18/Feb/2025

Không vận động trong 60-90 phút có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, trầm cảm và thậm chí hình thành tế bào ung thư.

Một thói quen hại sức khỏe hơn cả hút thuốc lá
Ngồi một chỗ quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và nhiều loại ung thư. Ảnh: Shutterstock.

Theo TS Stephen Williams, chuyên gia tim mạch tại NYU Langone, lối sống ít vận động có thể gây hại cho sức khỏe không kém gì hút thuốc lá. Thói quen này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, trầm cảm và nhiều loại ung thư.

Ông trích dẫn một nghiên cứu trên ACP Journals thực hiện với 8.000 người Mỹ trưởng thành, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ngồi lâu và nguy cơ tử vong sớm.

“Lối sống ít vận động giờ đây được coi là ‘hút thuốc kiểu mới’, mức độ nguy hiểm không hề thua kém”, TS Williams nhấn mạnh.

Thực tế, tác hại của việc ngồi lâu đã được cảnh báo từ lâu. Nhiều người tin rằng bàn làm việc đứng có thể giúp giảm nguy cơ sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia thể hình Ben Greenfield, giải pháp này không thực sự hiệu quả. Ông cho rằng việc duy trì một tư thế trong 60-90 phút, dù đứng hay ngồi, đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

TS Williams khẳng định chìa khóa để bảo vệ sức khỏe là duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Vận động không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, ổn định huyết áp, cải thiện cholesterol, tăng cường cơ bắp và xương, mà còn giảm viêm nhiễm.

Bên cạnh lợi ích thể chất, tập thể dục còn có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Nó giúp cải thiện chức năng não bộ, giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Theo khảo sát năm 2021 của SWNS, 79% người tham gia cảm thấy hạnh phúc hơn khi duy trì thói quen tập luyện thường xuyên.

Không phải ai cũng có thời gian để đến phòng gym hay chạy bộ đường dài mỗi ngày. TS Williams cho biết, chỉ cần vận động 10-15 phút mỗi lần, tổng cộng 30 phút/ngày, cũng đủ để giúp tăng nhịp tim và mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

Nguồn: Znews


13/Feb/2025

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Theo Cục Quản lý Dược, trong thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh thành phố số ca cúm mùa, đặc biệt là cúm A có xu hướng gia tăng. Để bảo đảm việc cung ứng và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốcTamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir), Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị, trong đó Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị bệnh cúm.

Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm việc bán thuốc điều trị cúm A mà không có đơn của bác sĩ
Ảnh minh hoạ. 

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (thực hiện kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết…), các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Đối với các bệnh viện cần chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị; Thực hiện đúng các quy định về mua, bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có các thuốc điều trị cúm A chủ động khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả; Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.

Nguồn: Tạp chí điện tử luật sư việt nam.


10/Feb/2025

Trước dịch bệnh cúm mùa, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng, nhưng không lơ là, chủ quan. Hiện tại, Thành phố chưa ghi nhận bất thường trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân cúm.

TP.HCM: Không hoang mang nhưng không chủ quan với bệnh cúm mùa
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Tình hình bệnh cúm mùa trên thế giới

Tại Nhật Bản, theo phân tích mới chỉ có của Bộ Y tế về dữ liệu thu thập được từ 5.000 phòng khám cho thấy từ ngày 23 đến 29/12, đã có 317.812 người được chẩn đoán mắc bệnh cúm, cao chỉ có trong lịch sử theo dõi từ năm 1999. Từ ngày 2/9/2024 – 26/1/2025, Nhật Bản báo cáo khoảng 9,5 triệu ca cúm mùa, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng nguy cơ cúm B bùng phát vẫn tồn tại. Các thành phố Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực bị ảnh hưởng chỉ có của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện tại.

Ngày 7/1/2025, WHO cũng thông báo rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm hô hấp cấp đang tăng cao, tuy nhiên chưa phát hiện tác nhân gây bệnh mới và chưa ban hành cảnh báo quốc tế. Theo đó, các tác nhân gây bệnh hô hấp được đề cập gồm vi rút cúm mùa, RSV và các vi rút phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cho biết hoạt động của bệnh cúm theo mùa vẫn ở mức cao và tiếp tục gia tăng trên khắp cả nước. Phần lớn các trường hợp ở Hoa Kỳ là do cúm A, chủ yếu là các chủng H3N2 và H1N1. Cúm A có xu hướng nghiêm trọng hơn ở người lớn và tấn công sớm hơn cúm B, nhưng cúm B có thể bùng phát vào cuối mùa.

