30/Aug/2023

SKĐS – Phần lớn người thừa cân, béo phì khi muốn giảm cân đều cố gắng làm mọi biện pháp để giảm cân nặng nhanh chóng. Tuy nhiên điều này thường đi kèm với nhiều rủi ro sức khỏe. Vậy bí quyết nào giúp bạn giảm cân an toàn?

1. Thế nào là giảm cân an toàn?

Khi đang muốn giảm cân, đa số đều muốn thực hiện xuống cân càng nhanh càng tốt. Nhưng giảm cân quá nhanh bằng mọi biện pháp có thể đi kèm với những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe như: mệt mỏi, không tập trung, mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa… dẫn đến những hậu quả xấu đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, giảm cân nhanh chóng cũng liên quan đến việc giảm tỷ lệ trao đổi chất. Điều đó có nghĩa là sẽ khó giảm cân và có nhiều khả năng tăng cân trở lại.

Giảm cân an toàn và với tốc độ vừa phải là cách tốt chỉ có để đạt được cân nặng khỏe mạnh và duy trì cân nặng đó trong thời gian dài. Ưu điểm của việc giảm cân dần dần là nó bền vững hơn nhiều so với việc tuân theo chế độ ăn kiêng khắc nghiệt hoặc tập luyện quá sức.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên tắc giảm cân an toàn là giảm khối mỡ, không giảm khối cơ, xương và nước trong cơ thể và vẫn đảm bảo đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hằng ngày.

Giảm cân an toàn là cần duy trì cân nặng bền vững, xây dựng thói quen ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát thừa cân, béo phì đồng thời kết hợp tiêu hao năng lượng qua vận động và giảm cung cấp năng lượng qua thực phẩm.

2. Một số bí quyết giúp bạn giảm cân an toàn

Lập danh sách thực phẩm và kế hoạch cho các bữa ăn

Nếu có ý định giảm cân, bạn nên cố gắng lên danh sách thực phẩm phù hợp và lập kế hoạch cho các bữa ăn. Khi có kế hoạch sẽ ăn gì, sẽ loại bỏ được yếu tố phát sinh cám dỗ bởi các đồ ăn khác và ít có cảm giác thèm ăn hơn.

Khi đã có những bữa ăn đủ chất và những đồ ăn nhẹ lành mạnh được chuẩn bị sẵn, không khó để từ chối lời mời ăn một miếng bánh ngọt, hộp kem hoặc một lon nước ngọt hấp dẫn…

Để chống lại cơn đói, bạn nên ăn thực phẩm cung cấp protein và chất xơ. Cả hai đều làm giảm cảm giác đói và giúp bạn no lâu hơn.

Nhiều người cũng thấy hữu ích khi ghi nhật ký về những gì họ ăn, thời gian và cảm giác của họ. Khi phải viết ra, bạn có thể suy nghĩ kỹ trước khi ăn bánh quy, bánh ngọt, kem… Xem lại nhật ký sau đó cũng có thể giúp xác định những cảm xúc có thể kích thích chúng ta ăn quá nhiều.

Không bỏ bữa

Bạn có thể kiểm soát cơn đói của mình tốt hơn khi có một lịch trình các bữa ăn cụ thể. Bỏ bữa có thể khiến bạn luôn thấy đói dẫn đến ăn nhiều hơn trong ngày. Để tránh quá đói, bạn nên ăn đủ bữa và chuẩn bị sẵn những món ăn nhẹ lành mạnh. Thêm 1 hoặc 2 món ăn nhẹ lành mạnh xen kẽ 3 bữa ăn chính có thể giúp kiềm chế cơn đói.

Giảm cân an toàn không khó nếu bạn biết 6 bí quyết này

Cắt bỏ thực phẩm chứa nhiều đường

Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường được coi là rất nguy hại đối với sức khỏe và là nguyên nhân chính gây ra béo phì và một số bệnh mạn tính khác.

Thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh ngọt, kẹo, đồ uống có đường, nước ngọt có gas, thực phẩm chế biến sẵn… có thể gây mất cân bằng và thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no.

Ngoài cắt giảm những thực phẩm trên, bạn cần chú ý đến các sản phẩm khác như: đồ ăn nhẹ, nước sốt, gia vị, nước trái cây đóng hộp, sữa chua, ngũ cốc ăn liền… cũng có thể được thêm đường dẫn đến tiêu thụ quá nhiều đường mà không biết.

Tốt chỉ có nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh nguyên chất như: trái cây và rau củ tươi, nước tinh khiết, sữa không đường, sữa chua nguyên chất, nước sốt không đường… để kiểm soát lượng đường dư thừa gây tăng cân, béo phì.

