03/May/2024

Nước là tài nguyên quan trọng và quý giá đối với bất kì sinh vật nào trên trái đất. Không có nước, thì sẽ không có sự sống nào trên hành tinh này. Quan trọng là vậy mà tài nguyên nước đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân: con người xả rác thải bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về nước càng cao hơn, tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu…Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên nước?

TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ NƯỚC SẠCH VÀ  VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NĂM 2024

  1. Vai trò của tài nguyên nước

Nước là tài nguyên quan trọng và quý giá đối với bất kì sinh vật nào trên trái đất. Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện, hiện tượng trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, thế giới động vật và thực vật. Môi trường có mối quan hệ mật thiết qua lại với sức khỏe con người. Khi môi trường bị ô nhiểm như: ô nhiễm nước, không khí, đất, thực phẩm và các ô nhiễm khác sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực cho lao động, sản xuất, đời sống và đặc biệt là sức khẻ con người.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt các bệnh về da, bệnh phụ khoa…

Trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng, nước đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam.
Hiện nay, tuy tài nguyên nước bề mặt của nước ta tương đối dồi dào, nhưng đó không phải là nước sạch để dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao hồ đều đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nước ngầm nhiều nơi hiện nay cũng đang trở nên ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức. Nước mưa cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do một số nguyên nhân như không khí ô nhiễm, dụng cụ để thu hứng để lấy nước mưa không đảm bảo vệ sinh.

Do đó, nếu không có các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch để tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên nước sẽ không thể bảo vệ được nguồn tài nguyên hữu hạn này.

  1. Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường

Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998, được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương trong nước tích cực hưởng ứng, đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh, góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân nông thôn, đặc biệt là trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước. Thời gian tổ chức phát động và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 bắt đầu từ ngày 29/4 đến ngày 06/5/2024, có thể kéo dài đến Ngày môi trường thế giới 05/6/2024 và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác như: Ngày môi trường thế giới, các ngày lễ lớn như 30/4 và 01/5 hoặc các ngày lễ hội của địa phương…

Để hưởng ứng và thực hiện tốt nhiệm vụ của Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường do nhà nước tổ chức, cần phải nắm bắt được các thông tin, thông điệp dưới đây.

2.1. Thông điệp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

  1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.
  2. Đảm bảo Nước sạch và Vệ sinh môi trường là xây dựng Nông thôn mới.
  3. Chủ  động cấp, trữ  nước an toàn, giải pháp hiệu quả  ứng phó nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
  4. Sử dụng nước tiết kiệm – hiệu quả là bạn đã chia sẻ cơ hội cho mọi người.
  5. Hãy cùng hành động cải thiện điều kiện nước sạch và vệ  sinh cho cộng đồng.
  6. Bảo vệ nguồn nước là góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước Quốc gia.
  7. Bảo vệ công trình cấp nước là quyền và nghĩa vụ của mọi người.
  8. Nước sạch và vệ sinh là sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của trẻ em.
  9. Rửa tay bằng xà phòng – hành động đúng – sức khỏe thật.
  10. Thu gom, xử lý chất thải, rác thải, vì xóm làng Xanh – Sạch – Đẹp.

2.2. Đối với nước sạch

– Nước sạch phải là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại.

– Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác như nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng và hệ thống cung cấp nước tập trung.

– Mỗi gia đình cần có ít chỉ có một trong các nguồn nước sạch nếu chưa có thì cần hỏi ý kiến tư vấn của Y tế địa phương để xây dựng cho mình một nguồn nước sạch thích hợp. Nước được lấy từ bất cứ nguồn nào cho dù đã xử lý thì trước khi uống cũng phải đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã.

– Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.

2.3. Đối với vệ sinh môi trường

– Phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và khu vực xung quanh, không đổ rác và xây nhà vệ sinh gần nguồn nước, phải thu gom rác phân gia súc để ủ chôn hoặc đốt.

– Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày, lá cây, rơm rạ, giấy loại phải đổ vào hố rác của gia đình rồi đốt hoặc chôn. Khi có động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột.

– Thu gom và xử lí rác thải hợp vệ sinh và đúng nơi quy định.

– Ruồi nhặng và chuột thường sinh sống tại những đống rác thải, đặc biệt là những nơi có thức ăn thừa, rau và xác súc vật.

– Ruồi nhặng và chuột là nguồn lây truyền bệnh.

– Vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

  1. Những điều cần làm để hưởng ứng Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

– Thu gom và đổ rác thải vào thùng rác hoặc hố rác.

– Đổ rác vào xe nếu ở khu vực có xe rác công cộng.

– Nếu ở khu vực không có xe rác, nên đổ rác vào hố có nắp đậy rồi đốt hoặc chôn.

– Xác súc vật nên được chôn sâu và chôn xa nguồn nước, xa nhà.

– Diệt chuột, ruồi, nhặng xung quanh nơi ở…


02/May/2024

SKĐS – Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh tiêu hoá phổ biến, có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết của ThS. BS. Nguyễn Ngọc ĐanBệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu cần đi khám, biện pháp điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị
ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng không có thương tổn về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột (không u, không viêm loét…).

Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng, co thắt, viêm đại tràng chức năng.

 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi để khởi phát hội chứng ruột kích thích như:

– Tình trạng căng thẳng thần kinh, suy nghĩ lo âu quá nhiều;

– Một số loại đồ ăn không phù hợp (tuỳ theo cơ địa của từng người);

– Một số yếu tố khác như: Nhiễm khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh kéo dài, thay đổi thời tiết, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt…

Hội chứng ruột kích thích - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị
Hình ảnh hội chứng ruột kích thích.