Cúm theo mùa là một bệnh đường hô hấp phổ biến và dễ lây lan. Tại Hoa Kỳ, hoạt động của cúm có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 đến tháng 2. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết mùa cúm 2024-2025 bắt đầu muộn và vẫn chưa đạt đỉnh.

Nhìn chung, bệnh viêm hô hấp cấp trên thế giới tăng theo mùa, chưa phát hiện tác nhân gây bệnh mới và WHO chưa có cảnh báo gì về tình hình này.

Tình hình bệnh cúm mùa tại Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số ca nhiễm giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số ca viêm hô hấp ghi nhận quanh năm, có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm, nhưng đã giảm trong 5 tuần đầu năm.

Trước diễn biến của dịch bệnh cúm mùa và thời tiết thuận lợi để các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp chặt chẽ trong công tác giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút (SVP) trên địa bàn, báo cáo kịp thời ca bệnh hoặc nghi bệnh và tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt chỉ có che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (chỉ có là sau khi ho, hắt hơi).

– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh; Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

*Lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Nguồn: Khoa PCBTNCT – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố 


02/Jan/2025

(TTV) – Ô nhiễm không khí đang là vấn đề đặt ra đối với nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tình trạng này cũng đang diễn ra, chỉ có là ở các khu công nghiệp và các đô thị có mật độ giao thông cao. Do vậy, Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của ngày Môi trường Thế giới, 5/6 năm nay là “ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta”, với mong muốn tất cả chúng ta phải suy nghĩ và hành động vì chất lượng môi trường không khí.

Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta

Không khí bị ô nhiễm do khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết với nồng độ cực cao, gây ảnh hưởng rất xấu đến sự sống của các sinh vật và sức khỏe của con người.

 Không chỉ từ hoạt động sản xuất, môi trường không khí cũng đang bị đe doạ từ hoạt động của các phương tiện giao thông. Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí lớn hơn do sử dụng các phương tiện lỗi thời và cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo đồng bộ.

91% dân số thế giới sống ở những nơi có chất lượng không khí nằm dưới mức tiêu chuẩn, đó là con số đáng báo động được đưa ra từ Tổ chức y tế thế giới. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng chỉ rõ: Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có gần 4 triệu người. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta

Ngày Môi trường thế giới năm nay có chủ đề “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta” nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng cùng hành động trong việc giảm thiểu những chất độc hại ra môi trường không khí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cùng với việc đổi mới công nghệ để giảm bớt lượng khí thải, các cơ sở sản xuất cần lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, kịp thời cảnh báo và ứng phó với nguy cơ ô nhiễm. Người dân cần tăng cường sử dụng phương tiện công cộng, loại bỏ các phương tiện đã hết hạn sử dụng, mở rộng diện tích cây xanh trong thành phố và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Theo Bản tin Thời sự tối/TTV


31/Dec/2024

SKĐS – Hôn mê là tình trạng bất tỉnh kéo dài. Đây là một tình trạng cấp cứu, cần phải được chăm sóc y tế kịp thời để bảo vệ sự sống và chức năng não. Bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện có đầy đủ thiết bị.

1. Các dấu hiệu của hôn mê

Trong tình trạng hôn mê, bệnh nhân mất khả năng thức tỉnh, không đáp ứng phù hợp với các tác nhân kích thích bên ngoài, không có các vận động chủ động có định hướng và có ý nghĩa của các cơ mặt, các cơ ở chi thể hoặc cơ thân.

Tùy mức độ hôn mê có thể kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tuần, thậm chí là nhiều năm, người bệnh có thể dần tỉnh dậy sau hôn mê, nhưng có không ít trường hợp tiến triển sang người sống thực vật hoặc tử vong. Tiến triển của hôn mê hoặc đời sống thực vật phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí, độ nặng và độ lớn của tổn thương thần kinh.

Thuốc và các biện pháp điều trị hôn mê

Hình ảnh tổn thương não dẫn đến hôn mê…

2. Điều trị hôn mê như thế nào?

Đây là một cấp cứu y khoa, do đó bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện. Các biện pháp điều trị bệnh hôn mê cần đạt được mục tiêu duy trì chức năng sống, điều chỉnh các hằng số sinh lý, bảo đảm chức năng hô hấp.