Không ăn chỉ vì cảm giác buồn chán

Đôi khi bạn muốn ăn vì cảm thấy khó chịu hoặc buồn chán, hãy cố gắng tìm việc khác để làm như đi dạo hoặc gọi điện hỏi thăm một người bạn. Hãy thử uống một cốc nước đầy và đợi một lúc. Bạn có thể thấy rằng cảm giác thèm ăn mất dần đi, bởi vì cơ thể bạn thực sự chỉ khát.

Ngừng ăn khi bắt đầu no

Khi ăn bạn nên tập trung, nhai kỹ và nên dừng lại khi cảm thấy bắt đầu no. Ăn chậm hơn có thể hữu ích vì não chúng ta mất khoảng 20 phút để nhận được thông báo rằng đã no.

Giảm cân an toàn không khó nếu bạn biết 6 bí quyết này
Kết hợp dinh dưỡng và tập thể dục rất quan trọng cho quá trình giảm cân.

Hãy tập thể dục

Quá trình trao đổi chất của cơ thể biến calo thành nhiên liệu rất quan trọng. Nếu chỉ cắt giảm quá nhiều calo, điều đó không tốt. Vì nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và gây thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu chỉ tập thể dục sẽ không giúp bạn giảm cân khi chế độ dinh dưỡng của bạn không tốt. Do đó kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập thể dục rất quan trọng cho quá trình giảm cân.

Ngoài ra, tập thể dục có lợi ích lớn cho cơ thể và tinh thần. Nên lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe, điều kiện sinh hoạt và thời gian để có thể duy trì việc tập luyện đều đặn để đạt được mục tiêu giảm cân và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, hãy tranh thủ vận động bất cứ khi nào có thể như: đi bộ đến trường, lên xuống cầu thang bộ, khiêu vũ, làm việc nhà…


25/Aug/2023

SKĐS – Những người nhiễm sán dây bò là do thói quen ăn thịt bò có nhiễm nang sán chưa được nấu chín. Các món khoái khẩu như bì tái, gỏi bò, lẩu bò, nước lẩu không đủ sôi, thịt chưa chín kỹ cũng sẽ là nguyên nhân nhiễm sán dây bò.

Chúng ta thường mắc 2 loại sán dây đó là sán dây lợn và sán dây bò. Nếu bị nhiễm sán dây bò, thỉnh thoảng sẽ thấy đốt sán bò ra ngoài qua đường hậu môn hoặc theo phân ra ngoài. Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá…

Nhiễm sán dây bò do ăn thịt bò tái
Sán dây lợn và sán dây bò là 2 loại sán dây người dân thường mắc.

Cấu tạo sán dây bò

Sán dây bò trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài khoảng 4-12 m, có 1.000 – 2.000 đốt, gồm 3 phần: đầu, cổ, thân.

– Đầu sán: Hình trái lê đường kính 1-2 mm, có 4 giác bám, không có thùy và móc.

– Cổ sán: Dài 5 mm là nơi sinh ra các đốt sán non.

– Thân sán: Gồm các đốt non phía cổ có chiều ngang lớn hơn chiều dọc và đốt già có chiều dọc lớn hơn chiều ngang, có tử cung với 15-32 nhánh và chứa 80.000 – 100.000 trứng.

Đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, theo phân hoặc chủ động bò ra ngoài hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3-28 đốt. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20 – 50 năm.

Trứng sán có hình cầu, vỏ dày, đường kính 30-40 µm, bên trong chứa phôi có 4 giác bám.

Đường đi của sán dây bò

Các đốt sán già chui ra khỏi hậu môn người, rơi vào ngoại cảnh, vỡ ra giải phóng hàng trăm ngàn trứng sán. Trâu, bò ăn phải trứng sán vào ruột nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim. Ấu trùng theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò. Nang ấu trùng sán bò thường hay xuất hiện nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông… của trâu, bò.

Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, nhờ giác hút, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng.

Tại đây sán hút các chất bổ dưỡng và phát triển, chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non. Thường thì chỉ có một con sán trong một người, từ khi xâm nhập cần 3 tháng để trưởng thành và sản xuất đốt sán.

Dấu hiệu mắc sán dây bò

Thông thường bệnh diễn tiến nhẹ, không có triệu chứng điển hình, một số dấu hiệu hay gặp như:

  • Buồn nôn.
  • Nhức đầu.
  • Tiêu chảy từng đợt.
  • Sụt cân.
  • Hay bị đau bụng.
  • Có dấu hiệu thiếu máu.
  • Trẻ em bị co giật.