Những trường hợp có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích: 

– Những người dưới tuổi 45; 

– Người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định; 

– Nữ giới có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới hai lần. 

– Có tiền sử trong gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá.

Đau bụng thường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ, tức nặng dọc khung đại tràng.

Rối loạn tiêu hóa: Phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…

Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ , khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.

Hội chứng ruột kích thích - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị
Đau bụng và rối loạn tiêu hoá là dấu hiệu chính của hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh cần làm gì khi có tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hoá?

Khi có triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt khi rối loạn tiêu hoá đi kèm các triệu chứng báo động như: sút cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, đại tiện máu… Khi đó người bệnh cần đi khám ngay, vì rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng.

Rối loạn tiêu hoá xảy ra ở người trên 50 tuổi; Các triệu chứng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, xuất hiện liên tục (Trong khi hội chứng ruột kích thích thường là rối loạn kéo dài, dai dẳng, từng đợt); Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng… cũng là các yếu tố nguy cơ mà người bệnh cần đi khám sớm.

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

*Nội soi đại trực tràng

Đến nay nội soi đại trực tràng ống mềm được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng, đặc biệt là các khối u, ung thư, tổn thương viêm loét, chảy máu. Qua nội soi giúp thầy thuốc có nhiều thông tin:

+ Phát hiện các tổn thương bệnh lý đại trực tràng: viêm, polyp, ung thư…

+ Qua nội soi có thể sinh thiết tổn thương làm xét nghiệm tế bào giúp chẩn đoán xác định bệnh

+ Nội soi điều trị: cắt polyp qua nội soi, cầm máu qua nội soi…

*Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng có thể giúp phát hiện các khối u, tình trạng viêm nhiễm có thể là nguyên nhân gây đau bụng.

*Xét nghiệm phân

Trong một số trường hợp có thể xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng, vi khuẩn phục vụ cho chẩn đoán và điều trị

Bệnh nhân cần lưu ý: Tuyệt đối không tự chẩn đoán và dùng thuốc khi chưa được đi khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm trước khi điều trị hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị
Nội soi chẩn đoán bệnh.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Do hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng, nguyên nhân chưa rõ ràng, do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm:

*Điều chỉnh chế độ ăn

– Tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hoá: Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt chỉ có là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.

– Loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi: Nếu tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như thức uống có gas, rau củ như bắp cải…

– Loại bỏ gluten: Một số trường hợp người bệnh không dung nạp Gluten sẽ bị tiêu chảy đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen).

– Không sử dụng các chất kích thích, cafe, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

*Thay đổi lối sống

– Thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

– Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá.

– Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài. Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể thấy các triệu chứng thường trầm trọng hơn hoặc dễ tái phát trong những thời điểm bản thân có nhiều lo âu, căng thẳng.

– Tập thể dục đều đặn để rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe.

Cách nào giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích?

*Dùng thuốc

– Để điều trị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc chống co thắt, chống táo bón, chống tiêu chảy, thuốc an thần…

– Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng một số loại kháng sinh đường ruột.

Hội chứng ruột kích thích - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng và điều trị hội chứng ruột kích thích.

 Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Một số biện pháp sau góp phần làm giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Cụ thể:

*Có chế độ ăn uống hợp lý

–  Nên ăn vào thời gian cố định trong ngày, không bỏ bữa.

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả.

– Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, bơ, sữa…

– Tránh các thực phẩm không phù hợp (tuỳ cơ địa từng người).

– Uống đủ nước: Trung bình khoảng 2lít/ngày cho người trưởng thành. Tránh các đồ uống có gas và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

* Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường và có thể giúp cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp.

*Tránh căng thẳng, stress

Căng thẳng, lo lắng cũng là một yếu tố khởi phát hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, để giảm nguy cơ này, chúng ta nên tập kiểm soát cảm xúc, không để bị trầm cảm, căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/tim-hieu-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-noi-phien-toai-kho-noi-cua-rat-nhieu-nguoi-169211006222724198.htm


25/Apr/2024

SKĐS – Mặc dù không nguy hiểm nhưng những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Mặc dù nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đến nay chưa rõ ràng nhưng ngoài một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi khởi phát hội chứng ruột kích thích như: căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh kéo dài, thay đổi thời tiết, chu kỳ kinh nguyệt… thì có mối liên quan mật thiết giữa chế độ ăn uống với hội chứng ruột kích thích.

Chế độ ăn phù hợp chỉ có với người bị hội chứng ruột kích thích

Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên Khoa Tiêu hóa, do hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng, nguyên nhân chưa rõ ràng nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Người bệnh cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục đều đặn. Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài. Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá…

Về ăn uống, nên tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hóa. Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt chỉ có là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.

Nếu có tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như: thức uống có gas, rau củ như bắp cải…

Một số trường hợp người bệnh không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy, đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen), vì vậy nên loại bỏ. Không sử dụng các chất kích thích, cà phê, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

Chế độ ăn phù hợp chỉ có với người bị hội chứng ruột kích thích

Đồ ăn nhiều dầu mỡ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bị hội chứng ruột kích thích

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối các loại thực phẩm là giải pháp cơ bản giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày đối với người trưởng thành.

Nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa. Ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn quá no. Tốt chỉ có nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hoá.

Trường hợp có biểu hiện táo bón thì nên tăng cường chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa. Nên ăn các loại thực phẩm như: ngũ cốc, rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ… Nếu bị tiêu chảy nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ.

Nên ăn protein nạc

Protein nạc được tiêu hóa dễ và bạn sẽ không bị đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn. Còn các loại thịt béo rất giàu chất béo bão hòa. Loại chất béo này khó tiêu hóa hơn và gây viêm ruột, có thể làm cho các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trầm trọng hơn.