Do đó, khi cấp cứu cần thực hiện các bước:

2.1.Cấp cứu

Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao 20° – 30°, cổ thẳng (nếu bệnh nhân không có tụt huyết áp), hoặc đặt nằm nghiêng an toàn nếu bệnh nhân có nguy cơ sặc.

Khi chưa biết rõ nguyên nhân khiến bệnh nhân hôn mê, nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc:

– Glucose ưu trương kết hợp tiêm vitamin B1 (nhằm đề phòng hạ đường huyết ở người uống rượu).

– Flumagenll (xử trí dự phòng ngộ độc thuốc nhóm benzodiazepin).

– Naloxon (xử trí dự phòng quá liều ma túy nhóm opiopid).

Thuốc và các biện pháp điều trị hôn mê

2.2. Kiểm soát chức năng hô hấp

– Khai thông đường thở bằng hút đờm dãi, lấy dị vật từ miệng và đường hô hấp. Đặt tư thế nằm nghiêng an toàn tránh tụt lưỡi, sặc. Nếu cần thì đặt canuyn miệng (là biện pháp dùng cho bệnh nhân bất tỉnh hoặc cần giữ đường thở mở).

– Cung cấp oxy: Cho bệnh nhân thở oxy kính mũi hoặc mặt nạ. Theo dõi sát tình trạng hô hấp, nhịp thở, độ bão hòa oxy mao mạch (Sp02).

– Đặt ống nội khí quản trong trường hợp cho bệnh nhân thở oxy không có kết quả hoặc bệnh nhân hôn mê sâu, ứ đọng đờm dãi nhiều.

– Thông khí nhân tạo: Chỉ định cho tất cả bệnh nhân sau khi đặt nội khí quản có tình trạng suy hô hấp không cải thiện hoặc bệnh nhân có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.

Bệnh nhân kèm theo vật vã, kích thích cần dùng thuốc an thần.

2.3. Kiểm soát chức năng tuần hoàn

– Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp cần sử dụng các thuốc hạ huyết áp hợp lý. Sử dụng thuốc nhằm duy trì huyết áp gần với huyết áp nền.

– Nếu bệnh nhân có tụt huyết áp, trụy mạch, sốc thì đảm bảo kiểm soát huyết động.

– Nếu có giảm khối lượng tuần hoàn cần bù dịch hoặc truyền máu. Ở một số trường hợp nếu có chỉ định, sử dụng thuốc vận mạch khi đã bù đủ khối lượng tuần hoàn.

Thuốc và các biện pháp điều trị hôn mê

+ Manitol: Tính chất ưu trương, tác dụng chống phù não qua cơ chế thẩm thấu (tăng áp lực thẩm thấu tại hàng rào máu não). Dùng trong đột quỵ, chấn thương sọ não, u não.

2.5. Chống co giật

Bệnh nhân nếu bị co giật, có thể được sử dụng thuốc:

  • Diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch
  • Phenobarbital tiêm bắp
  • Propofol truyền tĩnh mạch

Ngoài kiểm soát tốt tình trạng co giật, phải đồng thời kiểm soát tốt tình trạng hô hấp. Sau khi kiểm soát được tình trạng co giật, cần xác định nguyên nhân gây co giật:

  • Rối loạn chuyển hóa
  • Rối loạn nước điện giải
  • Căn nguyên ngộ độc
  • Thuốc gây co giật

2.6. Lọc máu và giải độc

Biện pháp này được áp dụng cho bệnh nhân hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ như gardenal (các ngộ độc khác có thể dùng thuốc giải độc đặc hiệu):

  • Hạ đường huyết truyền đường ưu trương.
  • Quá liều các chế phẩm thuốc phiện dùng chất đối kháng (naloxon).

3. Các biện pháp điều trị khác

Do hôn mê là tình trạng bất tỉnh kéo dài, nên ngoài xử lý cấp cứu để duy trì sự sống, bệnh nhân cần được xử trí các tổn thương thứ phát do việc nằm lâu gây ra, bao gồm:

  • Vệ sinh da, răng, miệng, mũi, bộ phận sinh dục, các loại ống thông… để tránh nhiễm khuẩn.
  • Các biện pháp làm giảm khí cặn đường hô hấp bằng cách vỗ rung.
  • Sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm.
  • Chống loét điểm tỳ đè bằng cách lật trở bệnh nhân, thay đổi tư thế 2 giờ một lần, dùng đệm khí hoặc đệm nước mát có ngăn.
  • Phục hồi chức năng sớm, xoa bóp cho người bệnh, vận động trị liệu.
  • Dùng thuốc chống ứ trệ tĩnh mạch, chống viêm tắc tĩnh mạch như thuốc heparin trọng lượng phân tử thấp (nếu bệnh nhân không có chống chỉ định).
  • Bảo vệ mắt bằng băng mắt và tránh khô mắt.
  • Điều trị tình trạng tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt có thể xảy ra trong quá trình hôn mê.
  • Đảm bảo đủ năng lượng: Lựa chọn đường nuôi dưỡng thích hợp qua ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Cân nhắc các chỉ định phẫu thuật đối với các trường hợp sau:

  • Chấn thương sọ não có máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng.
  • Các dị dạng mạch não, u não, áp xe não…

https://suckhoedoisong.vn/thuoc-va-cac-bien-phap-dieu-tri-hon-me-16924101611005771.htm


27/Dec/2024

“Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát các đại dịch trong tương lai.” Đây là thông điệp mà Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh nhân Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12/2024)

Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh đầu tiên được tổ chức vào ngày 27/12/2020, do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận, thông qua trong Nghị quyết số A/RES/75/27 ngày 7/12/2020. Kể từ đó, ngày này càng trở nên quan trọng, ghi nhận sự cần thiết phải chuẩn bị toàn cầu cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

COVID-19 như một lời cảnh tỉnh với toàn thế giới. Hàng triệu sinh mạng đã mất, nền kinh tế bị tàn phá, hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn và cuộc sống hàng ngày của toàn nhân loại bị đảo lộn. Điều này đã cho thấy tác động xấu của các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh lớn đối với cuộc sống con người, sự phát triển kinh tế và xã hội.

Từ đây, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào các hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm. Để có sự chuẩn bị hiệu quả, đòi hỏi phải chia sẻ thông tin, nguồn lực và kiến thức chuyên môn giữa các quốc gia và cộng đồng địa phương.

Trong năm 2024, Việt Nam đã kiểm soát tốt nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng và sốt rét. Tuy nhiên, năm 2024, trên phạm vi toàn quốc, vẫn còn một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng cao như sởi, ho gà, dại, một số bệnh như sốt xuất huyết, bạch hầu tăng cao cục bộ tại một số địa phương. Để kiểm soát các dịch bệnh này, Bộ Y tế Việt Nam đang tăng cường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để chuẩn bị kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025, chỉ có là nâng cao năng lực dự báo và giám sát dịch bệnh.

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đang ở mức ổn định, Thành phố vẫn tiếp tục triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để kiểm soát dịch. Nhân Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024, Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng đã xây dựng và triển khai thực hiện hưởng ứng trong toàn Ngành Y tế. Theo đó, đơn vị đã tăng cường thông tin, giới thiệu về Ngày 27/12 và đẩy mạnh truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.

Phòng, chống dịch bệnh là trách nhiệm không của riêng ai mà là sự hợp tác toàn dân và các tổ chức, quốc gia. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức và chủ động các biện pháp phòng bệnh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn, dinh dưỡng đầy đủ, thực hiện lối sống lành mạnh để phòng, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.

Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố


27/Dec/2024

SKĐS – Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau khỏi, người bệnh nên ăn những loại thức ăn giúp nhuận tràng, ngừa táo bón và có tác dụng giảm sưng, lành vết loét …

1.Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ở ống hậu môn bị viêm loét. Tình trạng viêm loét này sẽ tạo thành một ổ viêm loét, kèm theo triệu chứng co thắt hậu môn, gây đau rát khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc hậu môn chủ yếu là do táo bón. Khi bị táo bón, khối phân cứng chắc gây khó khăn khi đại tiện. 

Bên cạnh đó thói quen ăn uống không khoa học như: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích sẽ dẫn đến táo bón dài ngày và nứt kẽ hậu môn.

Vì vậy bên cạnh việc bôi thuốc tại chỗ để điều trị, thì chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cần lưu ý đến vấn đề chống táo bón, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh mau lành. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là một trong những cách giúp người bệnh cải thiện tình trạng nứt hậu môn, rút ngắn thời gian điều trị.