Nhiễm sán dây bò do ăn thịt bò tái

Chẩn đoán, điều trị và biện pháp đề phòng

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, ăn không ngon, sụt cân… bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm phân, máu. Để điều trị sán dây trưởng thành, dùng Praziquantel 15-20mg/kg cân nặng liều duy chỉ có hoặc Niclosamide liều 2g cho người lớn liều duy chỉ có hoặc có thể lặp lại liều trong vòng 7 ngày. Cần thận trọng với phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi; người bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, gan, thận hoặc bệnh tâm thần,…

Bệnh sán dây bò là một bệnh rất dễ mắc phải, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động do thói quen ăn uống chỉ có là ăn gỏi bò, bò tái, nước lẩu bò chưa sôi… Để tránh mắc bệnh này, chúng ta hãy thực hiện:

  • Ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái.
  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ.
  • Không phóng uế bừa bãi, sử dụng hố xí tự hoại, không tưới rau bằng phân người chưa xử lý.
  • Xử lý phân động vật và phân người đúng cách.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.
  • Không để thức ăn sống cùng thức ăn khác.

15/Aug/2023

SKĐS – Một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ cung cấp nguồn sữa mẹ chất lượng cho trẻ sơ sinh mà còn giúp các bà mẹ cân bằng nội tiết tố, tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.

Sữa chua sống tự nhiên

Sữa chua cung cấp hàm lượng canxi, magiê protein và vitamin B cao. Ngoài ra, sữa chua sống bao gồm hệ thực vật có lợi, có thể giúp mẹ và em bé duy trì đường ruột khỏe mạnh. Sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những thực phẩm không thể thiếu của bà mẹ cho con bú.

Cá hồi, hoặc các loại cá béo khác

Cá béo chứa protein và DHA (một phần của axit béo Omega 3), cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của hệ thần kinh bé của mẹ. Cá có dầu cũng chứa nhiều vitamin D, rất cần thiết cho xương, học tập, trí nhớ và tâm trạng khỏe mạnh. Các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn hai phần cá dầu mỗi tuần.

10 thực phẩm bà mẹ cho con bú nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày
Bà mẹ cho con bú nên lựa chọn uống sữa ấm để cung cấp canxi cho cơ thể

Các loại đậu

Với hàm lượng folate, sắt và chất xơ cao, các loại đậu là một lựa chọn thực phẩm đa năng cho các bà mẹ cho con bú. Các loại đậu tốt cho sữa mẹ nên được bổ sung vào thực đơn bao gồm: đậu đen, xanh hay đậu đỏ, đậu gà.

Rau họ cải sẫm màu

Các loại rau lá xanh, bao gồm rau bina và bông cải xanh, không chỉ đậm đặc chất dinh dưỡng, mà chúng còn chứa đầy sắt và folate, giúp cơ thể xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chúng cũng chứa canxi, magiê và là một nguồn vitamin C tuyệt vời – tất cả đều tuyệt vời cho các bà mẹ cho con bú.

Trứng

Trứng không chỉ là một món ăn nhanh và dễ dàng mà còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm choline, vitamin A, B12, D, K, selen, i- ốt và protein. Đây là một trong những thực phẩm giúp bà mẹ cho con bú cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Quả bơ

Bơ được biết đến là loại quả cung cấp các chất béo thiết yếu, lành mạnh, không chỉ giúp bạn tăng năng lượng cần thiết trong suốt cả ngày mà còn giúp cân bằng mức cholesterol. Bên cạnh đó, chúng rất giàu protein, vitamin E và folate, giúp phát triển lành mạnh hệ thần kinh trung ương cho mẹ và bé. Bà mẹ sau sinh cần 4-5 mg vitamin E và 260 mcg Folate mỗi ngày khi cho con bú.

Gạo lứt

Gạo lứt là một loại carbohydrate phức tạp, nó không chỉ giúp bạn no lâu hơn mà còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Thêm vào đó, nó là một nguồn tuyệt vời của kẽm, magiê, protein và chất xơ. Gạo trắng không mang lại lợi ích sức khỏe tương tự, vì vậy gạo lứt là một lựa chọn tốt cho bà mẹ cho con bú. Hơn nữa nước gạo lứt còn được biết đến với công dụng lợi sữa, giúp sữa mẹ đặc, mát và thơm hơn.

10 thực phẩm bà mẹ cho con bú nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày
Bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hạt chia

Hạt chia là một nguồn cung cấp chất béo thiết yếu, protein, canxi và sắt – tất cả đều cần thiết cho các bà mẹ cho con bú. Bà mẹ cho con bú có thể kết hợp hạt chia chế độ ăn uống cùng với ngũ cốc, trái cây và sữa chua, hoặc thậm chí trong sinh tố.