Một số thức ăn chứa protein nạc tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích bao gồm: thịt thăn, thịt bò nạc, ức gà…

Rau và trái cây

Rau và trái cây chứa chất xơ rất tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh nên bổ sung dần dần những loại rau ít gây đầy hơi và chướng bụng như: rau lá xanh, khoai tây, khoai lang, bí đao, cà rốt, cà tím… Nên ăn rau nấu chín để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Một số loại trái cây giúp kiểm soát tốt các triệu chứng hội chứng ruột kích thích như: quả bơ, chuối, việt quất, dưa lưới, đu đủ, kiwi…

Chọn chất xơ hòa tan

FODMAP là từ viết tắt của một số loại carbohydrate chuỗi ngắn (đường) được tìm thấy trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Nên sử dụng nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nhưng có hàm lượng FODMAP thấp như: yến mạch, chuối, cam, quả bơ, khoai lang… Nghiên cứu cho thấy, chất xơ hòa tan có thể có lợi cho những người bị ruột kích thích, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh.

Bổ sung thực phẩm giàu omega – 3

Thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng chống viêm, vì tình trạng viêm ruột cũng góp phần gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Nên ăn các loại cá béo giàu omega-3 bao gồm: cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá ngừ, cá thu…; quả hạnh, bơ, dầu ô liu…

Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men chứa nhiều chủng men vi sinh tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua nguyên chất (không thêm đường) có thể giúp ích cho người bị hội chứng ruột kích thích.

3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích

Trứng

Trứng là lựa chọn an toàn cho người bị hội chứng ruột kích thích. Trứng dễ chế biến và dễ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh có thể ăn trứng mà không lo các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

Yến mạch

Yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Loại ngũ cốc nguyên hạt này cũng có hàm lượng FODMAP tương đối thấp khi ăn vừa phải.

Chế độ ăn phù hợp chỉ có với người bị hội chứng ruột kích thích

Yến mạch giàu chất xơ hòa tan tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.

Các loại hạt

Các loại hạt là nguồn cung cấp chất xơ, protein và acid béo omega-3 chống viêm và tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột. Người bệnh nên ăn các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, mắc ca…

Cà tím

Cà tím chứa ít FODMAP, ít calo và là nguồn cung cấp mangan, folate và kali dồi dào. Cà tím chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm bớt lượng chất xơ không hòa tan bằng cách gọt bỏ vỏ cà tím. Đồng thời nấu cà tím bằng dầu ô liu vừa ngon vừa dễ tiêu hóa.

Khoai tây

Khoai tây là lựa chọn tốt vì chúng không chứa FODMAP. Khoai tây có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nhưng chỉ cần gọt bỏ vỏ khoai tây là bạn có thể giảm lượng chất xơ không hòa tan.

Khoai lang

Khoai lang cũng là một thực phẩm an toàn đối với người bị hội chứng ruột kích thích vì chúng giàu chất xơ hòa tan và các chất dinh dưỡng như vitamin B6 và kali. Tuy nhiên, không giống như khoai tây, khoai lang có chứa đường có thể gây ra các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, người bệnh nên ăn vừa phải.

Đậu bắp

Đậu bắp là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tuyệt vời và một loạt các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B6, kali, canxi. Tuy vậy, đậu bắp cũng có hàm lượng đường fructans tương đối cao có thể gây ra các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nếu ăn nhiều. Vì vậy, người bệnh chỉ ăn vừa phải, nên ăn đậu bắp nấu chín kỹ sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Quả bơ

Quả bơ rất giàu protein, vitamin, chất xơ hòa tan và chất béo lành mạnh. Đối với hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích, ăn một quả bơ thường là an toàn, tốt chỉ có là chọn loại dầu bơ không có FODMAP.

Chuối

Chuối giàu chất xơ hòa tan và ít FODMAP. Nên chọn ăn chuối khi chúng chưa quá chín, vì khi chuối chín kỹ có hàm lượng FODMAP cao hơn.

Quả kiwi

Quả kiwi rất giàu vitamin C cũng với lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan bằng nhau. Kiwi cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP thấp tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.


15/Apr/2024

SKĐS – Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn mức độ cho phép. Trong trường hợp cấp tính nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng dễ bị hạ canxi máu.

Hạ canxi máu dễ xảy ra phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa, trẻ em đang phát triển nhanh do nhu cầu canxi tăng cao. Nếu lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.

Ngoài ra những người bị suy tuyến cận giáp trạng, suy thận, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D, người nghiện rượu, ăn kiêng… cũng dễ bị thiếu canxi. 

Khi bị hạ canxi máu, người bệnh thường có biểu hiện: đột ngột thấy tê đầu chi, lưỡi; thở nhanh, kích thích, hoảng hốt; chuột rút các bắp chân, co cứng không chủ động các đầu chi khiến cho bàn tay co quắp như bàn tay người đỡ đẻ.

Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày phòng hạ canxi máu cho mẹ và bé
Biểu hiện bàn tay co quắp ở người bị hạ canxi máu.

Khi có những biểu hiện trên, phần lớn người bệnh cảm thấy hoảng sợ, kích thích thở nhanh khiến tình trạng nặng hơn. Khi đó các cơ trơn cũng có thể bị co thắt gây nên triệu chứng đau bụng, nôn mửa và nguy hiểm chỉ có là co thắt thanh môn khiến cho bệnh nhân bị suy hô hấp và loạn nhịp tim nếu lượng canxi máu xuống quá thấp.