Chế độ ăn cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

Nên tập thói quen đại tiện đúng giờ để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn. (Ảnh minh họa)

2. Các thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn

Táo bón được xác định là thủ phạm chính gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Để ngăn chặn bệnh tiến triển và giảm thiểu đau đớn, chảy máu khi đi cầu, nên bổ sung ngay các thực phẩm dưới đây vào thực đơn:

2.1. Người nứt kẽ hậu môn cần bổ sung thực phẩm nhuận tràng

Tăng cường các thực phẩm nhuận tràng trong bữa ăn là rất cần thiết cho những ai mắc chứng nứt kẽ hậu môn. Nhóm thực phẩm này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy việc đi ngoài diễn ra đều đặn, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

2. 2. Thực phẩm giàu chất xơ

Nguồn chất xơ dồi dào và tốt có rất nhiều trong rau củ quả tươi. Chẳng hạn như:

  • Rau cải; 
  • Cà rốt;
  • Mồng tơi;
  • Bơ;
  • Chuối;
  • Bí đỏ;
  • Rau chân vịtt;
  • Các loại đậu… 

Chất xơ trong rau quả giúp hỗ trợ tiêu hóa tích cực. Nhờ vậy, các chất cặn bã trong cơ thể dễ dàng bị phân hủy và thải loại ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Chất xơ cũng giúp người bị nứt kẽ hậu môn tránh được các vấn đề dễ gây ra bệnh này như táo bón hay đại tiện phân lỏng.

2.3. Thực phẩm có nhiều chất sắt

Chất sắt vô cùng quan trọng và cần được bổ sung vào cơ thể người bị nứt kẽ hậu môn vốn dễ bị mất máu cấp khi đi đại tiện.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn có thể ăn những thực phẩm cung cấp nhiều sắt cho cơ thể mà không gây táo bón bao gồm:

  • Thịt bò thịt lợn;
  • Gan động vật;
  • Trứng;
  • Cá biển;
  • Gạo lứt;
  • Cá hồi;
  • Cá thu;
  • Rau chân vịt;
  • Rau cải ngọt;
  • Óc chó;
  • Hạnh nhân…

Chế độ ăn cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

Sắt vô cùng quan trọng và cần được bổ sung vào cơ thể người bị nứt kẽ hậu môn.

2.4. Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt

Có nhiều loại thực phẩm nguồn gốc từ sữa (đặc biệt là sữa chua) và các loại củ quả như:

  • Khoai tây; 
  • Bí đỏ;
  • Khoai lang;
  • Cà chua;
  • Đu đủ chín…

Những thực phẩm này đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả.

2.5. Uống nhiều nước quả và nước lọc

Cơ thể người bệnh khi bị nứt kẽ hậu môn rất cần được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc cũng như các loại nước hoa quả tươi như nước cam, bơ, mơ, nha đam, nước ép rau diếp cá, nước dừa,…

Các loại nước ép từ rau quả tươi luôn là nguồn cung cấp vitamin lớn cho cơ thể. Từ đó, người bệnh được tăng sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn nhờ vị giác được kích thích.

3. Thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên tránh

3.1. Thực phẩm cay nóng

Thức ăn cay nóng, nhiều ớt, tiêu… là những thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng, vì sẽ có hại cho hệ tiêu hóa, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn và có thể gây nóng rát khó chịu ở hậu môn. Thực phẩm chứa nhiều ớt tiêu còn có thể gây nóng trong người khiến cho vết nứt rách, lở loét ở hậu môn không thể lành được, thậm chí còn chuyển biến nghiêm trọng.

3.2. Thức ăn có vị quá mặn, quá nhiều dầu mỡ

Các thức ăn quá mặn sẽ dễ hút nước khiến cơ thể thiếu nước khiến phân trở nên khô cứng hơn. Còn các đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tình trạng nứt kẽ hậu môn thêm trầm trọng. Do vậy, người bệnh nứt kẽ hậu môn không nên ăn những thực phẩm này, hãy giảm muối và dầu mỡ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp điều trị nứt kẽ hậu môn thêm hiệu quả.

3.3. Đồ uống có ga và chất kích thích

Đồ uống có ga và chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn… đều không tốt cho người nứt kẽ hậu môn. Khi sử dụng các đồ uống này sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa, đầy bụng, đầy hơi dẫn đến tình trạng đại tiện khó, khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn nặng hơn. Vì thế người bệnh đang điều trị nứt kẽ hậu môn nên tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống này.

Chế độ ăn cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

Người nứt kẽ hậu môn cần tránh thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

4. Gợi ý một số món ăn cho người nứt kẽ hậu môn

4.1. Rau mồng tơi tốt cho người nứt kẽ hậu môn

Mồng tơi là loại rau được ưa chuộng trong mùa hè. Không chỉ bổ dưỡng, dễ ăn, dễ tiêu hóa mà loại rau này còn giúp cơ thể thanh nhiệt, nhuận tràng, rất tốt cho người bị táo bón.

