại và Tổ chức HealthBridge Việt Nam.
Trình bày tham luận “Thực trạng sử dụng thuốc lá, tác hại của thuốc lá và mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá tại Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Thu Hương (Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá – Bộ Y tế) nêu lên thực trạng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: “25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong uy tín ở Việt Nam; Nghiên cứu của Bệnh viện K cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm đến 96,8%; Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao”.
Nói về gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá thông tin, số tiền mua thuốc lá trung bình lên đến 49.000 tỷ đồng; Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra chiếm khoảng 1% GDP.
Tại tham luận “Các sản phẩm thuốc lá mới: tác hại, nguy cơ gia tăng sử dụng trong giới trẻ” do Ths. Bs. Nguyễn Tuấn Lâm (Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cho biết, hiện nay các nhóm sản phẩm thuốc lá mới.
Trong đó, thuốc lá điện tử có nicotine, hoạt động theo cơ chế nung nóng một loại dịch chứa nicotine (e-liquid) tạo ra khí aerosol người sử dụng sẽ hít vào. Trong dung dịch thuốc lá điện tử thường có các chất tạo mùi và được pha trong chất Propylene Glycol và/hoặc Glycerin (đóng vai trò dung môi cho nicotine). Ngoài thuốc lá điện tử còn có các hình thức khác như xì gà điện tử (e-cigar), shisha điện tử (e-shishas).
Thuốc lá điện tử không chứa nicotine có cơ chế hoạt động tương tự loại thuốc lá trên nhưng không chứa nicotine; Thuốc lá nung nóng hoạt động theo cơ chế nung sợi thuốc lá tới nhiệt độ chỉ có định bằng thiết bị làm nóng sử dụng pin. Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ cháy ở đầu điếu thuốc lá (khoảng 600 °C). Bên cạnh đó có nhómsản phẩm hỗn hợp (hybrid): có cả sợi thuốc lá và dung dịch nicotine.
Tại tham luận, ông Nguyễn Tuấn Lâm cũng làm rõ việc thuốc lá nung nóng cũng chứa nhiều chất độc giống như khói thuốc lá. Trong đó, ông Lâm cho rằng, dù các sản phẩm thuốc nung được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá. Dù các hóa chất này ở nồng độ thấp hơn, nhưng chúng không làm giảm nguy cơ.
Trình bày tham luận “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và đề xuất kiến nghị”, do Ths. Trần Thị Trang (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay…
Các sản phẩm đang được quảng cáo khá phổ biến trên mạng xã hội được sử dụng phổ biến bởi giới trẻ như Facebook, Instagram, Tiktok. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới trên Internet, các trang mạng xã hội.
Bà Trần Thị Trang cũng thông tin, hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa có quy định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Trong khi đó, hiện Việt Nam mới có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu do Bộ Y tế ban hành. Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Chưa có thông tin về thành phần, các chất có trong thuốc lá mới (trên 18.000 chất và hương liệu), chưa đủ thông tin để xác định thành phần các chất cần kiểm soát trong quy chuẩn kỹ thuật… Đặc biệt, Luật, Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn in cảnh báo sức khỏe đối với bao thuốc lá điếu, không điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế là chỉ có quán quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân trên các lợi ích kinh tế, dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của Việt Nam: không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì: Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe; Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái; gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh thiếu niên nên Nhà nước cần phải bảo vệ giới trẻ; Phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và điều kiện Việt Nam: WHO khuyến cáo các quốc gia thành viên ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá nung nóng; Cho phép thí điểm thuốc lá nung nóng dẫn đến khó có thể kiểm soát được các sản phẩm tương tự…
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-bo-y-te-de-xuat-cam-toan-bo-cac-san-pham-thuoc-la-moi-169221123112340413.htm
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 314.271 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 115 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (64.172/24) số mắc tăng 4,9 lần, số tử vong tăng 91 trường hợp.
Hiện nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 12.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, số mắc tương đương năm 2019, cao vượt ngưỡng nguy cơ dịch so với số mắc trung bình trong 3 năm từ 2019-2021 nhưng vẫn thấp hơn số mắc năm 2017 (là năm có dịch sốt xuất huyết bùng phát).
Đang là thời gian cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, dự báo dịch có thể tiếp tục gia tăng trong cuối tháng 11 và sẽ giảm vào tháng 12.
Chăm sóc, điều trị bệnh nhi sơ sinh sốt xuất huyết tại BVĐK Đức Giang.
Mới đây, tại BVĐK Đức Giang đã tiếp nhận điều trị 3 trường hợp trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết, trong đó có trường hợp nhỏ chỉ có mới 5 ngày tuổi, 2 trường hợp còn lại 7 ngày tuổi và 16 ngày tuổi.
Từ 3 trường hợp trẻ sơ sinh nêu trên, BS Vũ Thị Thu Nga Trưởng khoa Sơ sinh (BVĐK Đức Giang) khuyến cáo, các gia đình đang trong vùng dịch sốt xuất huyết lưu hành nên cảnh giác phòng bệnh cho các bé, chỉ có là phòng tránh muỗi đốt, kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như diệt loăng quăng, muỗi trưởng thành, loại bỏ ổ chứa nước đọng trong và quanh khu vực sinh sống.