Dinh dưỡng phòng ngừa hạ canxi máu

Có nhiều nguyên nhân gây hạ canxi máu, trong đó chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một nguyên nhân quan trọng. Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc chế độ ăn uống.

Vì vậy, có thể cải thiện và phòng ngừa hạ canxi máu bằng cách thực hiện chế độ ăn đầy đủ canxi.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày phòng hạ canxi máu cho mẹ và bé
Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa hạ canxi máu.

Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều canxi cho cơ thể bao gồm: Cá (đặc biệt là loại cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương), tôm, cua, ốc…; Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; Các loại rau lá xanh thẫm như rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…

Sữa và các sản phẩm từ sữa. Nên uống thêm sữa vì canxi trong sữa dễ hấp thu hơn các loại thực phẩm khác.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D làm tăng hấp thu canxi qua đường tiêu hóa. Vì vậy cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng (lòng đỏ trứng), gan, dầu cá… Khi chế biến thức ăn cần cho thêm dầu, mỡ để tăng hấp thu vitamin D.

Ngoài ra, nên thường xuyên tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều giúp cơ thể hấp thu tốt vitamin D.

Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày phòng hạ canxi máu cho mẹ và bé
Ăn thực phẩm giàu vitamin D giúp tăng hấp thu canxi trong cơ thể.

Những thực phẩm làm giảm sự hấp thu canxi

Cần hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia… vì những chất này làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể. Không nên ăn quá nhiều đạm, chất béo động vật hoặc ăn nhiều muối vì có thể ức chế quá trình hấp thu canxi và mất canxi qua nước tiểu.

Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày phòng hạ canxi máu cho mẹ và bé
Hạn chế ăn nhiều muối vì có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi.

Để phòng ngừa hạ canxi máu hiệu quả, bên cạnh việc chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống, phụ nữ mang thai và trẻ đang phát triển có thể uống bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.


10/Apr/2024

SKĐS – Hạ canxi máu xảy ra khi mức canxi trong máu quá thấp. Một số tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây hạ canxi máu. Hạ canxi máu có thể điều trị được và có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân.

1. Hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu là một tình trạng có thể điều trị được, xảy ra khi lượng canxi trong máu quá thấp. Nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây ra tình trạng hạ canxi máu và nguyên nhân thường là do nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D trong cơ thể bất thường. Các tinh trạng hạ canxi máu bao gồm: nhẹ hoặc nặng; tạm thời hoặc suốt đời.

Nồng độ canxi trong cơ thể trung bình từ 2,2- 2,6 mmol/l, nếu như nồng độ này giảm xuống dưới mức trung bình, thường là dưới 2,1 mmol/l thì được gọi là hạ canxi máu.

2. Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Hạ canxi máu có ảnh hưởng chỉ có định đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Hạ canxi máu có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, kém phát triển, các cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức, các chức năng vận động và thần kinh bị ảnh hưởng chỉ có định.

Đặc biệt đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, hạ canxi máu có thể dẫn đến tình trạng cơ thể kém phát triển về chiều cao, suy dinh dưỡng, nhuyễn xương…

Hạ canxi máu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về xương cũng như thần kinh của cả người lớn và trẻ nhỏ, vì vậy mọi người nên tìm hiểu về tình trạng này để biết và phòng tránh được, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

3. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh hạ canxi máu

16 câu hỏi thường gặp về bệnh hạ canxi máu

Khó thở, nhịp tim bất thường là trong những triệu chứng của người bị hạ canxi ở mức mặng. Ảnh minh họa.

Những người bị hạ canxi máu nhẹ thường không có triệu chứng. Các triệu chứng của hạ canxi máu phụ thuộc vào việc nó nhẹ hay nặng.

Các triệu chứng của hạ canxi máu nhẹ có thể bao gồm:

  • Chuột rút cơ bắp, đặc biệt là ở lưng và chân.
  • Da khô, bong vảy.
  • Móng tay dễ gãy.
  • Tóc thô hơn mức bình thường.

Nếu không được điều trị, tình trạng hạ canxi máu theo thời gian có thể gây ra các triệu chứng thần kinh (ảnh hưởng đến hệ thần kinh) hoặc tâm lý (ảnh hưởng đến tâm trí), bao gồm:

  • Lú lẫn.
  • Vấn đề về trí nhớ.
  • Khó chịu hoặc bồn chồn.
  • Trầm cảm.
  • Ảo giác.

Hạ canxi máu nặng (lượng canxi trong máu rất thấp) có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay và/hoặc bàn chân.
  • Đau cơ.
  • Co thắt cơ ở cổ họng gây khó thở (co thắt thanh quản).
  • Cứng và co thắt cơ bắp (tetany).
  • Co giật.
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
  • Suy tim sung huyết.

Hạ canxi máu ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có các dấu hiệu không chịu bú, quấy khóc, khó chịu, hay ngủ gà gật, biếng ăn hơn. Giống với người lớn, trẻ em cũng có những phản xạ gân xương và co rút cơ.

4. Nguyên nhân gây ra hạ canxi máu

16 câu hỏi thường gặp về bệnh hạ canxi máu

Tuyến cận giáp có vai trò điều hòa lượng canxi trong cơ thể người, suy tuyến cận giáp hoặc những bệnh lý liên quan đến tuyến này đều gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Ngoài ra những nguyên nhân sau cũng có thể gây ra tình trạng hạ canxi trong máu:

  • Nồng độ phốt pho trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng hạ canxi máu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận.
  • Người nghiện rượu, thuốc lá nặng.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ăn thiếu nhóm thực phẩm chứa canxi và vitamin D.
  • Nồng độ albumin máu, magie máu thấp.
  • Nồng độ vitamin D thấp.
  • Viêm tụy.
  • Cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Người sau phẫu thuật cũng có nguy cơ hạ canxi máu.