Tác dụng nhuận tràng của rau mồng tơi nhờ chất nhày trong rau làm cho phân mềm. Vì vậy, ăn rau mồng tơi luộc, xào, nấu canh ăn hằng ngày giúp phòng và điều trị táo bón hiệu quả.

4.2. Rau dền

Rau dền có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón. Đặc biệt rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng.

Ăn rau dền đỏ luộc trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn kèm với cơm. Hoặc dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu quả với các trường hợp bị táo bón.

4.3. Khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu tinh bột, chất xơ,…vì thế có thể giúp người bệnh nứt kẽ hậu môn giảm táo bón, nhuận tràng. Khoai lang vừa giúp làm phân mềm, ướt, hỗ trợ tốt cho việc đi ngoài của người bệnh, vừa không gây tổn thương vùng ống hậu môn, tránh cơn đau rát lúc đại tiện.

Một số chất dinh dưỡng có trong khoai lang như các vitamin nhóm B, các dòng khoáng chất khác giúp sinh tân dịch, sản sinh máu,… giúp vết thương ở niêm mạc hậu môn chóng lành.

Chế độ ăn cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu tinh bột, chất xơ,…tốt với người nứt kẽ hậu môn.

4.4. Bí ngô

Bí ngô là một nguồn chất xơ tốt giúp cơ thể cảm thấy no, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh, giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.

Do chứa tới 90% là nước nên bí ngô hỗ trợ cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm nguy cơ trướng bụng, đầy hơi hay táo bón.

4.5. Chuối

Chuối chín là một loại trái cây có nhiều lợi ích đối có người bệnh nứt kẽ hậu môn.

Chuối cực kỳ giàu chất xơ, giúp người bệnh nứt kẽ hậu môn ngăn ngừa và giảm chứng táo bón hiệu quả.

Chuối giúp sản sinh máu, phòng ngừa triệu chứng thiếu máu, giúp cho vết thương mau lành. Chuối bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, kích thích nhanh lành vết thương, giảm sưng viêm,…

Chế độ ăn cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

Chuối có nhiều lợi ích đối có người bệnh nứt kẽ hậu môn.

4.6. Táo

Táo là một trong những tác dụng của táo tươi đấy là chứa một số chất giúp kích thích ruột, giúp nhuận tràng. Táo còn chứa nhiều chất xơ, giúp ruột hút nước, làm mềm phân, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần thường xuyên ăn táo để giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón, hạn chế đau rát lúc đại tiện.

4.7. Nha đam

Các hoạt chất chứa trong cây nha đam có tác dụng kháng viêm giảm đau. Do đó, có thể sử dụng loại cây này để giảm hiện tượng sưng, phồng rộp của hậu môn. Đồng thời, sự dịu nhẹ của nha đam sẽ giúp xua tan cảm giác nóng rát, khó chịu sau mỗi lần đại tiện.

Với hàm lượng kháng và vitamin dồi dào, nha đam giúp hồi phục những tổn thương ở niêm mạc hậu môn, từ đó hạn chế tình trạng chảy máu. Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng nha đam có thể thực hiện 3 lần mỗi ngày như sau:

  • Cắt các bẹ nha đam còn tươi, rửa sạch rồi gọt vỏ bên ngoài.
  • Lấy phần gel bên trong lá nha đam.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó bôi lượng gel vừa thu được lên vết nứt.
  • Đợi đến khi gel thẩm thấu hoàn toàn vào vết nứt và khô lại thì mới mặc quần.

Chế độ ăn cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

Sự dịu nhẹ của nha đam sẽ giúp bạn xua tan cảm giác nóng rát, khó chịu sau mỗi lần đại tiện

5. Một số lưu ý giúp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn hiệu quả

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Tuy nhiên quá trình điều trị sẽ rút ngắn và không lo tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay bơi lội.
  • Nên vệ sinh hậu môn thường xuyên bằng nước ấm, nước muối pha loãng.
  • Tránh ngồi lâu khi đại tiện và rặn mạnh để có thể giảm áp lực lên hậu môn và giúp vết thương mau lành.
  • Nên tập thói quen đại tiện đúng giờ để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn.
  • Tránh mang vác nặng, đứng ngồi quá lâu một chỗ để gây áp lực lên hậu môn.
  • Nên giữ tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan tránh stress.
  • Chú ý tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra sự hồi phục của bệnh.

https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-benh-nut-ke-hau-mon-169241016111840147.htm


20/Dec/2024

Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS cao tuổi có gì khác biệt?