Hạnh nhân 

Hạnh nhân có các chất dinh dưỡng protein và là một nguồn canxi tuyệt vời. Bà mẹ sau sinh cần 1.250 mg canxi mỗi ngày khi cho con bú.

Quả óc chó

Quả óc chó chứa protein thực vật, chất béo lành mạnh và chất xơ. Đây là một lựa chọn ăn nhẹ tốt cho các bà mẹ sau sinh. Quả óc chó được chứng minh có nhiều vitamin B6. Ở trẻ sơ sinh, thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến các bất thường về thần kinh và hành vi, bao gồm cáu kỉnh, tăng phản ứng giật mình và thậm chí co giật.

Nước cam 

Lượng thiamin của mẹ có thể làm tăng nồng độ thiamin trong sữa mẹ. Duy trì tình trạng thiamine dương tính là rất quan trọng trong thời kỳ cho con bú vì thiếu thiamin là nguyên nhân uy tín gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Nước cam có thể cung cấp một nguồn thiamin tự nhiên. Thêm vào đó, nước cam là một nguồn cung cấp nước tốt – một yếu tố rất quan trọng trong quá trình cho con bú. Nước cam còn chứa nhiều vitamin C, là đồ uống bà mẹ cho con bú nên bổ sung hàng ngày. 


08/Aug/2023

SKĐS – Các triệu chứng thường là manh mối đầu tiên cho thấy bạn đang thiếu 1 hoặc nhiều loại vitamin hoặc khoáng chất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu giúp nhận biết sự thiếu hụt 7 chất dinh dưỡng phổ biến.

1. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ, thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây ra chứng loãng xương hoặc gãy xương. Không đủ chất sắt gây thiếu máu, làm giảm mức năng lượng của cơ thể.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của sự thiếu hụt các vi chất quan trọng thường gặp. Mọi người nên chú ý quan sát những bất thường của cơ thể để đi khám bệnh kịp thời.

2. Thiếu canxi: Ngón tay tê, ngứa ran và nhịp tim bất thường

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Canxi là vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, canxi xây dựng hệ xương, hệ răng trong cơ thể, canxi còn tham gia quá trình điều hòa huyết áp, đông máu. Trong đó 99% canxi tạo nên cấu trúc của xương hoặc răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% canxi tồn tại trong máu giúp kiểm soát chức năng cơ, tín hiệu tế bào, điều hòa hormone và sức khỏe của hệ tuần hoàn.

Theo Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), canxi rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe và kiểm soát chức năng cơ và thần kinh. NIH cho biết, các dấu hiệu của thiếu hụt canxi bao gồm các ngón tay tê, ngứa ran và nhịp tim bất thường.

7 vi chất dinh dưỡng quan trọng dễ thiếu hụt khiến bạn đau xương, mệt mỏi, móng tay giòn...

Khi xuất hiện triệu chứng tê đầu ngón tay không do tác động cơ học, người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ rõ, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg canxi, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1.000 1.200mg/ngày/người). Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần 1.200 mg. Sự thiếu hụt canxi khiến sức khỏe gặp nguy hiểm vì có thể dẫn đến loãng xương và một số vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh.

3. Thiếu vitamin D: Mệt mỏi, đau xương, thay đổi tâm trạng

Vitamin D là một loại vitamin có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương và cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh cho cơ thể. Các triệu chứng thiếu vitamin D thường mơ hồ, không rõ ràng như thường xuyên mệt mỏi, đau xương, thay đổi tâm trạng và đau nhức hoặc yếu cơ.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu vitamin D được khuyến nghị là:

  • Ở trẻ < tuổi là 400 IU/ngày.
  • Ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành < 50 tuổi là 600 IU/ngày.
  • Người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là 800 IU/ ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc dành thời tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10- 30 phút vài lần một tuần sẽ giúp cơ thể tổng hợp lượng vitamin D cần thiết.

4. Thiếu kali: Yếu cơ, táo bón, nhịp tim không đều

7 vi chất dinh dưỡng quan trọng dễ thiếu hụt khiến bạn đau xương, mệt mỏi, móng tay giòn...

TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Phượng – Bệnh viện Hữu Nghị cho hay, trong cơ thể, kali là một trong những chất điện giải chính cùng với natri tham gia điều hòa cân bằng nước và điện giải giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan. Kali đảm bảo hiệu điện thế màng, tính chịu kích thích của thần kinh – cơ giúp cho hoạt động của cơ bắp trong đó có cơ tim.

Kali giúp tim, dây thần kinh và cơ của bạn hoạt động bình thường, cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào đồng thời loại bỏ chất thải. Kali còn là một chất dinh dưỡng hữu ích giúp bù đắp tác động tiêu cực của natri đối với mức huyết áp.