5. Làm thế nào để phòng tránh hạ canxi máu?

16 câu hỏi thường gặp về bệnh hạ canxi máu

Người bệnh hạ canxi máu nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D vào trong chế độ ăn uống.

Hạ canxi máu có thể phòng tránh được nếu bạn thực hiện đủ những biện pháp như sau:

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào trong chế độ ăn uống, có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung canxi, vitamin D. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D như phô mai, hạnh nhân, các loại hạt, đậu, sữa chua, tôm, cá hồi, hàu, cá ngừ đóng hộp…

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, chơi một số môn thể thao tốt cho xương như đi bộ, bơi lội, bóng rổ.

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, tuy nhiên bạn nên lưu ý phơi nắng trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều, tránh phơi hai khung giờ này vì tia cực tím sẽ ảnh hưởng không tốt đến da. Ngoài ra nếu đang bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Nên bỏ hút thuốc vì hút thuốc là nguyên nhân gây mất canxi, người nghiện thuốc thường đào thải nhiều canxi ra ngoài bằng đường nước tiểu hơn so với người bình thường.

6. Khi nào nên lo lắng về tình trạng hạ canxi máu?

Hạ canxi máu nặng được xác định bằng nồng độ canxi huyết thanh <1,9 mmol/L (7,6 mg/dL), thường được coi là trường hợp khẩn cấp vì có nguy cơ rối loạn nhịp tim hoặc co giật đe dọa tính mạng.

7. Những ảnh hưởng lâu dài của hạ canxi máu là gì?

Theo thời gian, việc bổ sung quá ít canxi có thể gây ra chứng loãng xương, giảm mật độ khoáng chất trong xương. Điều này có thể dẫn đến chứng loãng xương, khiến xương mỏng đi và dễ bị gãy xương, cũng như gây đau đớn và các vấn đề về tư thế.

8. Mức canxi đáng báo động là gì?

Những xét nghiệm này cho phép các bác sĩ phát hiện sớm mức canxi cao bất thường. Mức canxi trong máu sau đây cho thấy các mức độ chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng khác nhau của chứng tăng canxi máu: Tăng canxi máu nhẹ: 10,5 đến 11,9 miligam mỗi deciliter (mg/dL). Tăng canxi máu vừa phải: 12,0 đến 13,9 mg/dL.

9. Bệnh nhân hạ canxi máu nên tránh những gì?

Bệnh nhân hạ canxi máu không ăn mặn. Muối làm cơ thể mất canxi. Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đang dùng. Điều này bao gồm các chế phẩm thảo dược và các chất bổ sung chế độ ăn uống khác.

10. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng?

16 câu hỏi thường gặp về bệnh hạ canxi máu

Người bị hạ canxi máu mạn tính được điều trị bằng bổ sung canxi và vitamin D đường uống.

Việc kiểm soát tình trạng hạ canxi máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ở những bệnh nhân bị hạ canxi máu có triệu chứng cấp tính, canxi gluconate tiêm tĩnh mạch (IV) là liệu pháp ưu tiên, trong khi hạ canxi máu mạn tính được điều trị bằng bổ sung canxi và vitamin D đường uống.

11. Làm thế nào để điều trị hạ canxi máu ngay lập tức?

Hạ canxi máu cấp tính có thể đe dọa tính mạng và cần điều trị. Trong những trường hợp nặng, canxi tiêm tĩnh mạch là phương pháp điều trị ban đầu chính nhưng điều cần thiết là xác định nguyên nhân cơ bản và bắt đầu điều trị cụ thể càng sớm càng tốt.

12. Làm thế nào để chẩn đoán hạ canxi máu?

Phương pháp chẩn đoán hạ canxi máu bao gồm việc xác nhận, bằng cách đo lặp lại, sự hiện diện của hạ canxi máu và phân biệt giữa các nguyên nhân tiềm ẩn. Chẩn đoán có thể rõ ràng dựa trên bệnh sử của bệnh nhân; ví dụ bao gồm bệnh thận mạn tính và suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật.

13. Hormone nào ngăn ngừa hạ canxi máu?

Hormone tuyến cận giáp (PTH) là loại hormone mà tuyến cận giáp của bạn tiết ra để kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Nó cũng kiểm soát mức độ phốt pho và vitamin D. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến cận giáp, nó có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến nồng độ canxi trong máu bất thường.

14. Bao lâu người bệnh hạ canxi máu cần phải thực hiện các xét nghiệm?

Sau khi ổn định lượng canxi trong cơ thể, thông thường người bệnh sẽ phải kiểm tra lượng canxi trong huyết thanh mỗi tháng một lần. Trường hợp gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc triệu chứng nào liên quan đến việc giảm hoặc tăng lượng canxi nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Hỏi ý kiến bác sĩ về tần suất thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu.

15. Tại sao vẫn có triệu chứng hạ canxi máu khi xét nghiệm máu bình thường?

Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp có lượng canxi điều chỉnh bình thường nhưng vẫn có các triệu chứng hạ canxi máu mạn tính có thể có mức canxi i-on hóa thấp. Hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra magie, phốt pho, kali hoặc bảng điện giải vì những chất hóa học đó có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngay cả khi lượng canxi ở mức mong đợi.

