14/Jul/2023

Trước diễn biến dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới.

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộngHướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng


06/Jul/2023

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh nặng khi nhiễm COVID-19 bao gồm:

– Người trên 50 tuổi

– Người có bệnh nền

– Phụ nữ có thai

– Người chưa tiêm đủ vắc-xin phòng COVID-19 ở người trên 18 tuổi

Trong đó, người có bệnh nền có nguy cơ cao theo danh mục của Bộ Y tế gồm:

  1. Đái tháo đường
  2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác
  3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)
  4. Bệnh thận mạn tính
  5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
  6. Béo phì, thừa cân
  7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
  8. Bệnh lý mạch máu não
  9. Hội chứng Down
  10. HIV/AIDS
  11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ
  12. Bệnh hồng cầu hình liềm
  13. Bệnh hen suyễn
  14. Tăng huyết áp
  15. Thiếu hụt miễn dịch
  16. Bệnh gan
  17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
  18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
  19. Các loại bệnh hệ thống
  20. Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn: Công văn tốt0815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19

Những đối tượng nào thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh nặng khi nhiễm COVID-19?

Nguồn: Công văn tốt0815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19


26/Jun/2023

  • Thuốc hạ sốt dùng trong 3-5 ngày.
    • Dung dịch cân bằng điện giải.
    • Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng) sử dụng trong 5-7 ngày, lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trọng khi sử dụng thuốc.
    • Dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi dùng trong 5-7 ngày.
    • Thuốc đang điều trị bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản, …) đủ sử dụng trong 1-2 tuần.

Chuẩn bị thuốc điều trị khi F0 cách ly tại nhà

Nguồn: HCDC


19/Jun/2023

Cho đến hiện tại, đái tháo đường vẫn là một tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm ngọt, nhiều đường. Đã có nhiều công thức giúp bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn của bản thân. Ở đây, hai phương pháp chính sẽ được trình bày với một số lưu ý trong ước lượng phần ăn.

a) Phương pháp Dĩa ăn

Sử dụng một dĩa ăn đường kính khoảng 1 gang tay (khoảng 20 cm). Một bữa ăn sẽ bao gồm:

– 1/2 của dĩa ăn này sẽ là rau củ không chứa tinh bột như bắp cải, cải xoong, măng tay, xà lách, củ cải, cà tím, bông cải xanh, cải thảo, su hào, đậu bắp, dưa chuột, rau chân vịt, bông cải Brussel, đậu xanh.

– 1/4 sẽ là chất đạm như gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hủ.

– 1/4 còn lại sẽ là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa.

– Dùng kèm sẽ là nước lọc.

b) Phương pháp Bàn tay

Phương pháp này ước lượng phần ăn đơn giản dựa trên lòng bàn tay. Cụ thể một bữa ăn như sau:

– Chất xơ (rau, củ) lượng vừa 2 lòng bàn tay.

– Tinh bột hoặc trái cây vừa 1 nắm tay.

– Chất đạm (thịt cá, trứng) vừa 1 lòng bàn tay.

– Chất béo, bơ khoảng 1 ngón tay cái.

– Và 200ml sữa không đường

c) Một số lưu ý

Các loại mỡ giàu axit béo chuỗi dài như mỡ cá và dầu hạt nên được ưu tiên hơn mỡ động vật.

Lượng muối nêm nên giới hạn dưới 2,3 gram/ngày (Nên thông thường không chấm thêm muối, nước tương hay nước mắm khi ăn).

Các loại thảo mộc, dược liệu giúp hạ đường huyết chưa được khuyến cáo cũng như chưa có bằng chứng rõ ràng.

Các loại chất điều vị, tạo vị ngọt có thể thay đường khi nêm nếm thức ăn.

Nên tránh sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo hoặc các thực phẩm giàu đường.

2 phương pháp dinh dưỡng để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Nên tập trung vào 3 cử ăn trong ngày, tránh ăn vặt, ăn rải trong ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiêm nsulin.

2 phương pháp dinh dưỡng để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

2 phương pháp dinh dưỡng để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Nguồn: HCDC


12/Jun/2023

Béo phì, thừa cân là một trong các yếu tố chính dẫn đến bệnh đái tháo đường cũng như thúc đẩy bệnh tiến triển. 

Người thừa cân, béo phì cần giảm 3-7% so với cân nặng ban đầu và duy trì ở ngưỡng này có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Với ngưỡng từ 10% trở lên, các lợi ích sẽ rõ ràng. 

Việc thay đổi chế độ ăn, tiết chế đường và vận động là cần thiết. Bên cạnh đó, một số liệu pháp sử dụng thuốc giảm cân hoặc phẫu thuật có thể được cân nhắc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần có chế độ theo dõi chặt chẽ.