SKĐS – Dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS.

Người nhiễm HIV/AIDS cao tuổi đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe và dinh dưỡng, đặc biệt khi hệ miễn dịch đã suy yếu theo thời gian.

1. Thách thức về dinh dưỡng đối với người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS

Số lượng người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS ngày càng gia tăng, phần lớn nhờ vào tiến bộ y học trong điều trị, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và duy trì chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, những người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến sức khỏe, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.

Hệ miễn dịch của người nhiễm HIV/AIDS thường bị suy giảm, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và dễ mắc các bệnh cơ hội. Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa càng làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn, khiến việc bổ sung dinh dưỡng càng trở nên quan trọng. 

Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS cao tuổi có gì khác biệt?

Người cao tuổi HIV/AIDS gặp nhiều thách thức về sức khỏe.

Ngoài ra, quá trình chuyển hóa của cơ thể cũng thay đổi khi người bệnh bước vào giai đoạn cao tuổi. Các thuốc điều trị kháng virus (ARV) có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Vì vậy, người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS thường đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, mất cơ và suy nhược cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS

Để hỗ trợ sức khỏe cho người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng như duy trì một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, giàu chất xơ, bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và duy trì năng lượng lâu dài.

Bổ sung đầy đủ năng lượng do người nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu năng lượng cao hơn người bình thường, vì quá trình tiêu hao năng lượng tăng lên để chống lại nhiễm trùng và duy trì sức khỏe.

Chế độ ăn cần cung cấp đủ calo từ các nguồn thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, thịt nạc, và dầu thực vật. Chất đạm là thành phần thiết yếu giúp bảo vệ và tái tạo cơ bắp, đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi để giảm nguy cơ mất cơ. Nên bổ sung chất đạm từ các thực phẩm có đạm chất lượng cao như thịt, cá, trứng, đậu phụ và các loại hạt.

Cơ thể người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất. Do đó, cần chú ý bổ sung vitamin D, B12, C, kẽm, sắt và canxi từ các thực phẩm như trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa.

Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS cao tuổi có gì khác biệt?

Các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây, cùng các loại rau xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch.

Người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS cần lưu ý một số thực phẩm như bưởi chùm hoặc các thực phẩm chứa chất béo cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc ARV. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Người cao tuổi cũng dễ bị các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, hoặc táo bón. Việc bổ sung chất xơ từ rau xanh, uống đủ nước và duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện vấn đề này.

Để đảm bảo người cao tuổi hấp thụ đủ dinh dưỡng, cần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn trong ngày và lựa chọn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS cao tuổi có gì khác biệt?

Người bệnh nên lựa chọn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh có thể sống tích cực và lạc quan hơn.

Gia đình và cộng đồng cũng cần quan tâm, hỗ trợ để đảm bảo rằng người cao tuổi có thể tiếp cận với những thực phẩm lành mạnh, từ đó giúp họ vượt qua những khó khăn trong hành trình chung sống với HIV/AIDS.

https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-cho-nguoi-nhiem-hiv-aids-cao-tuoi-co-gi-khac-biet-169241016150559975.htm


20/Dec/2024

NDO – Mỹ hôm qua thông báo trường hợp nhiễm cúm gia cầm nghiêm trọng đầu tiên ở người là một cư dân bang Louisiana, người này đang phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi nghi ngờ tiếp xúc với đàn gia cầm bị nhiễm bệnh.

Mỹ có trường hợp nhiễm cúm gia cầm nghiêm trọng đầu tiên ở người, bang California tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Xét nghiệm cúm gia cầm. Ảnh: Reuters

Sở Y tế bang Louisiana cho biết trong một tuyên bố, bệnh nhân ở Louisiana đang mắc bệnh hô hấp nghiêm trọng. Người này được báo cáo là có các bệnh lý nền và trên 65 tuổi, khiến bệnh nhân có nguy cơ cao hơn.

California, bang đông dân chỉ có, đã ban bố tình trạng khẩn cấp về cúm gia cầm H5N1 lây lan rộng rãi hơn trong các đàn gia cầm, bò sữa và hàng chục công nhân ở trại chăn nuôi trong năm nay.

Bệnh hô hấp nghiêm trọng ở bệnh nhân tại bang Louisiana cho thấy nguy cơ về sức khỏe đối với những người mắc virus cúm gia cầm trước đây chỉ gây đỏ mắt hoặc viêm kết mạc ở những công nhân bị nhiễm bệnh làm việc trong ngành sữa.