16. Tại sao người bệnh hạ canxi máu do suy tuyến giáp cần khám thường xuyên?

Bệnh suy giáp có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đầy đủ. Điều rất quan trọng là người bệnh phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Tần suất khám của người bệnh do bác sĩ chỉ định và tùy thuộc vào mức độ ổn định của tình trạng sức khỏe.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/16-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-ha-canxi-mau-169240322162905844.htm


02/Apr/2024

Tại thời điểm chẩn đoán đái tháo đường típ 2, các nghiên cứu ghi nhận trong 20 bệnh nhân sẽ có 2 người có biến chứng về mắt hoặc thận, 1 người có biến chứng về tim hoặc mạch máu. Các biến chứng này xuất hiện nhiều và nặng hơn nếu phát hiện trễ và kiểm soát bệnh kém.

Tại thời điểm chẩn đoán đái tháo đường típ 2, các nghiên cứu ghi nhận trong 20 bệnh nhân sẽ có 2 người có biến chứng về mắt hoặc thận, 1 người có biến chứng về tim hoặc mạch máu. Các biến chứng này xuất hiện nhiều và nặng hơn nếu phát hiện trễ và kiểm soát bệnh kém.

  1. a) Bệnh võng mạc

Đây là một biến chứng diễn tiến âm thầm với kết cục dẫn đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và cuối cùng là giảm/mất thị lực. Hiện chỉ có thể phát hiện biến chứng tại mắt của bệnh đái tháo đường thông qua thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc này nên được thực hiện mỗi 1 đến 2 năm một lần và thường xuyên hơn nếu có các bất thường.

Ngoài điều trị kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát về mỡ máu và huyết áp cũng giúp giảm tiến triển bệnh. Các điều trị chuyên sâu sẽ được chỉ định tùy trường hợp cụ thể.

  1. b) Bệnh thận

Ngoài xét nghiệm chỉ số Creatinine máu để đánh giá chức năng của thận, các bác sĩ còn sử dụng chỉ số đạm trong mẫu nước tiểu để theo dõi bệnh. Các xét nghiệm này được kiểm tra định kì mỗi năm 1 lần và các thuốc điều trị chuyên biệt có thể được các bác sĩ kê đơn nhằm giảm tiến triển bệnh.

Thông thường, việc kiểm soát biến chứng thận cần kết hợp với cả kiểm soát huyết áp.

  1. c) Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp chỉ có trên những bệnh nhân mắc đái tháo đường. Để tầm soát tăng huyết áp có thể đo huyết áp tại nhà hoặc mỗi khi đi khám. Mức huyết áp từ 130/80 mmHg trở lên cần được đánh giá bởi bác sĩ và xem xét về việc điều trị bằng thuốc.

Ngoài tăng huyết áp, các bệnh lý về mạch máu như xơ vữa mạch vành tim, mạch máu nhỏ ở chi có thể được phát hiện và đánh giá bằng siêu âm tim, siêu âm mạch máu. Trong đó, phương pháp điều trị và dự phòng hiệu quả chỉ có là kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, giảm cân và ngừng hút thuốc lá.

  1. d) Biến chứng bàn chân đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là nhóm bệnh lý liên quan đến các biến chứng thần kinh – mạch máu tại chân của những bệnh nhân mắc bệnh. Đặc điểm của bệnh là diễn tiến chậm, với các triệu chứng không rõ ràng như tê mỏi, lạnh chân, giảm cảm giác của chân khi tiếp xúc với nước nóng, mang giày dép hoặc vớ. Đặc biệt khi có các vết chai, vết trầy xước, hoặc vết loét, chúng sẽ khó lành và có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Bệnh nhân có thể phát hiện sớm các biến chứng này bằng cách lưu ý các dấu hiệu đã đề cập và đến khám khi có bất thường. Những trường hợp có bệnh lý, các bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc chân và điều trị thích hợp.

Nguồn: https://tytphuongnguyenthaibinh.medinet.gov.vn/chuyen-muc/tam-soat-va-phat-hien-som-cac-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-c11673-139147.aspx


25/Mar/2024

Béo phì, thừa cân là một trong các yếu tố chính dẫn đến bệnh đái tháo đường cũng như thúc đẩy bệnh tiến triển.

Giảm cân để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Béo phì, thừa cân là một trong các yếu tố chính dẫn đến bệnh đái tháo đường cũng như thúc đẩy bệnh tiến triển. 

Người thừa cân, béo phì cần giảm 3-7% so với cân nặng ban đầu và duy trì ở ngưỡng này có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Với ngưỡng từ 10% trở lên, các lợi ích sẽ rõ ràng. 

Việc thay đổi chế độ ăn, tiết chế đường và vận động là cần thiết. Bên cạnh đó, một số liệu pháp sử dụng thuốc giảm cân hoặc phẫu thuật có thể được cân nhắc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần có chế độ theo dõi chặt chẽ.

*Lưu ý: Duy trì cân nặng với tốc độ giảm cân không quá 0,5 – 1,0 kg/tuần. 

Giảm cân để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

BSCKI. Trần Thị Ngọc Anh – Khoa Nội tiết, BV Nguyễn Tri Phương

Nguồn: https://tytphuongnguyenthaibinh.medinet.gov.vn/chuyen-muc/giam-can-de-kiem-soat-tot-benh-dai-thao-duong-c11673-143414.aspx


20/Mar/2024

Không hoặc cắt giảm thực phẩm có đường, tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ, hạn chế thịt đỏ là những cách đơn giản giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

8 mẹo ăn uống đơn giản ngăn nguy cơ mắc tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không đúng cách. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cũng có thể bị tác động bởi thực phẩm mà một người ăn vào, do đó các chuyên gia khuyến nghị cách ăn uống như sau có thể giúp ngăn ngừa bệnh:

Không sử dụng đồ uống có đường

Tiêu thụ nhiều đồ uống chứa đường làm gia tăng nhiều hiểm họa về sức khỏe và khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn. Hãy uống nước hoặc đồ uống có chất làm ngọt không đường.