Cơ thể thường bị thiếu kali trong thời gian ngắn do mất nước khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, đổ mồ hôi quá nhiều, dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu; uống quá nhiều rượu hoặc mắc bệnh mạn tính như bệnh thận. Các triệu chứng thiếu hụt kali bao gồm yếu cơ, co giật hoặc chuột rút; táo bón; ngứa ran và tê; và nhịp tim bất thường hoặc đánh trống ngực,…

5. Thiếu sắt: Mệt mỏi, khó thở, tay chân lạnh, móng tay giòn

7 vi chất dinh dưỡng quan trọng dễ thiếu hụt khiến bạn đau xương, mệt mỏi, móng tay giòn...

Sắt cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ sắt xuống quá thấp dễ xảy ra tình trạng thiếu hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Một số nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao bao gồm phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, những người đang phát triển (chẳng hạn như trẻ em và phụ nữ mang thai) và những người theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay.

Các triệu chứng thiếu máu thường bao gồm suy nhược và mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, da nhợt nhạt, đau đầu, tay chân lạnh, lưỡi đau hoặc sưng, móng tay giòn, dễ gãy,…

BS. Phạm Văn Hiệu

Khi thiếu máu, thiếu sắt sẽ có biểu hiện da xanh, niêm nhợt, tim nhanh, mệt, khó thở, chóng mặt, ù tai, lượng kinh nguyệt ít hơn bình thường ở nữ. Thiếu máu càng nặng thì triệu chứng càng rõ ràng hơn. Ngoài ra, còn có tình trạng tính tình dễ kích thích, đôi khi trầm cảm, rụng tóc, cảm giác lạnh.

6. Thiếu vitamin B12: Cảm giác tê, mệt mỏi, sưng lưỡi

Theo NIH, vitamin B12 hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu và ADN, đồng thời cải thiện chức năng dẫn truyền thần kinh. Người ăn chay và thuần chay có nguy cơ thiếu vitamin B12 nhiều hơn vì thực vật không tạo ra chất dinh dưỡng này và những người đã phẫu thuật giảm cân cũng có thể thiếu B12 vì quy trình này khiến cơ thể khó chiết xuất chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Các triệu chứng thiếu vitamin B12 nghiêm trọng bao gồm tê chân, tay hoặc chân; các vấn đề về đi lại và giữ thăng bằng; thiếu máu; mệt mỏi; cảm giác yếu cơ; lưỡi sưng, viêm; trí nhớ kém và suy nghĩ khó khăn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc dần dần và vì có nhiều triệu chứng như vậy nên bạn có thể không nhận thấy chúng trong một thời gian.

7. Thiếu folate: Mệt mỏi, tiêu chảy, lưỡi trơn

Folate hay axit folic, là một loại vitamin B đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Folate hỗ trợ sự phát triển và chức năng khỏe mạnh, đồng thời có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là những dị tật liên quan đến ống thần kinh (não và cột sống).

Sự thiếu hụt folate có thể làm giảm tổng số tế bào và tế bào hồng cầu lớn, đồng thời gây ra dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên đảm bảo nhận được 400mcg axit folic mỗi ngày. Các triệu chứng thiếu folate bao gồm mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy, tăng trưởng kém và lưỡi có cảm giác mềm, trơn.

8. Thiếu magie: Chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi

TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Phượng cho biết, magie cũng tham gia vào hoạt động của cơ bắp, điều hòa hệ thống thần kinh, đảm bảo cho cơ tim co bóp bình thường. Magie tham gia vào hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, tham gia quá trình tạo năng lượng, tổng hợp protein từ các axit amin.

Theo NIH, magie giúp hỗ trợ sức khỏe của xương và hỗ trợ sản xuất năng lượng, và người trưởng thành cần từ 310-420 mg, tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi.

7 vi chất dinh dưỡng quan trọng dễ thiếu hụt khiến bạn đau xương, mệt mỏi, móng tay giòn...

Mặc dù sự thiếu hụt magie khá hiếm gặp ở những người khỏe mạnh, nhưng một số thuốc (bao gồm một vài loại thuốc kháng sinh và thuốc lợi tiểu) và tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh Crohn) có thể hạn chế sự hấp thụ magie hoặc làm tăng sự mất chất dinh dưỡng này khỏi cơ thể.

Thiếu magie có các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi và suy nhược. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thiếu magie cũng có thể dẫn đến tê và ngứa ran, chuột rút hoặc co thắt cơ, co giật, nhịp tim không đều, thay đổi tính cách hoặc co thắt mạch vành.

Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên và bạn nghi ngờ mình bị thiếu vi chất dinh dưỡng, hãy đến gặp bác sĩ. Cách tốt chỉ có để tránh và khắc phục tình trạng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất là đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Những người có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người có chế độ ăn đặc biệt (chẳng hạn như người ăn chay hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế thiếu trái cây và rau quả) cần bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu này qua thực phẩm bổ sung dưới sự tư vấn và giám sát của chuyên gia y tế.


30/Jul/2023

SKĐS – Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể ‘kìm hãm’ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.

1. Cách bổ sung canxi an toàn chỉ có là thông qua thực phẩm

Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của xương. Mặc dù có thể uống bổ sung canxi nhưng cách an toàn và hiệu quả chỉ có vẫn là thông qua nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.

Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, chuyên khoa Dinh dưỡng, cách an toàn và hiệu quả chỉ có là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống. Để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như: rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống…

Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế uống cà phê, rượu, sử dụng nhiều muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi. Nếu chế độ ăn có quá nhiều protein so với nhu cầu khuyến nghị sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ thiếu canxi. Vì khẩu phần ăn có quá nhiều protein sẽ tăng đào thải canxi qua đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận…

2. Một số thực phẩm có thể cản trở khả năng hấp thụ canxi

2.1. Muối

Muối là loại gia vị chính có mặt trong hầu hết các món ăn. Muối được sử dụng nhiều trong các món kho, nướng và thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ hộp…

Chế độ ăn nhiều muối không chỉ gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến mức canxi vì khi muối được bài tiết ra khỏi cơ thể, nó sẽ kéo theo canxi. Điều này làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể.

2.2. Ăn quá nhiều protein

Protein rất quan trọng vì nó là thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào và các mô của cơ thể. Nếu chúng ta không ăn đủ protein sẽ xảy ra quá trình mất cơ, làm cơ teo lại hoặc yếu đi. Do đó, protein là nhóm chất không thể thiếu trong chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein hơn mức cơ thể cần, đặc biệt là ăn nhiều protein động vật có thể loại bỏ canxi khỏi xương và tăng bài tiết canxi. Về lâu dài là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cũng như có tác động tiêu cực đến sức khỏe của xương.

7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi

2.3. Rượu

Uống nhiều rượu không chỉ gây tổn thương gan, đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể mà còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng kích hoạt vitamin D của gan, cần thiết cho sự hấp thụ canxi.

2.4. Thiếu vitamin D

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và sức khỏe của xương. Do đó, nếu cơ thể bạn thiếu vitamin D sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi.

Để bổ sung vitamin D, bạn cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: hải sản, trứng, sữa… Ngoài ra nên chú ý tắm nắng thường xuyên để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin D qua da.

2.5. Thuốc lá

Ai cũng biết hút thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cao hơn. Vì hút thuốc cản trở sự hấp thụ canxi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương và có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương như gãy xương.

2.6. Caffeine

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê, cacao… Nếu bạn tiêu thụ lượng vừa phải cà phê, trà hoặc đồ uống có chứa caffeine sẽ giúp tăng cường năng lượng và tỉnh táo. Tuy nhiên, uống nhiều caffeine có khả năng tàn phá mức canxi trong cơ thể.

2.7. Thực phẩm giàu oxalat

Mặc dù có trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng cao như cải xoăn, rau bina, củ cải đường, đại hoàng và quả mọng, nhưng bản thân oxalat có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, vì nó liên kết với canxi và khiến cơ thể không thể hấp thụ được.

Một số loại rau như rau bina có nhiều oxalat. Mặc dù rau bina rất giàu canxi nhưng nó không được hấp thụ tốt như các loại rau xanh giàu canxi khác có ít oxalat như cải xoăn và rau cải xanh.

7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi

Rau bina rất giàu canxi nhưng nó chứa oxalat ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.

Để cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi đúng cách, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin và khoáng chất như: vitamin D, C, K, E, magiê… Đặc biệt là vitamin D giúp điều hòa hàm lượng canxi trong máu và xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Nên cân đối nguồn thực phẩm giàu canxi từ nguồn gốc động vật và thực vật. Không nên ăn chủ yếu canxi có nguồn gốc động vật vì nguồn canxi từ thực vật như rau lá xanh cũng được cơ thể hấp thu rất tốt.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/7-loai-thuc-pham-kim-ham-co-the-ban-hap-thu-canxi-169230322170620945.htm


23/Jul/2023

SKĐS – Sự thiếu hụt canxi có thể dẫn đến chứng loãng xương, làm yếu xương và có thể gây gãy xương ở hông, cột sống và cổ tay, đặc biệt là ở người cao tuổi. Chế độ ăn thiếu canxi là một trong nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mất xương.