Cụ thể, cho bé sơ sinh quấn khăn, tã kín tay chân và cho nằm màn kể cả ban ngày, bật điều hòa ở mức 28 độ để phòng muỗi đốt. Ngoài ra, nhà cửa phải vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, loại bỏ những vật dụng chứa nước… Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, bú kém, nên đưa trẻ đến bệnh viện để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời các biến chứng nếu có.
Theo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 17 ngày đầu tháng 11/2022, toàn tỉnh ghi nhận 162 ca mắc sốt xuất huyết, trung bình ghi nhận 9-10 ca /ngày. Như vậy, tính đến hết ngày 17/11, tỉnh ghi nhận 1.270 ca sốt xuất huyết. Ca bệnh tập trung chủ yếu tại TP Huế, huyện Phú Lộc và huyện Phong Điền. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 9 lần.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đang gia tăng mạnh do vào các tháng cao điểm của dịch bệnh.
Nguyên nhân do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển.
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP. HCM cho biết, sốt xuất huyết dengue do 4 tuýp huyết thanh của virus dengue gây ra. Nhiễm virus dengue thứ phát có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn.
“Nói một cách khác, những lần nhiễm virus về sau sẽ khiến người bệnh có thể diễn biến nặng hơn so với lần nhiễm trước đó. Tuy nhiên, việc sốt xuất huyết có diễn biến nặng hơn hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị có kịp thời và đúng phác đồ hay không” – ông Trung nhấn mạnh.
Ngành y tế khuyến cáo trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục; bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt nhưng li bì hoặc bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không tiểu trên 6 giờ…
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/da-co-hon-314000-ca-mac-sot-xuat-huyet-canh-bao-tai-nhiem-co-the-lam-benh-nghiem-trong-hon-169221123102451382.htm
Đối với bệnh Sốt xuất huyết, đa phần các trường hợp mắc bệnh có diễn tiến nhẹ và tự khỏi bệnh trong vòng 7-10 ngày. Do đó hầu hết các trường hợp sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sẽ được điều trị, theo dõi, chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo một số nỗi lo lắng trong vấn đề chăm sóc người bệnh Sốt xuất huyết tại nhà, như nên dùng thuốc như thế nào, cần ăn uống ra sao để mau chóng hồi phục, …
Để được giải đáp thông tin về vấn đề này, hãy đón xem tọa đàm trực tuyến “Sốt xuất huyết – Hết sốt chớ vội chủ quan” sắp được phát sóng trên kênh Fanpage và Youtube Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố lúc 10 giờ hôm nay, ngày 05/11/2022.
Chương trình với sự tham gia của BS. CKII. Nguyễn Thanh Trường – Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú và BS. Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi Đồng 1, hứa hẹn sẽ đem đến cho quý khán giả nhiều thông tin hữu ích. Hãy đón xem chương trình và chia sẻ thông tin để nhiều người cùng biết!
Nguồn:https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/sot-xuat-huyet/sot-xuat-huyet–cham-soc-nhu-the-nao-de-nhanh-chong-hoi-phuc-bea2a2adafd9113805485e7a52b88c47.html
Thực hiện công văn số 4341/UBND-VX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/11/2022, ngành y tế TP.HCM đã thực hiện đẩy mạnh truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong 02 tuần cuối tháng 11/2022.
Các cơ sở y tế đã triển khai các hoạt động truyền thông về tiêm vắc xin COVID-19 dưới nhiều hình thức như: đăng tải bài viết, video clip trên website, fanpage đơn vị, thực hiện phát thanh, treo băng rôn, thông báo đến hộ gia đình thông qua tổ trưởng… Nội dung truyền thông tập trung về vận động người dân chỉ có là người thuộc nhóm nguy cơ, trẻ em trên 5 tuổi đi tiêm vắc xin đúng lịch. Bộ tài liệu truyền thông đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thiết kế và đăng tải trên website hcdc.vn.
Hưởng ứng chiến dịch truyền thông, 22 Trung tâm Y tế Quận Huyện, TP. Thủ Đức thực hiện truyền thông lưu động thông qua các xe loa có trang trí thông điệp và phát thanh thông điệp về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Sáng ngày 22/11, Trung tâm Y tế quận 3 và trung tâm Y tế quận Tân Bình là hai đơn vị đã triển khai xe loa sớm chỉ có. Các chuyến xe này sẽ di chuyển khắp các tuyến đường, nơi tập trung đông người, liên tục phát loa các thông điệp về lợi ích tiêm chủng.
Ngoài ra, ngành y tế còn kết hợp với ngành giáo dục tăng cường truyền thông đồng thuận đến các phụ huynh để đưa con em đi tiêm đúng lịch và đủ mũi.
Đây là đợt Thành phố tổ chức tăng cường tiêm vắc xin COVID-19, trong đó những người thuộc nhóm nguy cơ cần đến các điểm tiêm để được tiêm nhắc đúng lịch nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nặng, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên cần tiêm đủ liều theo quy định. Phụ huynh đăng ký cho trẻ tiêm tại trường học và địa phương nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ.
Nguồn:https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tin-tuc-moi-nhat/tphcm-tang-cuong-truyen-thong-ve-tiem-vac-xin-phong-covid19-hai-tuan-cuoi-thang-11-b7c1512f27ff49b17351365061bf3337.html