Cắt giảm thực phẩm có đường

Mặc dù lượng đường ăn vào cao không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2, chúng có liên quan đến việc hấp thụ năng lượng (calo) cao hơn.

Nhiều loại thực phẩm nhiều đường như bánh quy, món tráng miệng, bánh ngọt và socola cũng chứa nhiều chất béo, làm tăng thêm hàm lượng năng lượng cao. Theo thời gian, năng lượng dư thừa có thể gây tăng cân, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt, hãy ăn trái cây để thay thế.

Ăn nhiều trái cây và rau quả

Nghiên cứu đã cho thấy ăn thêm một khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lên tới 10%. Hãy bổ sung táo, lê, việt quất, nho, cũng như các loại rau lá xanh như bông cải xanh, rau bina, bắp cải và cải xoăn, vào chế độ ăn uống.

Đưa các loại đậu vào thực đơn

Theo nghiên cứu, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh làm lượng đường trong máu không tăng nhiều sau khi ăn.

Điều này rất quan trọng vì các nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng đường huyết sau bữa ăn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn nhiều đậu có thể giúp cải thiện cảm giác no, từ đó giúp chúng ta kiểm soát cân nặng.

Ăn những loại carbs lành mạnh hơn

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tiểu đường. Ví dụ, những người trưởng thành có lượng tiêu thụ carbs cao chỉ có có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 29% so với những người có lượng tiêu thụ thấp chỉ có.

Ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt và bánh mì, gạo lứt, mầm lúa mì và bột yến mạch đặc biệt khiến nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn so với các carbs tinh chế như bánh mì trắng và mì ống. Ăn nhiều gạo trắng cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, trong khi gạo lứt dường như có tác dụng chống lại bệnh.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy ăn nhiều khoai tây có thể liên quan đến bệnh này, mặc dù cách nấu, chẳng hạn như chiên, có thể có nhiều tác động hơn bản thân khoai tây.

Ăn hạnh nhân

Theo một nghiên cứu nhỏ về người Ấn Độ gốc Á ở giai đoạn tiền tiểu đường, việc thêm một vài nắm hạnh nhân vào chế độ ăn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trong nghiên cứu, những người tham gia ăn 20 g hạnh nhân 30 phút trước bữa sáng, bữa trưa và bữa tối mỗi ngày. Sau ba tháng, 23% số người tham gia có lượng đường trong máu đã trở lại bình thường, dẫn đến giảm cân và kích thước vòng eo.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kết hợp của các chất dinh dưỡng trong hạnh nhân, bao gồm chất xơ, protein và chất béo không bão hòa đơn, có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, và giảm cảm giác đói, giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ăn sữa chua mỗi ngày

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc đưa sữa chua vào thực đơn có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường. Ăn một khẩu phần mỗi ngày có thể giảm 18% nguy cơ mắc tình trạng này.

Cũng có bằng chứng cho thấy sữa chua giúp người ăn no lâu hơn, có lẽ vì nó giàu protein và điều này giúp kiểm soát cân nặng của chúng ta. Để giữ lượng đường bổ sung ở mức thấp, hãy chọn những loại sữa chua đơn giản và ăn kèm với trái cây để có vị ngọt.

Ăn một khẩu phần sữa chua mỗi ngày có thể giảm 18% nguy cơ mắc tiểu đường. Ảnh: Telegraph

Ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể khiến chúng ta dễ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trên người trưởng thành ở châu Âu cho thấy cứ tăng 50 g thịt đỏ và thịt chế biến sẵn khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên tới 12%. Trong khi đó, một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy những người ăn nhiều thịt đỏ chỉ có có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 38% so với những người ăn ít chỉ có. Những người ăn thịt chế biến sẵn nhiều chỉ có, như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích và các loại thịt đã qua xử lý khác nguy cơ tăng 60%.

Thay vì ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, hãy ăn các loại hạt hoặc cây họ đậu, như đậu phộng hoặc đậu Hà Lan, có thể giúp giảm 30% nguy cơ mắc tiểu đường

Nguồn: https://tytphuongnguyenthaibinh.medinet.gov.vn/chuyen-muc/8-meo-an-uong-don-gian-ngan-nguy-co-mac-tieu-duong-c11673-143463.aspx


18/Mar/2024

Khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bệnh dại thì việc điều trị chỉ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trước khi tử vong. Hiện chưa có phương pháp y học cổ truyền, bài thuốc dân gian nào có thể phòng và điều trị bệnh dại. Việc duy chỉ có phải làm đó là đến cơ sở y tể để được tiêm ngừa và xử trí vết thương đúng cách.

Những dấu hiệu của người bị bệnh dại là gì?

Người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp)

Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày.

Sợ nước (chứng sợ nước)

Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí

Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra

Tức giận, bứt rứt và trầm cảm

Tăng động

Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng

Khi phát bệnh dại, bệnh nhân được điều trị thế nào?

Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Bệnh nhân gần như tử vong sau vài ngày phát bệnh. Chúng ta hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.

Giữ bệnh nhân trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật. Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ để tránh vết cắn hoặc tiếp xúc với nước bọt có chứa vi rút dại.

Bệnh dại không thể được điều trị bằng các biện pháp dân gian?

Đã có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng các biện pháp y học cổ truyền, bài thuốc dân gian mà không tiêm ngừa.

Việc duy chỉ có phải làm khi bị chó mèo cắn, cào đó là đến cơ sở y tể để được tiêm ngừa và xử trí vết thương đúng cách. Đây là biện pháp duy chỉ có bảo vệ bạn trước bệnh dại.