1. Nhu cầu canxi tùy theo từng đối tượng

Canxi là một khoáng chất rất cần cho xương và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo hoạt động của thần kinh và sự đông máu bình thường.

Nhóm đối tượng dễ có nguy cơ thiếu canxi là trẻ nhỏ và trẻ em độ tuổi tăng trưởng như trẻ ở lứa tuổi tiền dậy thì, dậy thì; phụ nữ mang thai nhu cầu canxi cao, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi. Mọi người có thể căn cứ theo tiêu chuẩn lượng canxi cho từng lứa tuổi theo khuyến cáo để biết nhu cầu canxi phù hợp.

Làm thế nào để biết bạn đang thiếu canxi và khi nào cần bổ sung?

Dưới đây là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam được Bộ Y tế đưa ra và tiêu chuẩn này được dùng làm căn cứ để bổ sung canxi cần thiết cho từng đối tượng:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng: cần 300mg canxi /ngày.
  • Trẻ từ 6 – 11 tháng: cần 400 mg canxi/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần 500 mg canxi/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: cần 600 mg canxi/ngày.
  • Trẻ từ 7 – 9 tuổi: cần 700 mg canxi/ngày.
  • Người từ 10 – 18 tuổi: cần khoảng 1.000 mg canxi /ngày.
  • Người từ 18 – 50 tuổi: cần khoảng 1.000mg canxi /ngày.
  • Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần bổ sung lượng canxi nhiều hơn với khoảng từ 1.200 mg – 1.500 mg canxi /ngày.

2. Thiếu canxi ảnh hưởng tới nhiều chức năng trong cơ thể

Theo TS. BS. Trần Thị Bích Nga – chuyên khoa Dinh dưỡng, ảnh hưởng của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ: Thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường); Loãng xương (mật độ xương rất thấp); Tăng nguy cơ gãy xương.

Khi lượng canxi thấp trong máu, đặc biệt là trong thời gian dài, có nghĩa là sẽ có ít canxi hơn trong xương. Cơ thể sẽ lấy hoặc tái hấp thu canxi từ xương hoặc răng để duy trì mức canxi trong máu đầy đủ. Điều này sau đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương trong tương lai.

Sự thiếu hụt canxi có thể không có triệu chứng. Ví dụ, bệnh loãng xương có thể diễn ra âm thầm trong một thời gian dài. Hầu hết người bị loãng xương không biết mình mắc bệnh này cho đến khi bị gãy xương. Tương tự, dạng thiếu canxi nghiêm trọng chỉ có, hạ canxi máu, có thể không có nhiều triệu chứng báo trước. Cách để biết bạn có nhận đủ canxi giúp cho xương chắc khỏe hay không thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác nóng rát hoặc kim châm ở bàn tay và bàn chân.
  • Chuột rút cơ bắp.
  • Lo lắng quá mức.
  • Nhức đầu.
  • Co thắt cơ ở bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân hoặc cơ vùng mặt.
  • Tê hoặc ngứa ran quanh miệng, ngón tay và ngón chân.
  • Da khô, thô ráp.
  • Rụng tóc từng vùng, cũng có thể là lông mày thưa.
  • Mệt mỏi, mất ngủ.
  • Nhịp tim bất thường.

Nếu bạn gặp đa số những triệu chứng này thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Vì chứng hạ canxi máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương thận, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, vôi hóa não (một loại rối loạn não), đục thủy tinh thể, suy tim sung huyết, co giật, cảm giác nóng rát và kim châm ở bàn tay và bàn chân hoặc hôn mê.

3. Khi nào cần bổ sung canxi?

Mặc dù là một vi chất cần thiết nhưng cơ thể bạn không thể tự tạo ra canxi. Canxi được cung cấp qua chế độ ăn uống của bạn và/hoặc thực phẩm bổ sung.

Khi bạn cung cấp canxi thông qua thực phẩm thì bạn sẽ không bị thừa canxi. Chỉ khi bạn uống các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung canxi quá liều thì sẽ có nguy cơ dư thừa canxi.

Không nên tự ý bổ sung canxi bằng các nguồn khác như thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Vì thừa canxi cũng gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm hơn thiếu canxi.

Sau khi đã thăm khám ở cơ sở điều trị uy tín và được chẩn đoán thiếu canxi, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu canxi và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong trường hợp có triệu chứng thiếu canxi nhẹ thì nên bổ sung canxi/vitamin D theo hướng dẫn. Đối với tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng, có thể cần truyền canxi qua đường tĩnh mạch dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Với những người bị mắc suy tuyến cận giáp gây ra lượng canxi trong máu quá thấp, có thể cần bổ sung canxi/vitamin D suốt đời. Bác sĩ cũng có thể kê hormone tuyến cận giáp, thuốc tiêm mỗi ngày một lần và các loại thuốc khác để cải thiện mức canxi của cơ thể.