*Lưu ý: Duy trì cân nặng với tốc độ giảm cân không quá 0,5 – 1,0 kg/tuần

Giảm cân để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Nguồn : https://hcdc.vn/giam-can-de-kiem-soat-tot-benh-dai-thao-duong-xH4hjo.html


24/Apr/2023

Năm nay, là kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kể từ năm 1948. Đồng thời để mọi người, mọi nơi đều có thể đạt được sức khỏe và hạnh phúc ở mức cao chỉ có. Với chủ đề “Sức khỏe cho mọi người”, Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023 là cơ hội để nhìn lại những thành công về sức khỏe mà WHO đã đạt được trong bảy thập kỷ qua. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy hành động nhằm giải quyết các thách thức về sức khỏe của hôm nay và mai sau.

Câu chuyện sức khỏe 7+5 của WHO: (75 năm nâng cao sức khỏe cộng đồng)

  1. Sức khỏe cho mọi người: mục tiêu cuối cùng

Cam kết của WHO về “Sức khỏe cho mọi người” đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 1948.

  1. Giảm bớt những căn bệnh hiểm nghèo

Một trong những nhiệm vụ chính của WHO là giảm bớt và ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng có thể gây chết người.

  1. Bảo vệ con người khỏi đại dịch

WHO phát hiện hàng ngàn tín hiệu khẩn cấp về sức khỏe mỗi ngày và làm việc để bảo vệ mọi người khỏi những rủi ro và hậu quả của dịch bệnh.

  1. Hòa bình cho sức khỏe, sức khỏe cho hòa bình

Kể từ những năm 1980, WHO đã triển khai các dự án “Sức khỏe là cầu nối cho hòa bình” ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh.

  1. Hướng dẫn chính sách và tiêu chuẩn y tế

WHO là cơ quan có thẩm quyền toàn cầu trong việc ban hành các chính sách và hướng dẫn để cải thiện sức khỏe của mọi người.

  1. Phòng bệnh nhờ tiêm chủng

Tiêm chủng hiện ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như uốn ván, ho gà, cúm và sởi.

  1. Giải quyết các thách thức về sức khỏe liên quan đến khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa sức khỏe lớn chỉ có đối với nhân loại ngày nay. Nó ảnh hưởng đến chất lượng không khí, nước uống, nguồn cung cấp thực phẩm, vệ sinh, nơi ở và môi trường nói chung.

+1. Cứu sống phụ nữ và trẻ em

Từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai đã giảm một nửa.

+2. Quan tâm đến nhân viên y tế

Những thành tựu y tế công cộng có được là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ nhân viên y tế trên toàn thế giới.

+3. Giải quyết các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần

Có sức khỏe tốt không chỉ đơn thuần là sống không bệnh tật mà còn đạt được trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội.

+4. Giải quyết tình trạng kháng kháng sinh

WHO đã xây dựng kế hoạch hành động toàn cầu vào năm 2015, cảnh báo thế giới về tình trạng kháng kháng sinh và vận động các quốc gia phát hiện, ngăn chặn và quản lý cuộc khủng hoảng này.

+5. Được hướng dẫn bởi khoa học và đổi mới

Những thành công về sức khỏe trong những thập kỷ qua sẽ không thể đạt được nếu không có sự tập trung và cam kết của WHO đối với khoa học và đổi mới.

Ngọc Hà, Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] https://www.who.int/campaigns/75-years-of-improving-public-health

[2] https://www.who.int/campaigns/75-years-of-improving-public-health/stories

Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023: Sức khỏe cho mọi người

Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023: Sức khỏe cho mọi người

Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023: Sức khỏe cho mọi người


10/Apr/2023

CDC Mỹ Cảnh báo nguy cơ virus Marburg lây lan từ châu Phi. Tại Nhật Bản, tự tử học đường đã trở thành vấn đề nan giải. Và các dấu hiệu nào trong khi ngủ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn?

Nhịn ăn gián đoạn là gì và cách này có thực sự hiệu quả? Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh khụt khịt mũi, bị ngạt mũi thì cha mẹ cần phải làm gì? Ung thư hạch, hay ung thư bạch huyết nguy hiểm như thế nào?

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 09/04/2023

THẾ GIỚI

  1. Cảnh báo nguy cơ virus Marburg lây lan từ châu Phi

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ vừa đưa ra cảnh báo đối với đội ngũ y bác sĩ cũng như các cơ quan y tế nước này đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus Marburg – loại virus hiếm gặp, nguy hiểm như virus Ebola.