Hoàn toàn đúng. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp y học cổ truyền hay bài thuốc dân gian nào chứng minh được sẽ chữa khỏi bệnh dại hiệu quả. Vì vậy, bạn phải tới ngay cơ sở y tế để được điểm tiêm ngừa và xử trí vết cắn. Nếu người bị chó cắn chỉ điều trị bằng thuốc Đông y/thuốc Nam thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh dại nếu vết cắn đó có chứa vi rút dại.

Tiêm vắc-xin phòng dại có an toàn không?

Có, vắc xin phòng bệnh dại là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Những lo lắng về vắc xin dại gây bệnh dại là không chính xác. Tất cả các loại vắc-xin dại cho người đều đã được bất hoạt cũng như trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như: hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Việc tiêm phòng bệnh dại không thể gây bệnh dại.

Những lo lắng, đồn thổi về vắc-xin phòng bệnh dại có thể khiến mất trí nhớ cũng không chính xác. Theo Bộ Y tế, hàng năm trung bình có khoảng 400.000 người đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn trong vòng 5 năm gần đây, không có phản ứng phụ nặng sau tiêm nào được ghi nhận.

Nếu bị chó mèo của nhà cắn thì có cần tiêm vắc xin không?

Cần, bạn cần đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm ngừa dù chó mèo cắn bạn vẫn đang được theo dõi tình hình sức khỏe. Ở những nước có tỉ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn chó, mèo thì cần bắt buộc phải tiến hành điều trị và theo dõi chó/mèo gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày.

Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, thì việc bạn tiêm vắc xin vẫn có ý nghĩa quan trọng. Vắc xin lúc này sẽ giúp bạn dự phòng trước phơi nhiễm, tức là sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng. Báo sức khỏe đời sống


18/Mar/2024

Bệnh dại rất nguy hiểm. Người nuôi chó mèo cần có trách nhiệm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chúng. Người bị cắn, cào không nên chủ quan dù vết thương chỉ trầy xước nhẹ.

Bệnh dại: Không thể chủ quan

Làm gì để phòng chống bệnh dại?

Theo quy định, người nuôi chó phải có trách nhiệm tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo hàng năm để bảo vệ chó, người nuôi, gia đình, bạn bè và cộng đồng khỏi bệnh dại. Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng chó và xuất trình trong thời gian tiêm phòng hàng năm.

Người nuôi không thả rông chó ngoài đường hay dắt chó ra ngoài mà không đeo rọ mõm và có dây xích kể cả khi chúng đã được tiêm phòng.

Cần lưu ý, vết thương được rửa và điều trị kịp thời sau khi bị cắn là một quyết định sống còn. Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.

Sau khi sơ cứu vết thương cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và tiêm ngừa. Việc chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin hoặc vắc xin cùng với huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm với nguy cơ tử vong là 100%. Không nên chủ quan khi bị động vật cắn dù chỉ trầy xước nhẹ. Vết thương cần được sơ cứu đúng cách và bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý đúng cách.

Thường mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó, mèo?

Thời gian ủ bệnh ở chó, mèo có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng. Khi chúng phát bệnh thì thời gian từ khi phát bệnh cho đến khi chết dao động từ 1 đến 7 ngày.

Chó dại có biểu hiện như thế nào?

Chó khi mắc bệnh dại có các biểu hiện đặc thù. Chúng sẽ có những sự thay đổi trong hành vi như:

· Cắn khi không bị trêu chọc

· Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay …

· Chạy mà không có lý do rõ rang

· Thay đổi trong âm thanh, ví dụ sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng

· Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép nhưng không sợ nước (chứng sợ nước).

· Thay đổi thói quen thường ngày hoặc chết.

Nếu bị chó, mèo đã tiêm vacxin phòng dại cắn thì có cần tiêm không?

Có. Ngay cả khi chó, mèo đó đã được tiêm phòng, người bị cắn vẫn phải tới các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ khám vết thương và tư vấn xem bạn có cần phải tiêm ngừa hay không. Chó, mèo đã được tiêm phòng là một yếu tố để hạn chế nguy cơ bị bệnh chứ không thể khẳng định hoàn toàn là chúng không bị bệnh dại. Do đó, bạn không được chủ quan.

Lịch tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo như thế nào?

Chó, mèo con thường có nguồn gốc các nhà nhân giống chó đáng tin cậy với chó cái đã được tiêm vắc xin phòng dại. Những con chó con này nhận kháng thể chống bệnh dại từ mẹ trong vòng 3 tháng đầu. Do đó, khuyến cáo nên tiêm phòng cho chó vào các thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng tuổi sau đó nhắc lại hàng năm. Phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con và chó trưởng thành trước khi tiêm phòng.

Nếu mang chó con bị bỏ rơi về nhà nuôi, quy trình tiêm phòng cũng giống như ở trên (tại thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng và nhắc lại hàng năm). Cách khác, lần tiêm phòng đầu tiên có thể tiến hành sớm hơn, vào thời điểm 2 tháng tuổi. Cần áp dụng các biện pháp dự phòng trong 3 tháng tuổi đầu.

Nếu mang chó trưởng thành bị bỏ rơi về nhà nuôi, lần tiêm chủng đầu tiên phải được tiến hành càng sớm càng tốt với sự tư vấn của bác sĩ thú y địa phương.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM có tổ chức tư vấn, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại tại các cơ sở: 699, Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5; 180, Lê Văn Sỹ, phường 10,quận Phú Nhuận; 957, 3 tháng 2, phường 7, quận 11.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.







Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ngô Mộng Hùng. Mọi hành vi sao chép hoặc sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý đều là trái pháp luật.

HOTLINE: 093 3001300