7 loại thực phẩm ‘kìm hãm’ cơ thể bạn hấp thụ canxi
SKĐS – Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể ‘kìm hãm’ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.
1. Cách bổ sung canxi an toàn chỉ có là thông qua thực phẩm
Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của xương. Mặc dù có thể uống bổ sung canxi nhưng cách an toàn và hiệu quả chỉ có vẫn là thông qua nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, chuyên khoa Dinh dưỡng, cách an toàn và hiệu quả chỉ có là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống. Để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như: rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống…
Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế uống cà phê, rượu, sử dụng nhiều muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi. Nếu chế độ ăn có quá nhiều protein so với nhu cầu khuyến nghị sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ thiếu canxi. Vì khẩu phần ăn có quá nhiều protein sẽ tăng đào thải canxi qua đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận…
2. Một số thực phẩm có thể cản trở khả năng hấp thụ canxi
2.1. Muối
Muối là loại gia vị chính có mặt trong hầu hết các món ăn. Muối được sử dụng nhiều trong các món kho, nướng và thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ hộp…
Chế độ ăn nhiều muối không chỉ gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến mức canxi vì khi muối được bài tiết ra khỏi cơ thể, nó sẽ kéo theo canxi. Điều này làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể.
2.2. Ăn quá nhiều protein
Protein rất quan trọng vì nó là thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào và các mô của cơ thể. Nếu chúng ta không ăn đủ protein sẽ xảy ra quá trình mất cơ, làm cơ teo lại hoặc yếu đi. Do đó, protein là nhóm chất không thể thiếu trong chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein hơn mức cơ thể cần, đặc biệt là ăn nhiều protein động vật có thể loại bỏ canxi khỏi xương và tăng bài tiết canxi. Về lâu dài là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cũng như có tác động tiêu cực đến sức khỏe của xương.
2.3. Rượu
Uống nhiều rượu không chỉ gây tổn thương gan, đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể mà còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng kích hoạt vitamin D của gan, cần thiết cho sự hấp thụ canxi.
2.4. Thiếu vitamin D
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và sức khỏe của xương. Do đó, nếu cơ thể bạn thiếu vitamin D sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi.
Để bổ sung vitamin D, bạn cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: hải sản, trứng, sữa… Ngoài ra nên chú ý tắm nắng thường xuyên để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin D qua da.
2.5. Thuốc lá
Ai cũng biết hút thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cao hơn. Vì hút thuốc cản trở sự hấp thụ canxi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương và có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương như gãy xương.
2.6. Caffeine
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê, cacao… Nếu bạn tiêu thụ lượng vừa phải cà phê, trà hoặc đồ uống có chứa caffeine sẽ giúp tăng cường năng lượng và tỉnh táo. Tuy nhiên, uống nhiều caffeine có khả năng tàn phá mức canxi trong cơ thể.
2.7. Thực phẩm giàu oxalat
Mặc dù có trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng cao như cải xoăn, rau bina, củ cải đường, đại hoàng và quả mọng, nhưng bản thân oxalat có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, vì nó liên kết với canxi và khiến cơ thể không thể hấp thụ được.
Một số loại rau như rau bina có nhiều oxalat. Mặc dù rau bina rất giàu canxi nhưng nó không được hấp thụ tốt như các loại rau xanh giàu canxi khác có ít oxalat như cải xoăn và rau cải xanh.
Rau bina rất giàu canxi nhưng nó chứa oxalat ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.
Để cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi đúng cách, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin và khoáng chất như: vitamin D, C, K, E, magiê… Đặc biệt là vitamin D giúp điều hòa hàm lượng canxi trong máu và xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Nên cân đối nguồn thực phẩm giàu canxi từ nguồn gốc động vật và thực vật. Không nên ăn chủ yếu canxi có nguồn gốc động vật vì nguồn canxi từ thực vật như rau lá xanh cũng được cơ thể hấp thu rất tốt.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/7-loai-thuc-pham-kim-ham-co-the-ban-hap-thu-canxi-169230322170620945.htm