4. Phòng ngừa thiếu canxi bằng thực phẩm vừa hiệu quả vừa an toàn

BS. Trần Thị Bích Nga cho biết: Cách an toàn và hiệu quả chỉ có là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống. Để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như: rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống…

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/lam-the-nao-de-biet-ban-dang-thieu-canxi-va-khi-nao-can-bo-sung-169230608150033029.htm


14/Jul/2023

Trước diễn biến dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới.

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộngHướng dẫn sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng


06/Jul/2023

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh nặng khi nhiễm COVID-19 bao gồm:

– Người trên 50 tuổi

– Người có bệnh nền

– Phụ nữ có thai

– Người chưa tiêm đủ vắc-xin phòng COVID-19 ở người trên 18 tuổi

Trong đó, người có bệnh nền có nguy cơ cao theo danh mục của Bộ Y tế gồm:

  1. Đái tháo đường
  2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác
  3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)
  4. Bệnh thận mạn tính
  5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
  6. Béo phì, thừa cân
  7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
  8. Bệnh lý mạch máu não
  9. Hội chứng Down
  10. HIV/AIDS
  11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ
  12. Bệnh hồng cầu hình liềm
  13. Bệnh hen suyễn
  14. Tăng huyết áp
  15. Thiếu hụt miễn dịch
  16. Bệnh gan
  17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
  18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
  19. Các loại bệnh hệ thống
  20. Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn: Công văn tốt0815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19

Những đối tượng nào thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh nặng khi nhiễm COVID-19?

Nguồn: Công văn tốt0815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19


26/Jun/2023

  • Thuốc hạ sốt dùng trong 3-5 ngày.
    • Dung dịch cân bằng điện giải.
    • Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng) sử dụng trong 5-7 ngày, lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trọng khi sử dụng thuốc.
    • Dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi dùng trong 5-7 ngày.
    • Thuốc đang điều trị bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản, …) đủ sử dụng trong 1-2 tuần.

Chuẩn bị thuốc điều trị khi F0 cách ly tại nhà

Nguồn: HCDC


19/Jun/2023

Cho đến hiện tại, đái tháo đường vẫn là một tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm ngọt, nhiều đường. Đã có nhiều công thức giúp bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn của bản thân. Ở đây, hai phương pháp chính sẽ được trình bày với một số lưu ý trong ước lượng phần ăn.

a) Phương pháp Dĩa ăn

Sử dụng một dĩa ăn đường kính khoảng 1 gang tay (khoảng 20 cm). Một bữa ăn sẽ bao gồm:

– 1/2 của dĩa ăn này sẽ là rau củ không chứa tinh bột như bắp cải, cải xoong, măng tay, xà lách, củ cải, cà tím, bông cải xanh, cải thảo, su hào, đậu bắp, dưa chuột, rau chân vịt, bông cải Brussel, đậu xanh.

– 1/4 sẽ là chất đạm như gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hủ.

– 1/4 còn lại sẽ là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa.

– Dùng kèm sẽ là nước lọc.

b) Phương pháp Bàn tay

Phương pháp này ước lượng phần ăn đơn giản dựa trên lòng bàn tay. Cụ thể một bữa ăn như sau:

– Chất xơ (rau, củ) lượng vừa 2 lòng bàn tay.

– Tinh bột hoặc trái cây vừa 1 nắm tay.

– Chất đạm (thịt cá, trứng) vừa 1 lòng bàn tay.

– Chất béo, bơ khoảng 1 ngón tay cái.

– Và 200ml sữa không đường

c) Một số lưu ý

Các loại mỡ giàu axit béo chuỗi dài như mỡ cá và dầu hạt nên được ưu tiên hơn mỡ động vật.

Lượng muối nêm nên giới hạn dưới 2,3 gram/ngày (Nên thông thường không chấm thêm muối, nước tương hay nước mắm khi ăn).

Các loại thảo mộc, dược liệu giúp hạ đường huyết chưa được khuyến cáo cũng như chưa có bằng chứng rõ ràng.

Các loại chất điều vị, tạo vị ngọt có thể thay đường khi nêm nếm thức ăn.

Nên tránh sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo hoặc các thực phẩm giàu đường.

2 phương pháp dinh dưỡng để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Nên tập trung vào 3 cử ăn trong ngày, tránh ăn vặt, ăn rải trong ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiêm nsulin.

2 phương pháp dinh dưỡng để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

2 phương pháp dinh dưỡng để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Nguồn: HCDC







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300