Demetre Daskalakis, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Miễn dịch và Bệnh hô hấp của CDC, cho biết, đây là trường hợp đầu tiên có liên quan đến gia cầm nuôi ở sau nhà, không phải ở trại nuôi thương mại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, cúm gia cầm vẫn là rủi ro thấp đối với người dân nói chung.

CDC đã xác nhận từ tháng 4 đến nay có 61 trường hợp mắc bệnh ở người trên toàn quốc, chủ yếu là ở những công nhân làm việc tại các trang trại chăn nuôi bò sữa nơi virus lây nhiễm cho gia súc. Những công nhân tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh cũng có kết quả xét nghiệm dương tính.

Tại California, bang sản xuất sữa uy tín của Hoa Kỳ, 649 đàn gia súc đã có kết quả xét nghiệm dương tính kể từ cuối tháng 8, chiếm khoảng 60% tổng đàn, theo dữ liệu của Mỹ.

Bốn trang trại sữa ở Nam California đã có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 12/12, “cần phải chuyển từ khoanh vùng khu vực sang giám sát và ứng phó trên toàn bang”, Thống đốc California Gavin Newsom cho biết trong tuyên bố khẩn cấp.

Cúm gia cầm đã lây nhiễm cho hơn 860 đàn gia súc tại 16 bang kể từ tháng 3 và giết chết 123 triệu gia cầm kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào năm 2022.

                                                                                                                                                           Nguồn: nhandan.vn


12/Dec/2024

SKĐS – Vỏ quả lựu cũng là bộ phận thường bị bỏ đi, nhưng ít ai biết rằng, trong loại vỏ này cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm… Dùng dưới dạng trà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe…

Trà vỏ lựu với hàm lượng polyphenol, flavonoid, alkaloid và triterpene phong phú, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và lợi tiểu đáng kể. Loại trà này có lợi trong việc điều trị đau họng, viêm nướu, tiểu đường và huyết áp cao; hỗ trợ giảm sưng, viêm, tiêu chảy, kiết lỵ và chảy máu, cải thiện tiêu hóa. Chất chống oxy hóa trong vỏ lựu còn hoạt động như một chất bảo quản thực phẩm và dược phẩm.

Dưới đây là một số lợi ích chính của trà vỏ lựu:

1. Trà vỏ lựu chữa ho và đờm

Trà vỏ lựu có thể hiệu quả trong việc làm giảm ho và đau họng. Để làm giảm ho và làm loãng đờm trong cổ họng, hãy sử dụng trà vỏ lựu như một loại nước súc miệng (giảm đau họng và ho).

5 lợi ích của trà vỏ lựu

Trà vỏ lựu có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Trà vỏ lựu giúp giảm cholesterol

Trà vỏ lựu có thể là một phần của phác đồ điều trị bổ sung, làm giảm mức triglyceride cao, cải thiện mức cholesterol HDL (tốt) và kiểm soát các tình trạng như viêm khớp, bệnh gout.

Các đặc tính chống oxy hóa của trà cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

3. Trà vỏ lựu ngăn ngừa ung thư

5 lợi ích của trà vỏ lựu

Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chỉ ra rằng, trà lựu có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh những tuyên bố này.

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trà lựu không nên thay thế phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng trà vỏ lựu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y.

4. Trà vỏ lựu giúp da sạch mụn

Với đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm của loại vỏ này giúp chống lại phát ban, mụn nhọt và mụn trứng cá. Trà vỏ lựu cũng có thể được sử dụng như một loại mặt nạ hoặc tẩy tế bào chết để loại bỏ tế bào da chết, giải độc da…

Các chất chống oxy hóa trong vỏ lựu có thể giúp cơ thể loại bỏ các hóa chất có hại. Vỏ lựu cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa gàu và rụng tóc. Vỏ lựu dạng bột, khi trộn với dầu dưỡng tóc, thoa lên chân tóc, có thể chống lại các vấn đề này một cách hiệu quả.

5. Trà vỏ lựu giảm lượng đường trong máu

Trà vỏ lựu có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh tim. Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) chỉ ra rằng, 1.000mg chiết xuất vỏ lựu có tác dụng chống viêm đáng kể, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và mức cholesterol ở những người thừa cân hoặc béo phì.

https://suckhoedoisong.vn/5-loi-ich-cua-tra-vo-luu-169241018162951538.htm







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300