Nguồn: vtv.vn

  1. Nhật Bản: Tỷ lệ học sinh tự tử tăng báo động

Tự tử học đường đã trở thành vấn đề nan giải tại Nhật Bản. Mặc dù số vụ có giảm trong những năm gần đây nhưng hàng trăm học sinh vẫn tìm cách kết thúc cuộc đời bởi 2 từ “áp lực”.

Nguồn: baophapluat.vn

  1. Ngáy, rối loạn giấc ngủ và những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe

Ngáy, khịt mũi, trở mình liên tục, chợt thức giữa đêm, rối loạn giấc ngủ…. đều là những dấu hiệu cho thấy một giấc ngủ không ngon, có thể chỉ dấu không tốt cho sức khỏe.

Nguồn: tuoitre.vn

VIỆT NAM

  1. Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi cần xử trí như thế nào?

Ở trẻ sơ sinh rất hay gặp tình trạng mũi khụt khịt khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều cha mẹ tưởng trẻ bị khó thở nên đã đưa tới cơ sở y tế để khám. Vậy, khi trẻ sơ sinh khụt khịt mũi, bị ngạt mũi thì cha mẹ cần phải làm gì?

Nguồn: suckhoedoisong.vn

  1. Nhận biết những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư hạch

Ung thư hạch, hay ung thư bạch huyết, là một loại ung thư đặc biệt nguy hiểm và khó chữa trị.

Điểm tin nhanh ngày 09/04/2023

Nguồn: tuoitre.vn


08/Apr/2023

I. MỤC ĐÍCH

Quy định thống chỉ có trình tự các bước giải quyết khi phát sinh sự cố y khoa hay các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị nhằm kịp thời khắc phục, hạn chế thấp chỉ có thiệt hại gây ra đối với người bệnh, phân tích, xác định nguyên nhân gốc dẫn đến sự cố, từ đó đưa ra khuyến cáo phòng ngừa tránh tái diễn hướng đến sự an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng toàn bệnh viện.

III. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

  1. Sự cố y khoa:là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
  2. Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố(near-miss):là tình huống đã xảy ra nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, chưa gây tổn thương đến sức khỏe của người bệnh.
  3. Nguyên nhân gốc: là nguyên nhân ban đầu có mối quan hệ nhân quả trực tiếp dẫn đến việc xảy ra sự cố y khoa, nguyên nhân gốc có thể khắc phục được để phòng ngừa sự cố y khoa.

IV. HÌNH THỨC BÁO CÁO

– Trực tiếp: Gửi phiếu báo cáo sự cố y khoa về Phòng Kế hoạch tổng hợp – Quản lý chất lượng

– Qua email: bv.ngomonghung@gmail.com (phiếu báo cáo dowload trên website bệnh viện)

– Sử dụng hệ thống báo cáo SCYK: https://bit.ly/3Goz7AN

– Gọi điện thoại (trong trường hợp khẩn cấp, ghi phiếu sau) về phòng Kế hoạch tổng hợp – Quản lý chất lượng (số nội bộ 301) riêng đối với sự cố y khoa gây tử vong cho 01 người và có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho nhiều người cần báo cáo ngay cho trưởng phòng KHTH-QLCL hoặc lãnh đạo Bệnh viện.

V. NỘI DUNG QUY TRÌNH BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA

  1. Báo cáo tự nguyện

Áp dụng đối với các sự cố y khoa chưa xảy ra hay đã xảy ra gây tổn thương nhẹ hoặc tổn thương trung bình sức khỏe của NB (từ Mục 1đến Mục 6 của Phụ lục I)

-Tổn thương nhẹ là tổn thương tự hồi phục hoặc không cần can thiệp điều trị.

– Tổn thương trung bình là tổn thương đòi hỏi can thiệp điều trị,kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng lâu dài.

  1. Báo cáo bắt buộc (đối với sự cố y khoa nghiêm trọng –Phụ lục II)

Áp dụng đối với các sự cố y khoa nghiêm trọng gây tổn thương nặng: là tổn thương đòi hỏi phải cấp cứu hoặc can thiệp điều trị lớn, gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc gây tử vong, đặc biệt là các sự cố y khoa gây tử vong cho 01 NB và nghi ngờ có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho NB tiếp theo hoặc sự cố y khoa gây tử vong cho 02 NB trở lên trong cùng một tình huống, hoàn cảnh hoặc do cùng một nguyên nhân (từ mục 7 đến mục 9 của Phụ lục I).

PHỤ LỤC I

PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA THEO MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng

Bộ Y tế)

Quy Trình Báo Cáo Sự Cố Y Khoa Quy Trình Báo Cáo Sự Cố Y Khoa Quy Trình Báo Cáo Sự Cố Y Khoa

Quy Trình Báo Cáo Sự Cố Y Khoa







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300